Thời tiết lạnh, khô hanh, lời khuyên của chuyên gia dành cho người thường xuyên bị khô mũi
Trước khi đón một đợt không khí lạnh kỉ lục giống như năm 2016 thì thời tiết Hà Nội tiếp tục hanh khô buổi trưa. Người bị bệnh khô mũi rất dễ bị nghẹt mũi, rát mũi và chảy nước mũi dẫn tới lớp niêm mạc bị tổn thương.
1. Khô mũi là gì?
Khô mũi không phải là bệnh mà là triệu chứng của một số bệnh lý hoặc thời tiết gây ra đối với mũi.
Khi bị bệnh với mũi người bị bệnh về mũi sẽ có biểu hiện mũi bị khô, ngạt mũi, rát mũi thậm chí nhiều trường hợp còn bị chảy nước mũi. Nguyên nhân khiến bạn gặp tình trạng này là do lớp niêm mạc mũi mỏng rất dễ tổn thương, mùa khô lạnh khiến mũi chịu ảnh hưởng trực tiếp làm lớp mao mạch bên trong niêm mạc bị khô và đau.
Chứng khô mũi không phải là bệnh mà chỉ là triệu chứng của bệnh không quá nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, mức độ làm việc, sự tập trung của người bị chứng khô mũi.
2. Những nguyên nhân gây khô mũi
Khô mũi xảy ra khi ống mũi trong của người bệnh bị khô, hiện tượng này gây nên một lớp cứng trong niêm mạc mũi. Một số nguyên nhân gây nên chứng khô mũi:
- Nhiệt độ thay đổi đột ngột, thời tiết trở lạnh, hanh khô là thủ phạm chính khiến người bệnh bị khô mũi mùa hanh khô.
- Thường xuyên sử dụng thuốc nhỏ mũi trong thời gian dài.
- Tính chất công việc: Có rất nhiều công việc khiến bạn dễ bị khô mũi hơn. Các công việc văn phòng, tài xế lái xe làm việc trong môi trường điều hòa, không khí khô làm ảnh hưởng đến tình trạng khô mũi. Ngoài ra, những môi trường có chứa hóa chất độc hại, rác thải hay khói bụi công nghiệp cũng là tác nhân khiến tình trạng khô mũi trở nên nghiêm trọng hơn.
- Stress: Nếu sống trong trạng thái căng thẳng, stress kéo dài có thể khiến cho hormone của con người thay đổi, điều đó làm cho mũi có hiện tượng khô rát.
- Chất kích thích: Tiếp xúc trực tiếp với một số loại chất kích thích như khói thuốc lá, khí thải khiến cho chứng khô mũi xuất hiện.
3. Chứng khô mũi là biểu hiện của bệnh gì?
Chứng khô mũi cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh về đường hô hấp khác nhau. Khô mũi mùa hanh khô trở thành mối lo ngại đối với nhiều người, đặc biệt các bệnh nhân bị viêm xoang. Nếu người bình thường gặp phải trường hợp này cũng rất dễ mắc phải viêm mũi, viêm xoang nếu không điều trị kịp thời.
Hiện tượng khô mũi là biểu hiện của một số bệnh có liên quan như: Viêm mũi cấp, viêm mũi dị ứng, viêm mũi teo, viêm mũi động mạch, viêm xoang mũi. Ngoài ra, còn một số bệnh nặng hơn liên quan đến mũi như: Lệch vách ngăn mũi, xuất huyết mũi, chấn thương, thậm chí là khối u trong mũi.
4. Phòng tránh khô mũi mùa hanh khô
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Con người có đến 70% là nước, vì thế nước có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình trao đổi chất và nhận các chất dinh dưỡng từ thức ăn, bổ sung chất lỏng giúp cơ thể giải độc. Việc uống đủ nước mỗi ngày cũng là một cách khiến bạn đỡ mắc chứng khô mũi mùa hanh khô hơn.
- Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa: Hạn chế tối đa tình trạng hạ thấp nhiệt độ điều hòa, nếu có thể hãy xin đổi vị trí làm việc tránh xa nơi có gió, quạt hoặc hơi điều hòa thổi vào mặt.
