Thời tiết giao mùa, phòng ngừa trẻ mắc bệnh thuỷ đậu
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại virus có tên Varicella Zoster gây nên và dễ bùng phát thành dịch bệnh, thường xuất hiện vào mùa xuân – hè.
Bệnh nhi 4 tuổi mắc thủy đậu. Ảnh: BVCC
Theo các bác sĩ, thủy đậu chủ yếu lây qua đường hô hấp, virus từ người bị có thể lây lan sang người bình thường qua nói chuyện, hắt hơi, ho, sổ mũi, qua tiếp xúc trực tiếp, dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.
Mụn nước từ người bị bệnh thủy đậu có thể lây lan sang người bình thường thông qua quần áo, khăn mặt, đồ chơi, vật dụng làm việc, nhóm có nguy cơ mắc cao nhất là lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, thời gian ủ bệnh kéo dài khoảng 2 – 3 tuần.
Bệnh thường khởi phát với các dấu hiệu như sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, trẻ biếng ăn kèm tiêu chảy, mụn nước nổi ở vùng đầu mặt, chân tay và thân, xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 – 24 giờ có thể nổi toàn thân.
Đến giai đoạn toàn phát trẻ bắt đầu có dấu hiệu sốt cao, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu và đau cơ. Các nốt ban đỏ bắt đầu có những nốt phỏng nước hình tròn, đường kính từ 1 – 3 mm. Các mụn nước gây ngứa, rát, rất khó chịu. Nếu bị nhiễm trùng mụn nước sẽ có kích thước lớn hơn, dịch bên trong mụn nước màu đục do chứa mủ.
Video đang HOT
Để phòng tránh bệnh thủy đậu và tránh lây lan trong cộng động, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt một số biện pháp sau:
Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nhỏ mũi, mắt bằng nước muối sinh lý 0,9% hàng ngày.
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng việc bổ sung nhiều loại Vitamin và khoáng chất cần thiết, ăn nhiều loại trái cây giàu vitamin C. Chế độ ăn của bé cần đảm bảo đủ dinh dưỡng, cân bằng 4 nhóm chất gồm đạm, bột, béo, vitamin và khoáng chất.
Chủ động tiêm phòng vaccine thủy đậu phòng bệnh sớm khi bé được 12 tháng, vaccine được tiêm tại các cơ sở y tế tiêm chủng dịch vụ.
Khi có biểu hiện sốt cao, kém ăn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Cảnh giác với năm 'chu kỳ' của dịch sốt xuất huyết
Dự báo, năm 2021 là năm chu kỳ bùng phát của dịch sốt xuất huyết, người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh bên cạnh chống dịch COVID-19.
Phun thuốc diệt muỗi tại hộ gia đình để phòng bệnh sốt xuất huyết. Ảnh: TTXVN.
Đề phòng "dịch chồng dịch"
Thời tiết đang vào giai đoạn xuân hè, khí hậu nồm ẩm là cơ hội cho nhiều dịch bệnh phát sinh, phát triển, trong đó có bệnh sốt xuất huyết đã "vào mùa".
Các tỉnh miền Trung đang ghi nhận sự gia tăng số bệnh nhân sốt xuất huyết như: Phú Yên, Khánh Hòa. Đặc biệt, vừa qua, tỉnh Phú Yên đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết là 2 trẻ nhỏ. Cả 2 trẻ đều bị sốt ở nhà từ 3- 4 ngày, gia đình tự điều trị bằng thuốc hạ sốt. Khi thấy trẻ có diễn biến bệnh nặng, gia đình mới đưa đến cơ sở y tế, nhưng các bệnh nhi đều tử vong do đã diễn biến nặng, có trẻ mắc bệnh nền.
TS. BS. Vũ Minh Điền, Phó Giám đốc Trung tâm phòng chống dịch, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cảnh báo: "Hiện nay đã bắt đầu vào mùa sốt xuất huyết, bên cạnh nhiệm vụ chống dịch COVID-19, mọi người cần chú ý phòng các dịch bệnh theo mùa hàng năm, nhất là dịch sốt xuất huyết Dengue, nếu để bùng phát sẽ rất nguy hiểm".
Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh lưu hành hàng năm. Thông thường, cứ sau khoảng 4 năm dịch lại bùng phát mạnh ở miền Bắc với số ca mắc gia tăng. Theo quy luật, năm 2021 đúng vào chu kỳ đó, nên sẽ tiềm ẩn nguy cơ lớn có thể bùng phát dịch; lần dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh nhất gần đây là năm 2017, có 30 trường hợp đã tử vong với sự xuất hiện của type mới (D3, D4) bên cạnh type D1, D2 vẫn lưu hành hàng năm. Chu kỳ này có cơ sở khoa học liên quan đến sự phát triển của quần thể trung gian truyền bệnh.
