Thời trang ấn tượng của các vị Giáo hoàng
Chiếc áo choàng nhung đỏ được diện với mũ nồi cùng tông màu, chiếc mũ miện nạm đá quý, hay thậm chí có Giáo hoàng còn đi giày Prada… Lịch sử cho thấy, nhiều vị Giáo hoàng rất am hiểu thời trang.
Giày lười màu đỏ son của Giáo hoàng Benedict XVI
Giáo hoàng Benedict XVI (tại vị: 2005-2013) có niềm yêu thích đối với những món đồ phụ kiện cổ điển. Ông là một trong những Giáo hoàng có phong cách thời trang ấn tượng nhất. Năm 2007, tạp chí Esquire đã tôn vinh ông là “Người sở hữu những món đồ phụ kiện đẹp nhất năm”.
Các tờ báo thường tỏ ra thông thạo các nhãn hiệu thời trang, họ bảo đôi giày này là của hãng Prada. Tòa thánh Vatican không muốn báo chí xây dựng hình ảnh một vị Giáo hoàng xa hoa, sành điệu nên thường xuyên phải đứng ra “thanh minh” rằng Giáo hoàng còn chẳng thể phân biệt giữa Gucci và Smoochi, rằng thực tế đôi giày này không phải của Prada mà là của Christ.
Mũ Sao Thổ của Giáo hoàng Benedict XVI
Đây là loại mũ rộng vành mà người ta hay gọi là mũ Sao Thổ vì liên tưởng tới vành đai bao quanh hành tinh. Các Đức Giáo hoàng rất ưa chuộng sử dụng mũ Sao Thổ vào mùa hè khi họ thuyết giáo trước các giáo dân ở Quảng trường Thánh Peter. Những chiếc mũ thường được làm bằng lông hải ly hoặc kết bằng rơm nhưng chưa có chiếc mũ Sao Thổ nào được đánh giá thời trang hơn chiếc mũ của Giáo hoàng Benedict XVI.
Lễ phục cầu vồng của Giáo hoàng John Paul II
Năm 1997, nhà thiết kế người Pháp Jean- Charles de Castelbajac đã thuyết phục thành công Giáo hoàng John Paul II (tại vị: 1978-2005) và hàng ngàn linh mục khác mặc những chiếc áo khoác lễ phục có họa tiết nhiều màu lấy ý tưởng từ cầu vồng nhân Ngày Tuổi trẻ Thế giới trong dịp Giáo hoàng tới thăm Paris. Cầu vồng vốn tượng trưng cho lời hứa của Chúa về sự hòa bình.
Áo choàng ngắn
Trong các dáng áo choàng dành cho Giáo hoàng, chiếc áo dài đến khuỷu tay được may bằng nhung đỏ được coi là đẹp nhất. Mẫu áo choàng như vậy đã xuất hiện từ thế kỷ 14 và rất được các Giáo hoàng ưa chuộng sử dụng cho tới tận hôm nay.
Mũ nồi của Giáo hoàng Benedict XVI
Video đang HOT
Còn gì hợp hơn với chiếc áo choàng nhung đỏ là chiếc mũ nồi cùng tông? Những chiếc mũ như thế này đã xuất hiện trong tủ đồ của Giáo hoàng từ thế kỷ 12, thời đó, mẫu mũ này được coi là rất thời thượng.
Giáo hoàng Benedcit XVI vốn thích sự cổ điển nên đã thử sử dụng một chiếc như thế trong buổi thuyết giáo trên Quảng trường Thánh Peter hồi năm 2005. Đáng tiếc cả giới thời trang và dân chúng đều không thích chiếc mũ này bởi Giáo hoàng trông như thể đang hóa thành ông già Noel. Kể từ đó, Giáo hoàng không dùng chiếc mũ này nữa.
Chia sẻ về sự cố hiếm hoi lần đó, Giáo hoàng giải thích: “Trời hôm đó khá lạnh mà tôi rất nhạy cảm với thời tiết. Tôi nghĩ: Mình có một chiếc mũ nồi trong tủ kia, hãy đội nó vào cho ấm. Tôi thực sự chỉ muốn xua đi cái lạnh”.
Nhẫn của Giáo hoàng Pius IX
Mỗi khi một vị Giáo hoàng mới lên ngôi, một chiếc nhẫn bằng vàng ròng sẽ được đúc mới, mặt nhẫn chạm khắc hình Thánh Peter đang ngồi trên thuyền và kéo chiếc lưới đánh cá. Trên mặt nhẫn còn khắc tên của vị Giáo hoàng mới. Mặt nhẫn cũng thường được dùng như con dấu riêng của Giáo hoàng đóng lên các văn bản chính thức. Giáo hoàng sẽ đeo chiếc nhẫn trên ngón tay giữa của bàn tay phải.
Chiếc nhẫn sẽ bị đập nát bằng một chiếc búa bạc vào cuối nhiệm kỳ của Giáo hoàng. Ngày nay, người ta có biện pháp nhẹ nhàng hơn, đó là chạm hình chữ thập lên mặt nhẫn và chiếc nhẫn đó coi như hết giá trị sử dụng về mặt pháp lý.
