Thời tiết mưa nắng thất thường, Hà Nội lo ngại bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, thời tiết nắng nóng, mưa nhiều rất thuận lợi cho sự phát triển của muỗi và bọ gậy truyền bệnh.
Từ ngày 21/6 đến ngày 28/6, Hà Nội đã ghi nhận 84 ca mắc sốt xuất huyết, 30 ca mắc tay chân miệng.
Số ca mắc sốt xuất huyết tăng 11 ca so với tuần trước, bệnh nhân phân bố tại 20 quận huyện, trong đó phần lớn bệnh nhân ghi nhận tại huyện Đan Phượng (41 ca). Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 940 ca mắc, không có ca tử vong, so với cùng kỳ năm 2023 số ca mắc sốt xuất huyết tăng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cũng nhận định, hiện nay điều kiện thời tiết nắng nóng, mưa nhiều rất thuận lợi cho sự phát triển của muỗi và bọ gậy truyền bệnh, số ca mắc trong tuần tăng 11 ca so với tuần trước, đây là tuần thứ 5 liên tiếp có số mắc tăng.
Video đang HOT
Tuần qua, Hà Nội ghi nhận 30 ca mắc tay chân miệng, không có ca tử vong, giảm 17 ca so với tuần trước. Cộng dồn năm 2024, ghi nhận 1.595 ca mắc, không có ca tử vong, số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023 (883/0).
Về dịch tay chân miệng, trong tuần không ghi nhận ổ dịch. Cộng dồn năm 2024 ghi nhận 39 ổ dịch, các ổ dịch đều đã kết thúc hoạt động, hầu hết là ca mắc tản phát, không ghi nhận ổ dịch phức tạp.
Tuần qua, Hà Nội ghi nhận 8 ca mắc ho gà, không có ca tử vong, giảm 1 ca so với tuần trước. Cộng dồn năm 2024, ghi nhận 151 ca mắc tại 27 quận, huyện, thị xã, không có ca tử vong, số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023. CDC Hà Nội nhận định, thành phố tiếp tục xuất hiện rải rác các ca bệnh, chủ yếu ở trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Các dịch bệnh khác như uốn ván, não mô cầu, sởi, rubella, liên cầu lợn, viêm não Nhật Bản… không ghi nhận trong tuần.
Hà Nội tiếp tục thực hiện giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng và các cơ sở khám chữa bệnh được phân cấp nhằm nắm bắt tình hình dịch bệnh và tổ chức điều tra, xử lý kịp thời ca bệnh, ổ dịch.
Chủ động giám sát chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại các khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, khu vực nguy cơ cao để triển khai hoạt động đáp ứng phù hợp, kịp thời; tiếp tục giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh, ổ dịch cũ năm 2023.
Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tiếp tục giảm mạnh
Ngày 18/12, thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho thấy, tuần qua (từ ngày 8 đến ngày 15/12), Hà Nội ghi nhận 761 ca mắc số xuất huyết, số ca mắc tiếp tục giảm so với tuần trước đó (1.141 ca).
Cụ thể, dịch sốt xuất huyết ghi nhận tại 29 quận, huyện, thị xã. Các đơn vị có nhiều bệnh nhân trong tuần là: Hà Đông (129 ca), Thanh Oai (96 ca), Đống Đa (62 ca), Bắc Từ Liêm (46 ca), Chương Mỹ (41 ca).
Trong tuần, TP ghi nhận 14 ổ dịch tại 8 quận, huyện, thị xã; tương đương với tuần trước (14 ổ dịch) gồm: Hà Đông (4 ổ dịch); Bắc Từ Liêm, Thanh Oai, Hai Bà Trưng (2 ổ dịch); Thanh Trì, Đống Đa, Sơn Tây, Tây Hồ (1 ổ dịch).
Như vậy, tính từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội ghi nhận 39.343 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 4 ca tử vong; số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2022 (18.309/25). Bệnh nhân phấn bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 575/579 xã, phường, thị trấn.
Các đơn vị có nhiều bệnh nhân là: Hà Đông (3.032 ca), Thanh Oai (2.677 ca), Hoàng Mai (2.468 ca), Phú Xuyên (2.394 ca), Đống Đa (2.370 ca).
Từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội ghi nhận tổng số 1.964 ổ dịch, hiện còn 41 ổ dịch đang hoạt động tại 14 quận, huyện, thị xã, trong đó một số ổ dịch ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Thanh Oai (thôn Đống, Cao Viên 159 ca; Đồng Tâm, Kim Thư 45 ca; Trường Xuân, Xuân Dương 30 ca); Đống Đa (Thịnh Quang 7 ca, Văn Chương 6 ca), Tô Hiệu, Thường Tín 6 ca.
Theo kết quả giám sát tuýp virus Dengue lưu hành năm 2023 ghi nhận 14 mẫu dương tính DEN1, 17 mẫu dương tính DEN2, 1 mẫu dương tính DEN3.
Cũng theo CDC Hà Nội, ngoài ra, tuần qua, Hà Nội ghi nhận 15 trường hợp mắc tay chân miệng, số mắc giảm so với tuần trước (17/0).
Tính từ đầu năm 2023 đến nay, TP ghi nhận 2.710 trường hợp mắc tay chân miêng. Số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2022 (1.649/0). Trong tuần không ghi nhận ổ dịch nào, từ đầu năm đến nay ghi nhận 49 ổ dịch và hiện các ổ dịch đã kết thúc hoạt động.
Các dịch bệnh khác như: Rubella ghi nhận 1 trường hợp; thủy đậu 2 trường hợp; sởi, ho gà, não mô cầu, viêm não Nhật Bản không ghi nhận trong tuần.
Những bệnh lý trẻ em thường mắc phải trong những năm đầu đời Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch giúp trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, tạo cơ hội tốt cho sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh trong tương lai. Chủng ngừa là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất, giúp bảo vệ trẻ trước các bệnh nguy hiểm như viêm phổi, bạch hầu, ho gà, sởi, quai bị, rubella, viêm gan...