Thời tiết nóng lên có thực sự khiến virus SARS-CoV-2 biến mất?
Thời tiết nóng lên sẽ có tác dụng ức chế virus, tuy nhiên khó phân định rõ việc virus suy yếu là do thời tiết hay do các biện pháp phòng chống.
Việc các loại virus gây bệnh cúm nói chung thường phát triển mạnh trong môi trường lạnh, không khí khô và ít lây lan trong môi trường nóng khiến nhiều người hy vọng thời tiết nóng lên sẽ khiến virus SARS-CoV-2 biến mất. Tuy nhiên theo một số chuyên gia của Trung Quốc và nước ngoài, không nên quá kỳ vọng vào nhận định này.
Ảnh minh họa: CNN.
Trả lời phỏng vấn các cơ quan truyền thông sáng nay (5/3), bác sỹ Trương Văn Hồng – Tổ trưởng tổ chuyên gia điều trị dịch Covid-19 của Thượng Hải cho rằng, hiện tại rất khó có thể khẳng định thời tiết nóng lên có làm virus SARS-CoV-2 biến mất hay không. Theo bác sỹ Trương, thời tiết nóng lên sẽ có tác dụng ức chế virus, tuy nhiên sẽ khó phân định rõ việc virus suy yếu hay biến mất là do thời tiết hay do các biện pháp phòng chống.
Trước đó, ông Marc Lipsitch – giáo sư dịch tễ học của trường đại học Havard, Mỹ cho rằng virus corona xuất hiện theo mùa tuy nhiên không thể khẳng định virus SARS-CoV-2 có những đặc tính tương tự. Ông Marc Lipsitch cho biết, việc mọi người cho rằng virus gây dịch SARS (hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng) năm 2003 biến mất vào mùa hè là hoàn toàn sai lầm. SARS được kiểm soát nhờ những nỗ lực y tế cộng đồng quyết liệt, chưa từng có của nhiều quốc gia, ông khẳng định dịch bệnh này không tự biến mất.
Trong khi đó, bà Jenifer Rohn – chuyên gia tế bào sinh vật của trường đại học London, Anh cho rằng, virus SARS-CoV-2 là loại virus hoàn toàn mới, do đó rất khó có thể khẳng định yếu tố thời tiết có liên quan đến sự phát triển của dịch bệnh, nếu muốn đưa ra kết luận chúng ta cần cần phải tiếp tục theo dõi diễn biến của dịch trong thời gian tới.
Video đang HOT
Bà Jenifer Rohn nói: “Chúng ta không biết mùa hè sẽ xảy ra những gì, mặc dù có rất nhiều dự đoán nhưng chúng ta không thể khẳng định mùa hè tình hình dịch bệnh sẽ khả quan hơn. Chúng ta hy vọng vì một số bệnh hô hấp cũng tiến triển tốt khi thời tiết nóng lên. Tuy nhiên điều này không phải là tuyệt đối”.
Mặc dù xuất hiện từ đầu tháng 12/2019, tuy nhiên đến nay giới khoa học vẫn chưa xác định được nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 cũng như tìm ra thuốc đặc trị hay vaccine đối với loại virus này. Trong quá trình giải mã trình tự gen các mẫu bệnh phẩm viêm phổi cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra, các nhà khoa học đã phát hiện virus SARS-CoV-2 rất giống với chủng virus corona gây bệnh SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) giai đoạn 2002-2003 vốn có nguồn gốc từ loài dơi. Tuy nhiên mức gắn kết của virus mới này với thụ thể ACE2 cao hơn 10-20 lần so với virus gây ra dịch SARS- nguyên nhân khiến virus SARS-CoV-2 dễ lây truyền từ người sang người hơn./.
Theo VOV
Covid-19 ảnh hưởng lên phổi nhiều nhất
Khám nghiệm hai ca tử vong vì virus SARS-CoV-2 ở Trung Quốc cho thấy phổi là cơ quan bị ảnh hưởng nặng nhất. Trong khi đó, chưa rõ ảnh hưởng lên các bộ phận khác.
Báo cáo khám nghiệm, được đăng trên tạp chí Journal of Forensic Medicine của Trung Quốc số ra tháng 2, cho biết các tổn thương do viêm tập trung ở phổi của nạn nhân. Báo cáo cho thấy các dấu hiệu bệnh lý của Covid-19 tương tự các dấu hiệu mà Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) hay Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS) gây ra, cả hai dịch bệnh này đều do các chủng virus corona gây ra.
