Thời trang bền vững – những chiếc áo bận 100 ngày không cần giặt
Để dần hạn chế những tác hại không tốt với môi trường từ dệt may – ngành gây ô nhiễm môi trường thứ hai thế giới, các thương hiệu bắt đầu giới thiệu những trang phục từ thiên nhiên hay quần áo không cần giặt.
Phải mất khoảng 2.700 lít nước, tương đương lượng nước một người uống trong 3 năm, để làm ra một chiếc áo thun. Mỗi năm, ngành công nghiệp thời trang xài đến 93 tỷ mét khối nước, số lượng đủ cho 5 triệu người dùng. Nửa tấn hạt vi nhựa tổng hợp có trong sợi vải đã trôi ra đại dương hằng năm, sau quá trình giặt quần áo. Đó là những con số giật mình, khẳng định điều nhiều người đã biết: dệt may là ngành gây ô nhiễm môi trường thứ hai thế giới, chỉ sau dầu mỏ.
Gạt đi nỗi lo giặt giũ?
Pablo Isla – Giám đốc điều hành hãng Zara, trực thuộc Công ty Inditex – vừa tuyên bố về kế hoạch sản xuất xanh của hãng. Đây là hành động cụ thể nhất của “ông lớn” thời trang này trong việc thực hiện cam kết hạn chế sản xuất gây tác hại đến môi trường. Theo đó, cuối năm nay, danh mục Join Life – những sản phẩm thân thiện với môi trường của Zara – sẽ chiếm 20% tổng lượng hàng cung ứng.
Năm 2020, hãng sẽ không dùng hóa chất độc hại, những sợi vải có nguồn gốc từ rừng già, bao bì nhựa xài một lần và cam kết đến năm 2025 sẽ sử dụng 100% sợi cotton, linen bền vững, 100% sợi polyester tái chế được. Mục tiêu “xanh” còn hướng tới việc các cửa hàng trưng bày sẽ sử dụng những thiết bị điện ít gây ô nhiễm môi trường nhất, đảm bảo nguồn năng lượng tái sử dụng đạt 80% ở các cửa hàng, lắp đặt những thùng tặng đồ cũ tại tất cả điểm bán hàng.
Đưa ra cột mốc thời gian cụ thể cho hành động bảo vệ môi trường cũng là cách làm của thương hiệu thời trang Stella McCartney. Nhà thiết kế Stella McCartney cam kết, đến năm 2020, sẽ loại bỏ hoàn toàn việc dùng nguyên liệu ni-lông truyền thống và đến năm 2025 sẽ không còn dùng polyester.
Hãng sản xuất đồ dùng thể thao lớn thứ hai thế giới của Đức – Adidas đặt mục tiêu đến năm 2024 chỉ sử dụng vải sợi polyester tái chế chứ không dùng sợi polyester thô, dù giá sợi polyester tái chế cao hơn 10-20% so với nguyên liệu thô.
Một cách làm nữa để bảo vệ môi trường mà các hãng thời trang đang theo đuổi là dùng các loại nguyên vật liệu giúp quần áo không cần giặt thường xuyên vẫn sạch. Thương hiệu Pangaia năm ngoái tung ra áo thun len giá 85 USD, dệt bằng sợi rong biển, được xử lý bằng dầu bạc hà để khử mùi, khiến áo luôn thơm tho sạch sẽ giữa hai lần giặt, giúp tiết kiệm khoảng 3.000 lít nước so với những áo thun thông thường khác. Tài tử Jaden Smith – con trai diễn viên Will Smith hay ca sĩ Justin Bieber là fan của dòng áo này.
Tất cả sản phẩm của thương hiệu thời trang Wool & Prince cũng không cần giặt thường xuyên, có thể mặc 100 ngày liên tục. Một nhãn hàng thời trang khác cũng có sản phẩm không cần giặt là Unbound Merino. Bớt giặt giũ, tiết kiệm nước cũng là lời kêu gọi của nhà thiết kế Stella McCartney, giám đốc điều hành thương hiệu quần jeans nổi tiếng Levi’s Chip Bergh. Cả hai đều cho rằng, một số loại trang phục không cần giặt, như quần jeans – chỉ cần phủi bụi là đủ.
