Thời trang đường phố vui nhộn của fashionista
Trang phục, phụ kiện mang họa tiết, hình vẽ vui tươi làm điểm nhấn cho street style.
Bên lề các Tuần lễ thời trang năm nay, nhiều khách mời chọn cho mình váy áo, phụ kiện sặc sỡ với những họa tiết ngộ nghĩnh để làm nổi bật phong cách.
Style này được gọi là Quirky Chic, sử dụng hình họa vui tươi, giúp các chủ nhân ấn tượng mà trẻ trung trên phố.
Fashionista kết hợp áo oversized cùng balo, giày màu nổi và bông tai độc đáo, khuấy động đường phố châu Âu.
Các món đồ gam hồng fuchsia hiệu Moschino khiến nàng trở nên ngọt ngào, nhí nhảnh như búp bê Barbie.
Thiết kế họa tiết gà trống mang lại nét sinh động cho người mặc.
Những trái tim đa sắc điểm xuyết khắp bộ đầm làm fashionista gây chú ý khi đến dự một show thời trang.
Video đang HOT
Quý cô diện style đầy màu sắc với chiếc đầm maxi pha trộn đủ loại họa tiết.
Mặc gam trắng thanh lịch, cô gái dùng clutch tranh vẽ mix kính và giày ton-sur-ton.
Nét phóng khoáng, cá tính của nàng fashionista khi sử dụng váy và phụ kiện mang nhiều mô típ họa tiết khác nhau.
Họa tiết và ví cầm tay hình gấu đáng yêu.
Những chú cá “bơi lội” trên áo.
Giày cut-out điểm chấm bi nhiều màu, nhấn nhá cho phong cách.
Túi xách tay mini nhỏ xinh được đính chùm hoa quả đậm hơi thở mùa hè.
Túi dễ thương, mô phỏng khuôn mặt của phái đẹp.
Lana
Theo Ngoisao.net
Tuần lễ thời trang: 'gà đẻ trứng vàng' của làng mốt quốc tế
Theo Racked, mỗi năm New York Fashion Week thu về gần 900 triệu USD chỉ trong 2 mùa diễn. Đây là lý do giúp tuần lễ thời trang ngày càng phổ biến và được ưu ái trên khắp thế giới.
Fashion week (FW) là 1 trong những sự kiện quan trọng của ngành công nghiệp thời trang quốc tế. Tại các kinh đô thời trang lớn như New York, London, Milan và Paris, FW (tuần lễ thời trang) được tổ chức định kỳ 2 lần trong năm. Từ tháng 1 đến tháng 3 là thời điểm giới thiệu các bộ sưu tập thu/đông. Trong khi đó, các nhà thiết kế sẽ trình diễn bộ sưu tập xuân/ hè vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11.
Thường mỗi mùa thời trang kéo dài khoảng 1 tuần. Đây là dịp để nhà thiết kế giới thiệu bộ sưu tập mới nhất của mình đến người mua. Đồng thời FW cũng giúp khách hàng và các biên tập viên tạp chí nắm bắt nhanh nhất sự thay đổi của các xu hướng mốt trong năm.
Fashion week được ví như giải Oscar của ngành thời trang quốc tế.
Trước đây, chỉ có 4 tuần lễ thời trang thường niên tổ chức định kỳ theo trình tự từ New York đến London, Milan và cuối cùng là Paris. Nhưng từ năm 2000, ngành thời trang đã chứng kiến sự "bùng nổ" của các tuần lễ mới với quy mô nhỏ hơn trên khắp thế giới. Có thể liệt kê hàng loạt thành phố cũng như quốc gia chính thức bước vào cuộc chơi FW đầy thú vị như Ấn Độ, Malaysia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hong Kong, Brazil, Đức, Mexico... Nhiều tuần lễ thời trang mới dần khẳng định được chỗ đứng bên cạnh 4 "ông lớn" (gồm New York, London, Milan và Paris), chẳng hạn như Rio De Janeiro FW (Brazil), Tokyo FW (Nhật Bản), Berlin FW (Đức)...
Bên cạnh đó, theo nhận xét của nhiều chuyên gia trên tờ Business of fashion, các tuần lễ thời trang hiện đại đã mang về nhiều lợi nhuận cộng thêm so với buổi đầu thành lập. Nếu New York FW được tổ chức từ năm 1945 nhằm tạo điều kiện giao thương tốt hơn cho các doanh nghiệp thời trang, thì ngày nay, Tuần lễ thời trang New York đã vượt quá giá trị này.