Theo báo cáo, Covid-19 chủ yếu gây viêm dẫn đến tổn thương khí quản và phế nang. Hiện tượng xơ hóa phổi do virus SARS-CoV-2 gây ra không nặng như ở bệnh nhân SARS, nhưng tình trạng xung huyết có biểu hiện rõ rệt hơn. Đối với cơ tim và ngoại tâm mạc, thận, lá lách, cơ quan tiêu hóa, não bộ, việc có hay không biểu hiện tổn thương do SARS-CoV-2 cần nghiên cứu thêm.
Ảnh giải phẫu trong báo cáo. Ảnh: THE PAPER
Nghiên cứu này do giáo sư Lưu Lương của Đại học Khoa học và Kỹ thuật Hoa Trung, Chủ tịch Hội Giám định tư pháp tỉnh Hồ Bắc, chuyên gia pháp y Bệnh viện Đồng Tế, chịu trách nhiệm chính công tác giải phẫu. Hai thi hài bệnh nhân tử vong do virus SARS-CoV-2 được tiến hành giải phẫu tại Bệnh viện Kim Ngân Đàm tại TP Vũ Hán ngày 16-2. Trong đó có một người đàn ông 85 tuổi được nhập viện ở Vũ Hán ngày 1-1 và tử vong sau đó 28 ngày,
Nhóm nghiên cứu của bác sĩ Hồ Ba thuộc khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Hiệp hòa ở TP Vũ Hán, cho biết chủng virus corona mới có thể gây ra tổn hại cho hệ thần kinh. Một nghiên cứu riêng biệt khác cho rằng Covid-19 cũng có thể gây ra các triệu chứng giống như đột quỵ, nhưng khám nghiệm tử thi không tìm thấy bằng chứng về bất kỳ tổn hại nào đối với các cơ quan khác.
Các nhà nghiên cứu bệnh học Trung Quốc cho đến nay đã tiến hành 11 lần khám nghiệm tử thi để hiểu rõ hơn về dịch bệnh, giúp đưa ra các phương pháp điều trị tốt hơn và nghiên cứu vắc-xin, nhưng cơ chế và triệu chứng gây bệnh vẫn chưa được hiểu rõ.
Giải mã được trình tự bộ gien của virus SARS-CoV-2 góp phần tìm ra phương pháp ngăn chặn dịch Covid-19. Ảnh: HANDOUT
Trong một diễn biến khác, phòng thí nghiệm tại Thượng Hải, nơi công bố trình tự bộ gien đầu tiên của virus SARS-CoV-2 đã bị đóng cửa để "cải chính" vào ngày 12-1, một ngày sau khi nhóm nghiên cứu công bố trình tự bộ gien trên mạng.
Nguồn tin giấu tên tại trung tâm này cho biết: "Trung tâm không đưa ra bất kỳ lý do cụ thể nào giải thích việc phòng thí nghiệm đã đóng cửa để cải chính. Chúng tôi đã gửi 4 báo cáo xin phép mở cửa lại nhưng chưa nhận được bất kỳ câu trả lời nào".
"Việc đóng cửa đã ảnh hưởng lớn đến các nhà khoa học và nghiên cứu của họ, trong khi đúng ra họ phải chạy đua với thời gian để tìm ra phương pháp giúp kiểm soát sự bùng phát Covid-19" - nguồn tin này nói thêm.
Phòng thí nghiệm là cơ sở an toàn sinh học cấp ba, cấp độ cao thứ hai và được cơ quan kiểm định của Trung Quốc kiểm duyệt hàng năm vào ngày 5-1.
Không rõ liệu việc trung tâm này bị đóng cửa có phải do công bố tình tự bộ gen trước các cơ quan chức năng hay không. Lệnh đóng cửa được Ủy ban Y tế Thượng Hải ban hành. Cơ quan này hiện chưa phản hồi về vụ việc.
H.Bình
Theo SCMP, The Paper/Người lao động
Chuyện kể từ phòng thí nghiệm nghiên cứu virus cúm: Những đặc tính "kỳ lạ" của "con cúm" Nếu mỗi người dân đều biết về bệnh dịch và là những quan sát viên tích cực thì những cụm dịch mới tại Việt Nam, nếu có, sẽ sớm được phát hiện và loại bỏ. Tác giả bài viết - TS Nguyễn Quốc Thục Phương, chuyên viên nghiên cứu về đáp ứng miễn dịch tại ĐH Rochester, New York, Mỹ Ở Việt Nam,...