Áo thun nữ của Unbound Merino có thể mặc cả trăm ngày mà không cần giặt.
Video đang HOT
Nói dễ làm khó
Cuộc đua hướng đến thời trang sinh thái, thời trang bền vững bắt đầu tăng nhiệt trong thời gian qua, vì không hãng nào có thể nhắm mắt làm ngơ mãi trước việc môi trường ngày càng bị họ làm ô nhiễm, khiến khách hàng bất bình và dần quay lưng. Những sản phẩm thời trang “mì ăn liền” thường dùng 60% vật liệu sợi tổng hợp như ni-lông, polyester và acrylic, vì chúng có tính bền, mềm, nhẹ và rẻ. Rất tiếc, chúng không hề thân thiện với môi trường.
Anh là quốc gia châu Âu tiêu thụ thời trang nhanh nhiều nhất khi có khoảng 300.000 tấn quần áo bị vứt như rác hoặc bị tiêu hủy hằng năm. Theo tính toán của các nhà khoa học, mỗi ký quần áo cũ bị tiêu hủy sẽ thải ra môi trường 3,6kg chất khí gây hiệu ứng nhà kính.
Trước thực trạng trên, đầu năm nay, một nhóm nghị sĩ Anh thuộc nhiều đảng phái đã đề xuất đánh thuế thời trang nhanh, để buộc các nhãn hiệu thời trang và nhà bán lẻ ý thức trách nhiệm về sản phẩm của mình. Tuy nhiên, đề xuất trên đã không được chấp thuận.
Giá rẻ là lợi thế lớn nhất của thời trang nhanh. Chỉ cần bỏ ra 4,99 euro, bằng giá một ly cà phê, khách hàng đã có thể mua được một chiếc quần jeans hoặc áo thun của hãng Pull & Bear và chỉ mất 9,99 euro – tương đương một chiếc bánh pizza – là đã có món đồ tương tự của hãng Zara. Mẫu mã được cập nhật liên tục cũng là thế mạnh của thời trang nhanh. Trung bình, Zara tung ra 500 mẫu mới/tuần, 20.000 mẫu/năm.
Đặc tính của thời trang là luôn thay đổi, nên để hướng tới thời trang bền vững là chuyện khá khó. Cốt lõi vấn đề không nằm ở chỗ nguyên vật liệu làm ra xanh, sạch đến đâu mà nằm ở nhu cầu tiêu thụ. Một khi người dùng vẫn còn xài hoang thì môi trường vẫn bị ảnh hưởng. Giảm lượng quần áo sản xuất mới chính là giải pháp bền vững.
Quang Huy
Theo phunuonline.com.vn
Thời trang trẻ em xa xỉ mở ra cơ hội kinh doanh mới
Làn sóng thời trang trẻ em xa xỉ đang làm khuấy động ngành công nghiệp thời trang trong thời đại "kidfluencer", mở ra cơ hội kinh doanh mới cho các thương hiệu
Ảnh: Baby Dior
Khi tôi còn nhỏ, tôi nhớ mình cũng thèm mặc những chiếc váy lung linh trên mannequin trong cửa hàng cao cấp. Nhưng mẹ tôi không đồng ý. Mẹ giải thích, "Con lớn nhanh lắm. Sẽ rất phí phạm nếu con chỉ mặc được trong vài tháng hay một năm trước khi phải mua đồ mới". Tuy nhiên, có vẻ giới fashionista bây giờ không đồng suy nghĩ với mẹ tôi.