Thường Giáo hoàng sẽ chỉ đeo trên tay chiếc nhẫn quan trọng nhất nhưng Giáo hoàng Pius IX (tại vị: 1846-1878) thích đeo bộ nhẫn gắn đá của riêng mình hơn.
Mũ miện ba tầng của Giáo hoàng Pius VII
Món đồ quý giá nhất thuộc về Giáo hoàng là chiếc mũ miện được nạm vô số đá quý. Chiếc mũ miện 3 tầng là biểu tượng quyền uy và sự tôn quý của Đức Giáo hoàng trong suốt nhiều thế kỷ qua. Nó thường được làm bằng bạc và gắn hàng trăm viên đá quý lấp lánh. Một chiếc mũ như vậy có thể nặng tới 4,5 kg.
Chiếc mũ miện nặng nhất trong lịch sử được chế tác dưới thời Napoleon, dâng lên Giáo hoàng Pius VII (tại vị: 1800-1823), nặng tới 8 kg. Trong những cuộc gặp chính thức quan trọng, Giáo hoàng thường dùng chiếc mũ này.
Theo Dantri
Đội vệ binh "sặc sỡ" bảo vệ giáo hoàng
Đội vệ binh Thụy Sĩ bảo vệ giáo hoàng không dễ bị lẫn với những người khác bởi bộ đồng phục kẻ sọc nhiều màu sặc sỡ họ khoác lên mình. Để được mặc bộ đồng phục đó, họ phải đáp ứng nhiều điều kiện vô cùng khắt khe.
Các thành viên của đội vệ binhThụy Sĩ giơ tay chào khi các hồng y rời sảnh đường Paul V sau một cuộc họp của các hồng y tại Vatican.
Đội vệ binh Thụy Sĩ là các binh sĩ phục vụ như những vệ sĩ tại các cung điện châu Âu từ thế kỷ 15. Đội vệ binh giáo hoàng được thành lập năm 1506 và là đội vệ binh duy nhất của Thụy Sĩ còn tồn tại cho tới ngày nay.
Đội vệ binh Thụy Sĩ chịu trách nhiệm bảo vệ tính mạng cho giáo hoàng, bao gồm cả việc đảm bảo an ninh ra vào nơi ở chính thức của giáo hoàng và thành Vatican.
Họ phục vụ như lực lượng quân đội của thành Vatican, dù không chính thức.
Các vệ binh Thụy Sĩ nổi tiếng là dũng cảm và trung thành.
Để có thể được tuyển chọn vào đội vệ binh Thụy Sĩ, họ phải hội đủ nhiều yếu tố như là phải người Công giáo, nam giới độc thân có quốc tịch Thụy Sĩ và hoàn thành khóa huấn luyện cơ bản trong quân đội Thụy Sĩ.
Đội vệ binh giáo hoàng chỉ có quân số chỉ 100 người.
Bộ đồng phục của họ là bộ quân phục thời kỳ Phục hưng và được lấy cảm hứng từ các bức họa của Michelangelo và Raphael.
Bộ đồng phục kẻ sọc, màu sắc sặc sỡ khiến các vệ binh của giáo hoàng không lẫn với bất kỳ ai.
Một thành viên của đội vệ binh giơ tay chào khi Giáo hoàng Benedict XVI rời quảng trường St Peter trong buổi thuyết giảng cuối cùng hôm 27/2 trước khi ngài chính thức từ nhiệm một ngày sau đó.
Một vệ binh làm nhiệm vụ trong khi Giáo hoàng Benedict XVI có buổi thuyết giảng cuối cùng.
Một thành viên thuộc đội vệ binh Thuỵ Sĩ đóng cửa cung điện mùa hè Castel Gandolfo, nơi nghỉ ngơi của Giáo hoàng Benedict XVI sau khi từ nhiệm.
Sau khi Giáo hoàng Benedict XVI từ nhiệm, đội vệ binh Thuỵ Sĩ cũng chấm dứt nhiệm vụ bảo vệ ông và giao lại sứ mệnh này cho cảnh sát Vatican.
Một vệ binh làm nhiệm vụ bên ngoài thánh đường St Paul chỉ đường cho các nhà xơ.
Các cô gái chụp ảnh lưu niệm với một vệ binh tại cổng vào tòa thánh Vatican.
Theo Dantri
Doanh nghiệp tại Rome kiếm bộn tiền nhờ bầu Giáo hoàng Ngày(12/3), phiên mật nghị bầu Giáo hoàng tại Rome sẽ chính thức bắt đầu. Nhưng từ nhiều ngày qua nhiều doanh nghiệp tại Rome đã bất ngờ kinh doanh tốt hẳn lên nhờ lượng du khách tăng vọt. Thông thường dịp những tháng đầu năm là mùa thấp điểm đối với ngành du lịch tại thủ đô Rome của Italia. Vậy nhưng những...