Thời tiết thay đổi – Coi chừng bệnh khí phế thũng
Bệnh khí phế thũng là hậu quả của nhiều bệnh thuộc đường hô hấp mà chủ yếu là đường hô hấp dưới, dễ xuất hiện khi thời tiết đổi sang lạnh. Bệnh mang tính chất mạn tính, kéo dài và thường để lại hậu quả xấu khi đã có biến chứng.
Do đâu đưa đến bệnh khí phế thũng?
Bệnh khí phế thũng là bệnh mất hoặc hạn chế nhiều đến khả năng đàn hồi của phổi. Phổi bao gồm phế quản, phế quản trung bình, tiểu phế quản và tiểu phế quản tận cùng (có thể gọi là phế nang). Riêng tiểu phế quản tận cùng (phế nang) do cấu tạo không có tổ chức sụn như các phế quản khác chính vì vậy nếu bị căng, giãn liên tục, kéo dài thì rất dễ tạo thành các túi khí và khi đó được gọi là bệnh khí phế thũng. Người ta chia bệnh khí phế thũng thành 2 loại là khí phế thũng nguyên phát và khí phế thũng thứ phát. Nguyên nhân gây nên khí phế thũng rất đa dạng, nổi bật nhất là viêm phế quản mạn tính, kéo dài.
Người ta cũng thấy rằng bệnh khí phế thũng hay gặp ở người nghiện thuốc lá, thuốc lào. Bệnh hen suyễn mạn tính kéo dài nhiều năm là một nguyên nhân đáng kể làm căng giãn thường xuyên các thành phế quản, phế nang và cả hệ thống mao mạch của tổ chức phổi mà nhiều hậu quả xấu để lại cho phổi trong đó có bệnh khí phế thũng. Trong các bệnh về phổi thì bệnh lao phổi cũng là một trong những nguyên nhân đáng kể gây nên khí phế thũng. Người ta cũng đề cập đến bệnh khí phế thũng có thể do nghề nghiệp như một số nghệ sĩ thổi kèn, công nhân thổi bóng đèn thủy tinh hoặc những công nhân thường xuyên tiếp xúc với bụi của hầm lò.
Biểu hiện thường thấy của bệnh
Khó thở ra: đây là biểu hiện rõ nét nhất của bệnh khí phế thũng, nhất là lúc mang vác nặng, lên cầu thang hoặc làm việc nặng, quá sức, mệt mỏi và đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, nhất là mùa lạnh. Khó thở có thể tăng lên khi nằm hoặc đang mắc một bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp nào đó, nhất là nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm phế quản – phổi, áp xe phổi…).
Thiếu ôxy trường diễn: Người bị khí phế thũng thường bị giảm khả năng hoạt động thể lực vì rất mệt do thiếu oxy trường diễn, đặc biệt các trường hợp đã hoặc đang mắc bệnh hen. Người bệnh có biểu hiện môi tím (do thiếu ôxy), lồng ngực biến dạng (người ta gọi là lồng ngực có dạng hình thùng).
Trong trường hợp bệnh nặng có thể xuất hiện phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi (khi đã biến chứng). Các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết như X quang phổi, chụp CT, chụp cộng hưởng từ (MRI), đo chức năng hô hấp, xét nghiệm máu ngoại vi, xét nghiệm đờm, điện tim… giúp cho việc chẩn đoán bệnh chính xác hơn nhiều. Bệnh khí phế thũng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể để lại biến chứng nguy hiểm như tâm phế mạn, suy hô hấp, tràn khí màng phổi (do vỡ bóng khí) hoặc gây tắc nghẽn động mạch phổi.
Khó thở ra là biểu hiện rõ nét nhất của bệnh khí phế thũng.