Cụ thể, thường sau mỗi đợt dịch bùng phát mạnh, các địa phương sẽ ra quân vệ sinh môi trường triệt để, tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh là muỗi vằn, kiểm soát được sự lây lan của bệnh. Tuy nhiên, sau khoảng 3-4 năm, dần dần vật truyền bệnh sẽ sinh sôi trở lại, phát triển thành quần thể mới gây ra vụ dịch mới.
Chuyên gia cũng cảnh báo, hiện cũng đã đến mùa của muỗi sinh sôi truyền bệnh, các địa phương, người dân cần chủ động phòng sốt xuất huyết, nếu không dễ xảy ra tình trạng dịch chồng dịch trong mùa hè.
Chủ động phòng bệnh, không tự ý điều trị tại nhà
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai), các triệu chứng thông thường của bệnh sốt xuất huyết là: Sốt cao liên tục, kéo dài 5-7 ngày, phát ban, đau đầu, đau người, buồn nôn... Thông thường, đa số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết có thể tự khỏi sau khoảng 7 ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp diễn biến nặng có thể xảy ra tình trạng như: Xuất huyết dưới da, ra máu cam, ra máu chân răng, phụ nữ có thể rong kinh... Đặc biệt, các trường hợp nặng hơn hơn có biểu hiện như: Xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, tổn thương gan, rối loạn đông máu... nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong.
Bác sĩ cũng lưu ý, trong bối cảnh dịch COVID-19, các triệu chứng của sốt xuất huyết cần được phân biệt vì một số biểu hiện rất dễ nhầm lẫn với COVID-19 như: Sốt, đau mỏi cơ... Vì vậy, nhân viên y tế cần khai thác yếu tố dịch tễ cẩn thận và kỹ càng, tránh bỏ sót hoặc nhầm lẫn, gây ra hậu quả đáng tiếc.
Người dân khi có biểu hiện mắc sốt xuất huyết cần đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị kịp thời; tuyệt đối không được tự ý theo dõi và truyền dịch tại nhà, dễ nguy hiểm nếu không điều trị đúng, nhất là với các trường hợp diễn biến nặng.
Theo các chuyên gia, bệnh sốt xuất huyết lây lan là do vật muỗi vằn truyền bệnh, vì vậy bên cạnh sự vào cuộc chống dịch của các địa phương, ý thức phòng bệnh tại gia đình của mỗi người dân là hết sức quan trọng. Hàng tuần, mỗi người nên bỏ ra từ 10-15 phút để kiểm tra khuôn viên trong gia đình, nhằm phát hiện các dụng cụ chứa nước và loại bỏ các dụng cụ, phế thải... có thể chứa nước đọng là nơi muỗi đẻ trứng, sinh ra các ổ bọ gậy (loăng quăng) phát triển thành đàn muỗi truyền bệnh.
Để ngăn chặn tình trạng dịch chồng dịch, Bộ Y tế vừa đề nghị các tỉnh, thành chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống bệnh dịch mùa hè. Cụ thể, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố triển khai quyết liệt công tác kiểm soát dịch bệnh, tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện sớm, cách ly, đáp ứng ngay, xử lý triệt để ổ dịch, không để lan rộng và kéo dài tại cộng đồng; củng cố các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc khống chế ổ dịch, cấp cứu, điều trị khi cần thiết.
Bộ Y tế cũng yêu cầu các tỉnh, thành phố cần tổ chức tốt việc phân tuyến điều trị, phân luồng khám bệnh, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, bố trí khu điều trị riêng cho bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm, hạn chế người nhà vào thăm bệnh nhân, lưu ý đối với các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong. Thực hiện tốt phòng tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị.
Đặc biệt, các địa phương phải tổ chức phát động chiến dịch vệ sinh môi trường dưới hình thức phù hợp với thực tế tại địa phương; mở chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy, các hoạt động dọn bỏ vật dụng phế thải đọng nước là nơi muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết đẻ trứng và phát triển để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
Bất lợi thường gặp của thuốc trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Thời tiết giao mùa khiến người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khó chịu, mệt mỏi, thậm chí bệnh có thể trở nặng lên. Vì vậy, trong quá trình dùng thuốc chữa bệnh, người bệnh cần lắng nghe cơ thể mình và phát hiện các tác dụng phụ có thể xảy ra và ứng phó phu hơp với các bất lợi này. Thuốc...