New York FW, cũng như các tuần lễ thời trang lớn nhỏ ở nhiều quốc gia, châu lục, trở thành một sự kiện kinh doanh giải trí. Thậm chí các fashion week còn có khả năng thu hút khách du lịch không kém những lễ hội văn hóa đình đám khác.
Fashion week ngày nay được xem như 1 lễ hội văn hóa đặc sắc đáng mong chờ nhất trong năm của cả làng thời trang lẫn các tín đồ ngoại đạo trên khắp hành tinh.
Racked, chuyên trang về văn hóa, thời trang của Hoa Kỳ cho biết, gộp chung 2 mùa diễn, mỗi năm New York FW thu về trên 887 triệu USD. Trong đó, có hơn 547 triệu USD đến từ chi tiêu trực tiếp của khách hàng vào việc lưu trú, ăn uống và đi lại trong suốt tuần lễ thời trang. Điều này cho thấy sức tác động mạnh mẽ từ fashion week đến nền kinh tế khu vực theo chiều rộng.
Những nhân sự hoạt động trong lĩnh vực thời trang cũng thu lợi từ sự kiện quốc tế nổi tiếng này. Theo CNBC, ngoài người mẫu và nhà thiết kế, khách hàng lẻ, fashion week còn là cơ hội tăng thu nhập cho nhiều lao động liên quan, chẳng hạn như các stylist, biên tập viên, chuyên viên truyền thông, blogger thời trang, chuyên gia trang điểm và làm tóc...
Theo tiết lộ của trang tin PayScale, thu nhập trung bình của mỗi stylist làm việc tại New York FW là 69,9 nghìn USD. Chuyên gia tạo kiểu tóc sẽ kiếm được khoảng 41,9 nghìn USD. Trong khi đó, mỗi chuyên gia trang điểm bỏ túi gần 61,6 nghìn USD và nhiếp ảnh gia là 58,9 nghìn USD.
Blogger thời trang cũng có nhiều cơ hội tăng thu nhập tại các fashion week. Mức thù lao dao động từ 3.000 USD đến 10.000 USD cho mỗi lần xuất hiện ở hàng ghế đầu.
Chính vì doanh thu khổng lồ này mà fashion week đang được ví như "gà đẻ trứng vàng" của ngành công nghiệp thời trang thế giới. Điều này lý giải vì sao ngày càng có nhiều quốc gia quan tâm hơn đến việc tổ chức tuần lễ thời trang. The New York Times vào năm 2006 đã dẫn lời Thứ trưởng Bộ Du lịch Malaysia, ông Datuk Donald Lim Siang Chai, cho rằng đất nước ông đã sẵn sàng tổ chức FW: "Trên toàn cầu, ngành công nghiệp thời trang đã chứng minh khả năng hút khách du lịch cực lớn. Và vì thế Malaysia không nên bỏ lỡ cơ hội này".
Thực tế lợi nhuận mà FW mang lại cho ngành công nghiệp thời trang, cũng như với nền kinh tế New Zealand đã chứng minh nhận định của Thứ trưởng Lim Siang Chai là rất sáng suốt và sâu sắc. Tổ chức lần đầu vào năm 2001, Tuần lễ thời trang New Zealand diễn ra tại thành phố Auckland đã tác động lớn đến cả ngành du lịch lẫn kinh tế quốc gia.Một báo cáo kinh tế thực hiện vào năm 2004 cho thấy FW còn "non trẻ" này đã mang về cho New Zealand 21,6 triệu USD, cùng nhiều hợp đồng giá trị cho các nhà thiết kế bản địa. Đặc biệt hơn, sự kiện này nhanh chóng trở thành động lực thúc đẩy nền công nghiệp thời trang New Zealand phát triển. Maphihi Opaim, Giám đốc Quỹ công nghiệp thời trang phi lợi nhuận New Zealand cho biết: "Khả năng cạnh tranh sáng tạo trên toàn cầu như ngành thời thời trang là rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế New Zealand. Ngoài việc mang lại tốc độ tăng trưởng đáng khích lệ, fashion week còn giúp người dân tự hào và hãnh diện hơn khi nhìn thấy các thiết kế mang đậm dấu ấn dân tộc được trình diễn trước du khách nước ngoài, và sau đó "xuất ngoại" ra thị trường quốc tế".