- Sử dụng khẩu trang: Dù đi đường trong bán kính ngắn hay dài cũng nên nhớ sử dụng khẩu trang để bảo vệ mũi, hành động này sẽ khiến tình trạng khô mũi của bạn được cải thiện và khó mắc phải chứng khô mũi mùa hanh khô hơn.
Việc cải thiện lưu thông mũi đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh về mũi như viêm mũi, viêm xoang, các bệnh đường hô hấp. Cải thiện lưu thông mũi, khiến khả năng chống cảm lạnh cũng làm giảm nguy cơ bị cảm lạnh.
Video đang HOT
5. Điều trị khô mũi mùa hanh khô
5.1. Uống đủ nước
Uống nhiều nước khiến cơ thể có thể đủ sức đề kháng, bảo vệ cơ thể. Bổ sung nước là điều cần thiết cho sức khỏe. Quan trọng bạn nên giảm các chất kích thích, cafe, rượu làm mất nước trong cơ thể.
5.2. Dùng thuốc xịt mũi
- Sử dụng thuốc xịt mũi dạng nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý không có hóa chất gây co mạch, người bệnh có thể xịt mũi 3 lần 1 ngày vào buổi sáng tước khi đi làm, trưa sau khi nghỉ trưa thức dậy và tối trước khi lên giường đi ngủ.
- Xịt rửa mũi bằng dung dịch vệ sinh mũi: Việc xịt rửa mũi bằng dung dịch vệ sinh mũi dạng vòi xịt phun sương là cách hiệu quả để phục hồi và tăng cường sức khỏe niêm mạc. Khi sử dụng xịt rửa mũi sẽ khiến cho đường thở trở nên thông thoáng hơn. Đảm bảo giữ độ ẩm an toàn cho mũi. Đặc biệt đối với tài xế lái xe nên trang bị cho mình một lọ xịt trên xe, mỗi ngày có thể xịt từ 3 – 6 lần để đảm bảo niêm mạc mũi ẩm, không bị khô mũi mùa hanh khô và vừa an toàn, vừa đảm bảo sức khỏe
5.3. Sử dụng một số loại dầu để bôi vào mũi
Thực tế có rất nhiều loại dầu có công dụng hữu hiệu trong việc khiến người bệnh nhanh chóng giảm chứng khô mũi như dầu olive, dầu dừa hay dầu mè đều có tính hiệu quả trong việc điều trị chứng khô mũi mùa hanh khô.
- Dầu olive: Olive chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn, chứa thêm chất chống oxy hóa ngăn ngừa đột quỵ, bảo vệ tim mạch và còn không gây tăng cân, béo phì. Mỗi ngày nhỏ 1 vài giọt dầu olive vào mũi sẽ làm mũi thông thoáng, dễ chịu.
- Dầu dừa: Dầu dừa chứa công dụng đối với tóc và giúp giảm chứng khô mũi mùa hanh khô, giảm đau hiệu quả. Thực hiện nhỏ mũi mỗi ngày từ dầu dừa nguyên chất khiến mũi không bị khô, rát khó chịu.
- Dầu mè: Dầu có chứa vitamin E, một loại chất dưỡng ẩm cho da khô. Theo nghiên cứu của các chuyên gia dầu mè có hiệu quả làm giảm khô mũi rõ rệt. Nhỏ một giọt dầu mè hữu cơ vào mũi 2 lần mỗi ngày.
- Vitamin E: Ở dạng viên nén, vitamin E được sử dụng bằng cách cắt một đầu viên thuốc rồi nghiêng đầu nhỏ 2 đến 3 giọt vào mũi. Vitamin E giúp làm giảm khô mũi, ngoài ra vitamin E còn có tính chống viêm, các chất chống oxy hóa có thể ngăn chặn các bệnh qua đường mũi hiệu quả.
5.4. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C
Hiện tượng khô mũi mùa hanh khô xuất hiện khi cơ thể thiếu vitamin C. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C trong chế độ ăn uống giúp đông máu, nếu mũi chảy máu vitamin C có thể ngăn chặn tình trạng này trở nên nghiêm trọng.
Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Ổi, cải xoăn, cam, dâu tây, chanh,…
5.5. Xông hơi nước, tắm hơi
Sử dụng nước nóng vào bát, che đầu bằng khăn và hít hơi nước từ trong bát lên 10 phút. Điều khiến hơi thở nhẹ nhàng sau khi xông hơi. Để đạt hiệu quả tối ưu nên thực hiện thao tác này từ 2 – 4 lần/ngày.
Tắm hơi là cách tốt nhất để chữa bệnh khô mũi và mệt mỏi cơ bắp. Đi tắm hơi có thể giúp bạn chữa khô mũi mùa hanh khô. Tuy nhiên, không ngâm quá lâu nếu không muốn vừa chữa khỏi khô mũi bạn lại chuyển tình trạng của mình sang chữa sổ mũi.
5.6. Sử dụng máy tạo độ ẩm, máy phun nước
Sử dụng các loại máy tạo độ ẩm, máy phun nước sẽ giữ độ ẩm trong phòng khi thời tiết lạnh hay điều hòa lạnh. Máy phun sương tạo độ ẩm cho môi trường xung quanh và giúp xóa bỏ các triệu chứng kích thích trong mũi làm giảm độ khô mũi mùa hanh khô.
Lưu ý: Phương pháp được sử dụng chữa kho mũi bằng thuốc mỡ được bác sĩ khuyến nghị không nên dùng phương pháp này. Việc bôi thuốc mỡ vào mũi có thể gây ra hiện tượng viêm phổi. Bởi vậy tuyệt đối không nên sử dụng phương pháp này để điều trị khô mũi mùa hanh khô.
Không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng chứng khô mũi mùa hanh khô khiến người bị cảm thấy khó chịu. Hiểu rõ khô mũi là gì, nguyên nhân, cách phòng tránh và lựa chọn phương pháp điều trị hợp lý bạn sẽ nhanh chóng khỏi khô mũi.
[Ảnh] Những lưu ý về sức khỏe cho trẻ nhỏ khi thời tiết thay đổi
Thời tiết thay đổi thất thường là một trong những nguyên nhân khiến trẻ nhỏ gặp các vấn đề về sức khỏe. Cha mẹ cần lưu ý một số biện pháp sau để đảm bảo tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ.
Thời tiết thay đổi dễ khiến mũi của trẻ bị khô, nghẹt mũi, chảy nước mũi hay viêm mũi... và nước muối sinh lý chính là phương thuốc hữu hiệu mà cha mẹ cần sử dụng trong thời điểm này
Chỉ cần vài giọt nước muối ấm sẽ không những làm sạch mũi, làm sạch chất nhầy mà còn giúp trẻ nhỏ dễ thở hơn, ngăn ngừa dịch mũi chảy xuống cổ họng gây viêm họng và ho
Để tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ trong tiết trời thay đổi thất thường, cha mẹ cần xây dựng thực đơn với những nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin, bổ sung thêm nước cam, hoa quả, sữa chua, tăng cường thực phẩm chứa kẽm và selen... để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ nhỏ
Với trẻ sơ sinh, cần cho trẻ bú mẹ để tăng miễn dịch và đảm bảo trẻ được tiêm chủng đủ và đúng lịch
Một số thực phẩm được khuyến nghị nên bổ sung vào thực đơn của trẻ nhỏ trong mùa đông, thời tiết giao mùa đó là cà rốt, súp lơ, củ cải... Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần hạn chế cho trẻ nhỏ ăn những thực phẩm có tính hàn như hải sản, rau đay...