Cách phòng bệnh khí phế thũng
Video đang HOT
Cần giữ ấm thân thể nhất là mùa lạnh, đặc biệt là ấm vùng cổ, ngực. Mùa lạnh cần tắm nước nóng và trong phòng kín, cần tắm nhanh, tắm xong phải lau khô người, sau đó mặc quần áo. Hằng ngày việc vệ sinh đường hô hấp trên là hết sức cần thiết như: họng, hầu, mũi, răng, miệng bằng hình thức súc họng, đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ buổi tối, nhỏ nước muối sinh lý vào mũi… Khi bị viêm đường hô hấp cần đi khám bệnh để được bác sĩ khám, cho đơn thuốc, tư vấn cẩn thận và điều trị dứt điểm, không để bệnh thành mạn tính, đặc biệt là các bệnh viêm phế quản, hen suyễn, lao phổi. Cần phải bỏ thuốc lá vì thuốc lá, thuốc lào là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Công nhân thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi như công nhân khai thác than đá, khói, bụi, công nhân vệ sinh môi trường và công nhân thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại cần được trang bị bảo hộ lao động.
Hằng ngày nên tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng nhất là các động tác thở làm tăng tính đàn hồi cho tổ chức phổi. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh khí phế thũng càng phải tập hít thở hàng ngày. Cần phải thực hiện triệt để tiêm vaccin phòng bệnh lao (vaccin BCG) cho trẻ sơ sinh và cả cho những người chưa có miễn dịch chống vi khuẩn lao. Nếu có điều kiện thì nên tiêm một số vaccin phòng bệnh viêm đường hô hấp như tiêm vaccin phòng bệnh do phế cầu, Hemopilus influenzae…
Theo PNO
Tác động ngoài, khỏe bên trong
Mát-xa tai, vùng quanh rốn, ngực... sẽ giúp tăng cường sức khỏe thận, phổi và sức khỏe toàn cơ thể.
Chăm sóc tai để dưỡng thận
Đông y rất coi trọng ngũ quan thất khiếu, coi những cơ quan này có liên hệ mật thiết với các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Trên thực tế, thận khai khiếu ở tai. Thuờng xuyên vuốt vành tai có thể mang lại tác dụng kiện thận tráng eo, dưỡng sinh kéo dài tuổi thọ.
Cách làm:
- Kéo dái tai. Đặt ngón cái và ngón trỏ của 2 bàn tay ở vành tai ngoài, nhẹ nhàng vuốt nhĩ bình và dái tai theo chiều kéo từ trong ra ngoài. Chú ý dùng lực vừa phải, tăng dần cho tới khi tai có cảm giác hơi đau. Mỗi ngày làm liên tục 3-5 phút.
- Vuốt vành tai. Dùng ngón trỏ và ngón cái vuốt nhẹ vành tai theo chiều từ trên xuống dưới nhiều lần cho tới khi tai có cảm giác nóng.
- Kéo đỉnh tai. Hai tay kẹp phần đỉnh nhọn ngoài vành tai, kéo, chà, vuốt, mát xa theo chiều từ dưới lên trên 15-10 lần cho đến khi toàn bộ phần tai trở nên nóng đỏ. Động tác này có tác dụng giảm đau, giúp trấn tĩnh, làm sáng mắt, tỉnh trí não.
Chăm sóc rốn ngăn ngừa táo bón
Đông y coi rốn là cửa khuyết của thần kinh, là khu vực quan trọng của phần eo trong việc dưỡng sinh. Việc mát-xa để kích thích, điều chỉnh vùng rốn rất có lợi cho phổi và thận, mang lại tác dụng an thần, tĩnh tâm, phòng bệnh...
Ngày thường, chúý mát-xa vùng rốn có thể mang lại tác dụng hỗ trợ rất tốt cho các chứng bệnh như xơ cứng động mạch, huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu, béo phì...
Cách chống táo bón và đánh tan bụng dưới: Đan 2 tay vào nhau, đặt lên trên rốn, hơi dùng lực ấn nhẹ quanh rốn theo chiều kim đồng hồ, đồng thời duy trì hô hấp tự nhiên.