Thời đại của "Kidfluencer"
Hình ảnh những bà mẹ nổi tiếng đi cạnh con mình xuất hiện nhan nhản trên truyền thông, mạng xã hội. Nào Beyoncé và con gái Blue Ivy; Kim Kardashian và con gái North West; Victoria Beckham và những đứa con mang phong phạm người mẫu; và cả gia đình hoàng gia Anh Quốc, công nương Kate Middleton và Meghan Markle cùng các hoàng tử bé. Những bà mẹ nổi tiếng này khiến fan hâm mộ phát cuồng lên khi mặc trang phục đồng bộ với con mình - và các bộ trang phục của các bé cũng được soi mói không khác gì bộ cánh của mẹ.
Trào lưu này đã mang lại sự phát triển vượt bậc cho ngành công nghiệp thời trang trẻ em toàn cầu.
Gia đình Beckham luôn khiến giới truyền thông và mạng xã hội dậy sóng khi xuất hiện cùng nhau
Beyoncé và con gái Blue Ivy mặc đồ đôi lên thảm đỏ ra mắt phim live action Lion King tại Los Angeles
Trào lưu thời trang trẻ em xa xỉ không mới...
Baby Dior ra đời năm 1967. Ralph Lauren Kids ra đời năm 1978. Sau năm 2000, một loạt các phiên bản nhí xuất hiện từ Burberry, Fendi, Givenchy, Gucci và Dolce & Gabbana.
Tuy nhiên, nó thực sự tăng trưởng vượt bậc trong thập kỷ vừa qua. Song song với sự ra đời của mạng xã hội.
Các thương hiệu Burberry và Dolce & Gabbana phiên bản mini
Ước tính, ngành công nghiệp này được định giá khoảng 200 tỷ đô-la Mỹ. Và thị phần này tăng trưởng từ 3 đến 4% một năm, cao hơn nhiều so với sự tăng trưởng của thời trang cho người lớn.
Đồng dạng với sự lan tỏa của ngành thời trang xa xỉ, thị trường châu Á - đặc biệt là Trung Quốc, Hồng Kông - là khu vực phát triển thời trang trẻ em xa xỉ mạnh mẽ nhất. Đặc biệt khi Trung Quốc đã kết thúc chính sách một con năm 2013. Các gia đình Trung Quốc khá giả cũng ưa chuộng sản phẩm cao cấp cho con em mình.
Đâu là cơ hội khi kinh doanh thời trang trẻ em cao cấp?
Câu trả lời: thời trang hữu cơ.
Lý do đầu tiên là vì làn da trẻ em đặc biệt non nớt. Giới thượng lưu luôn ưu tiên tìm đến những sản phẩm hữu cơ để bảo vệ sức khỏe con trẻ của họ. Một trong những thương hiệu cao cấp đang đi mạnh theo trào lưu này là Stella McCartney Kids.
Lý do thứ hai là vì trào lưu sống xanh, sạch đang dấy lên toàn cầu. Những bậc phụ huynh millenial, ngoài việc noi theo thần tượng của họ, cũng muốn chứng tỏ ý thức bảo vệ môi trường. Đăng tải hình ảnh con em họ mặc sản phẩm fast-fashion hoàn toàn không hợp hình tượng lối sống này.
Chính vì vậy, chúng ta sẽ thấy sự xuất hiện của cotton hữu cơ; lụa; cashmere và len tự nhiên trong những bộ sưu tập thời trang trẻ em xa xỉ.
Theo bazaarvietnam.vn
Điểm tin thời trang Tuần lễ thời trang London mở bán vé lần đầu tiên trong lịch sử Dù chưa công bố danh sách các thương hiệu sẽ tham gia Tuần lễ thời trang London 2019 nhưng Hội đồng Thời Trang Anh đã công bố mở bán vé mời với mức giá không hề rẻ. Cùng điểm lại những tin tức quan trọng trong ngành thời trang những ngày qua. TUẦN LỄ THỜI TRANG LONDON - KHÔNG CÒN LÀ ĐỘC QUYỀN...