Trong tiết trời thay đổi thất thường, cha mẹ không nhất thiết phải ngày nào cũng tắm cho trẻ nhỏ, bởi trẻ nhỏ không phải lao động như người lớn do đó, cơ thể trẻ nhỏ sẽ không dính nhiều bụi bẩn
Cha mẹ chỉ cần lau sạch cơ thể cho trẻ nhỏ với nước ấm và đặc biệt chú ý vệ sinh và lau khô phần cơ thể từ dưới rốn tới chân mỗi ngày
Khi tắm cho trẻ, phải tắm bằng nước ấm, trong phòng kín gió và nên dùng đèn sưởi ấm. Khi tắm cho trẻ cần lưu ý tắm từ dưới lên trên và gội đầu cho trẻ nhỏ sau cùng để tránh bị lạnh khi đang ướt
Ngay sau khi bế trẻ ra khỏi chậu tắm, phải dùng khăn khô bản to để lau khô và choàng cho trẻ trước khi mặc quần áo
Nhiệt độ môi trường có thể chuyển đổi từ lạnh sáng, nóng trưa rồi trở lạnh khi chiều tối, hay nắng, mưa thất thường trong một ngày. Vì vậy, cha mẹ cần thay quần áo phù hợp cho trẻ, bởi nếu mặc ấm quá trẻ sẽ ra nhiều mồ hôi nhiều, còn mặc phong phanh trẻ sẽ dễ bị cảm lạnh, ho và sốt...
Cha mẹ cần chú ý cả quần áo khi đi ngủ của trẻ nhỏ, tùy vào thời tiết và nhiệt độ cha mẹ có thể để thay đổi cho trẻ, nhưng tốt nhất nên cho trẻ mặc đồ cotton thoáng mát, dễ thấm mồ hôi và không để hở cổ và bụng
Trong mùa đông, da của trẻ nhỏ hay bị khô, do đó để làn da của trẻ nhỏ mềm mại và không bị phát ban, cha mẹ phải giữ ẩm cho da trẻ nhỏ thường xuyên để luôn khô thoáng và sạch sẽ
Thay tã liên tục cho trẻ, dùng phấn rôm trên bộ phận sinh dục và lưng để ngăn ngừa phát ban
Vi khuẩn luôn tồn tại ở những vật trung gian như khăn, cốc, đồ chơi, điện thoại... Vì vậy, cha mẹ cần tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng hàng ngày, nhất là sau khi đi học, đi chơi về... để bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ gây bệnh
Cha mẹ cần vệ sinh đồ chơi của trẻ thường xuyên và hướng dẫn trẻ nhỏ cách rửa tay, để đảm bảo bàn tay được sạch sẽ, luyện cho trẻ nhỏ thói quen không mút tay, không cho đồ chơi vào miệng
Thiếu không khí ngoài trời cũng là một trong những yếu tố làm yếu hệ miễn dịch dễ làm trẻ mắc bệnh. Cha mẹ cần lên lịch đưa trẻ ra bên ngoài tắm nắng để trẻ nhỏ hấp thụ được vitamin D
Thời điểm lý tưởng để trẻ tắm nắng là buổi sáng sớm và chiều muộn, không nên quá lạm dụng để trẻ tắm vào thời điểm quá trưa bởi ánh nắng lúc đó vẫn rất nhiều những tia cực tím gây hại
Nước chiếm tới 60-70% trọng lượng cơ thể con người, tỉ lệ nước ở trẻ em còn cao hơn. Nước giúp điều hòa thân nhiệt, vận chuyển các chất cặn bã đến cơ quan bài tiết rồi đào thải khỏi cơ thể
Do đó, cha mẹ cần chú ý bổ sung lượng nước phù hợp cho trẻ nhỏ vào mùa đông, thời tiết hanh khô để giúp trẻ nhỏ không bị thiếu nước và đảm bảo hoàn thành tốt các chức năng sinh lý
Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ cần được nghỉ ngơi để khôi phục chức năng tốt nhất, vì vậy, cha mẹ cần cho trẻ ngủ đủ giấc và tránh xem truyền hình trước giờ đi ngủ
3 nguyên nhân khó ngờ lại gây nghẹt mũi kéo dài Nghẹt mũi là tình trạng rất phổ biến. Đó có thể là do cảm cúm, viêm mũi hay dị ứng. Thậm chí, nghẹt mũi có thể kéo dài và thành mạn tính. Lạm dụng thuốc xịt thông mũi có thể gây nghẹt mũi mạn tính - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Bất kỳ loại bệnh nào cũng có nguyên nhân. Dưới đây là 3...