Bụng dưới to cóthể do bạn ăn uống không chú ý, hoặc do thiếu luyện tập. Tốt nhất bạn nên rèn thói quen trong những lúc rảnh rỗi hoặc khi đi dạo dùng 2 tay thay nhau vỗ nhẹ với tần suất 1cái/phút vào bụng dưới liên tục trong 20 phút. Cách này sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất vùng bụng dưới.
Vùng ngực - Khỏe toàn diện
Trên cơ thể chúng ta phân bố rất nhiều "tuyến mạch" thuộc hệ thần kinh, mạch máu, và các tuyến hoóc môn...Có thể nói hệ miễn dịch của cơ thể người yếu hay khoẻ quyết định ở nồng độ hoóc môn tuyến ngực cao hay thấp.
Giúp giảm cân, tăng vòng 1 có lợi cho sức khoẻ:
- Cách mát-xa ngực thông thường cũng mang lại tác dụng kích thích tuyến hoóc-môn ngực. Đặt tay lên phần trên 2 bên ngực, ngón tay quay xuống dưới, dùng lực vừa phải mát xa từ vùng ngực xuống phần bụng khoảng 50 lần.
- Sau đó dùng bàn tay mát-xa vùng giữa ngực khoảng 50 lần.
Ngoài ra, còn có thểdùng hai tay vỗ nhẹ vùng trước ngực và sau lưng khoảng 100 lần mỗi sáng tối.
Cách làm này có thể "đánh thức" các tuyến hoóc-môn ngực đang trong trạng thái "ngủ" trở nên linh hoạt hơn, giúp tăng cường chức năng tim phổi, ngoài ra còn có tác dụng làm đẹp.
Vùng lưng giúp tăng cường hệ miễn dịch
Vùng lưng là bộ phận thường bị chị em bỏ quên. Trong lúc tắm, để nước ấm xối vào lưng cũng có tác dụng làm tinh thần sảng khoái. Bởi vây, thường xuyên cạo gió, mát xa, xoa bóp, vỗ nhẹ cho vùng lưng có thể thúc đẩy kinh mạch lưu thông, mang lại hiệu qủa tĩnh tâm, an thần, thậm chí còn có thể hỗ trợ phòng ngừa cảm lạnh. Ngoài ra, việc mát xa vùng lưng cũng mang lại tác dụng hỗ trợ trị liệu bệnh mãn tính cho người cao tuổi.
Cách mát xa lưng: Mỗi ngày 2 buổi sáng tối vỗ nhẹ vào lưng, hoặc dùng cây gậy chuyên dụng gõ lưng (bao gồm cả vùng lưng và vùng cổ).
Cột sống - phòng đau lưng
Do thói quen trong cuộc sống hoặc công việc, nhiều người ngày thường thiếu sự quan tâm chăm sóc đến cột sống gây ra các bệnh liên quan.
Cách bảo vệ cột sống:
Khi tắm, có thể làm một số động tác mát xa đơn giản bảo vệ cột sống, bằng cách dùng cây gậy nhỏ gõ nhẹ dọc theo cột sống, hoặc vuốt nhẹ theo cột sống, rồi mát xa hai bên cột sống kích thích các huyệt đạo. Cách này cũng có thể giúp trị chứng biếng ăn ở trẻ.
Chị em dân văn phòng, ngày thường phải ngồi làm việc nhiều dễ tạo gánh nặng cho cột sống. Do đó cần chú ý thỉnh thoảng nên làm các động tác vươn vai, ngày thường nên chú ý giữ thẳng lưng khi ngồi làm việc hoặc khi đi lại.
Theo Dân Trí
Mẹo hay điều trị viêm họng tại nhà Thời tiết thay đổi, lại thêm một chút se lạnh khiến không ít người bị viêm họng, và thường kéo dài lâu khỏi. Một số phương pháp điều trị tại nhà có khi lại rất hiệu quả. Đau họng thường xảy ra khi một người bị cúm hoặc cảm lạnh thông thường. Nó cũng có thể là do nhiễm trùng cổ họng liên...