Nhờ fashion week mà ngành công nghiệp thời trang Ấn Độ dần trở nên hiện đại và năng động hơn để nhanh chóng hòa nhập thị trường quốc tế.
Cũng như New Zealand, Ấn Độ đã và đang "ăn mừng" cho những thay đổi kinh tế mà fashion week đem lại. Tuần lễ thời trang Lifestyle được tổ chức tại New Delhi vào đầu tháng 9 năm 2006 đã thu hút khoảng 160 người mua, trong đó có 70 khách quốc tế. Kinh doanh thời trang tại Ấn Độ có trị giá khoảng 50 triệu USD, và tăng đến 11% mỗi năm. Các nhà thiết kế nước này đã bắt đầu chủ trọng đến quần áo may sẵn sau nhiều năm trung thành với các thiết kế váy cưới xa hoa.
Ruchi Sharma, Giám đốc sự kiện Hội đồng thiết kế thời trang Ấn Độ đánh giá cao tác động của ngành công nghiệp này đến văn hóa và kinh tế đất nước. "Thời trang góp phần mang đến thu nhập đáng kể, tạo việc làm cho người dân và doanh nghiệp trong nước. Không những vậy, nó còn giúp giữ gìn nghề may thêu truyền thống. Từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh giữa các sản phẩm may mặc Ấn Độ với các đối thủ quốc tế". Theo Ruchi, các tuần lễ thời trang đã thực sự tạo nên làn sóng lan tỏa trong ngành công nghiệp may mặc nước nhà. "FW tác động lên nhu cầu thành lập các trung tâm thiết kế. Nhờ đó tạo điều kiện cho ngành thiết kế thời trang trong nước phát triển tốt hơn".
Tokyo FW nhanh chóng trở thành 1 sự kiện đáng mong đợi không chỉ trong làng thời trang Nhật Bản mà còn với các tín đồ và khách du lịch nước ngoài, một phần nhờ vào street style độc lạ của dàn khách mời phong cách.
"Con gà đẻ trứng vàng" của làng mốt châu Âu và châu Mỹ đang bành trướng sức ảnh hưởng tại các quốc gia châu Á. Trung Quốc, Hong Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Ấn Độ... đã tổ chức thành công các tuần lễ thời trang định kỳ hàng năm của mình. Mới đây nhất Việt Nam cũng đã có một tuần lễ thời trang quốc tế đầu tiên. Vietnam International Fashion Week (VIFW) 2014 quy tụ được nhiều nhà thiết kế hàng đầu của các hiệp hội thời trang uy tín trong và ngoài nước như Pháp, Ý...
Bà Sally Bain, nhà phân tích hoạt động kinh doanh lẻ tại London, đánh giá tích cực lợi ích thu được từ thời đại các FW tầm cỡ quốc gia, châu lục. Theo bà, FW quy mô nhỏ đã tạo bàn đạp vững chắc cho nhiều nhà thiết kế mới phát triển sự nghiệp. Đồng thời, Sally cũng nhấn mạnh lợi ích của khách hàng bên cạnh lợi nhuận kinh doanh mà nhà thiết kế gặt hái được qua mỗi kỳ FW. Đó chính là người mua ngày càng có nhiều lựa chọn giữa hàng loạt thương hiệu từ cao cấp đến bình dân, với đa dạng xu hướng, chất liệu và đặc biệt là giá cả. Chuyên gia về ngành thời trang này còn không ngại khẳng định: "ai cũng có lợi" khi tham gia tuần lễ thời trang, dù ở bất kỳ quốc gia nào.
Mi Quỳnh
Tổng hợp
Phong cách của mỹ nhân sành điệu nhất Thái Lan Chompoo Araya là nghệ sĩ được các thương hiệu lớn ưu ái, thường xuất hiện tại tuần lễ thời trang hay các sự kiện thảm đỏ quốc tế. Chompoo Araya (tên thật Araya Alberta Hargate) là một trong số ít nghệ sĩ châu Á làm khách mời Tuần thời trang cao cấp Paris Thu Đông 2015 vừa diễn ra ở Pháp. Tại show...