Thời tiết 7 ngày tới trên cả nước thế nào?
Các tỉnh miền Bắc có nắng trước khi đón đợt mưa dông diện rộng đầu tuần tới trong khi Nam Bộ nắng nóng kéo dài.
Do ảnh hưởng của hội tụ gió trên cao, các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ có mưa lớn từ đêm thứ Hai.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông báo tình hình thời tiết từ nay đến hết thứ Sáu tuần sau (21-27/3).
Tại Bắc Bộ, các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, từ nay đến thứ Hai có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng, nhiệt độ cao nhất 25-28 độ, có nơi trên 28 độ.
Các tỉnh phía Tây Bắc Bộ từ nay đến thứ Hai tuần sau, trời nhiều mây, có mưa rào và dông vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng, riêng chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Từ thứ Ba, do ảnh hưởng của hội tụ gió ở các mực khí quyển trên cao nên toàn Bắc Bộ có khả năng xuất hiện mưa rào và dông diện rộng, khu vực vùng núi và trung du khả năng xuất hiện mưa vừa, có nơi mưa to, cần đề phòng hiện tượng mưa đá, dông, lốc sét và gió giật mạnh trong cơn dông. Từ đêm thứ Tư mưa giảm. Từ thứ Năm trời nắng, khu vực phía tây bắc có nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 33-35 độ.
Video đang HOT
Các tỉnh Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, từ nay đến thứ Hai duy trì thời tiết ban ngày trời nắng, chiều tối có mưa dông cục bộ, nhiệt độ cao nhất 24-27 độ. Từ 24/3, do ảnh hưởng của hội tụ gió trên cao, khu vực này có mưa rào và dông nhiều nơi. Trong cơn dông nguy cơ cao xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Từ tối thứ Tư mưa giảm. Sang ngày Thứ Năm, nền nhiệt tăng mạnh, nắng nóng quay trở lại với nền nhiệt cao nhất 33-35 độ.
Các tỉnh Đông Nam Bộ tiếp tục có nắng nóng kéo dài trong tuần tới.
Tại các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, từ nay đến thứ Sáu tuần sau duy trì thời tiết ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi, nhiệt độ thấp nhất khoảng 23-26 độ, cao nhất 31-34 độ.
Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, từ ngày 21-27/3 ngày trời nắng. Khu vực miền Đông Nam Bộ có nắng nóng diện rộng với nhiệt độ cao nhất lên tới 35-37 độ, các tỉnh miền Tây có nắng nóng cục bộ.
Tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, xâm nhập mặn có xu hướng tăng nhẹ từ nay đến 26/3. Chiều sâu ranh mặn 4g/l trong thời kỳ này ở sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây khoảng 85-110km, sông Cửa Tiểu, Cửa Đại 52-60km, sông Hàm Luông 73-78km, sông Cổ Chiên, sông Hậu 45-55km, sông Cái Lớn 43-52km.
Thủ đô Hà Nội, từ nay đến thứ Hai có sương mù vào đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, nhiệt độ cao nhất 27-28 độ. Từ đêm thứ Hai đến ngày thứ Tư có mưa dông kèm khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Từ thứ Năm hết mưa, trời nắng ấm.
Theo Nguyễn Hoài (Tiền Phong)
Độ mặn tại các cửa sông Đồng bằng sông Cửu Long xu hướng giảm
Theo Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), độ mặn ở các cửa sông vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang có xu thế tiếp tục giảm từ nay đến khoảng ngày 20/3, sau đó sẽ tăng nhẹ từ ngày 21 - 25/3, rồi tiếp tục xu thế giảm từ ngày 25/3 - 4/4.
Trong thời gian xâm nhập mặn giảm, các khu vực có khả năng xuất hiện nước ngọt, có khả năng lấy được vào thời kỳ triều thấp, chân triều bao gồm: Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, tỉnh Long An từ 75 đến 85km trở vào, thuộc xã Bình Đức huyện Bến Lức; và xã Mỹ Phú, thành phố Tân An.
Ảnh minh họa.
Sông Cổ Chiên: Từ 35 đến 40km trở vào thuộc xã Thành Thới A, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre.
Trên sông Hậu: Từ 40 đến 45km trở vào thuộc xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh; xã An Lạc Tây, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.
Trên sông Cái Lớn: Từ 45 đến 50km trở vào thuộc xã Vĩnh Phước B, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.
Tuy nhiên, tại các cửa sông Hàm Luông, Cửa Tiểu, Cửa Đại, thuộc các tỉnh Bến Tre và Tiền Giang, mặn vẫn liên tục duy trì ở mức cao, ít có khả năng xuất hiện nước ngọt, kể cả vào lúc chân triều.
Theo thống kê ngày 10/2, hạn hán và mặn xâm nhập làm thiệt hại hơn 30.000 ha lúa mùa năm 2019 và vụ Đông Xuân 2019 - 2020; khoảng 332.000 ha lúa Đông Xuân; 136.000 ha cây ăn quả khả năng sẽ bị ảnh hưởng trong thời gian tiếp theo của mùa khô 2020. Tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, hiện khoảng 82.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Trong thời gian tiếp theo của mùa khô năm 2020, gần 159.000 hộ sẽ thiếu nước sinh hoạt.
Ứng phó với hạn mặn và tình hình nguồn nước tại các hồ chứa xuống thấp trong khi nông dân chuẩn bị xuống giống lúa Hè Thu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến nguồn nước, thông tin dự báo mặn xâm nhập để thực hiện việc xuống giống lúa vụ Hè Thu phù hợp với điều kiện nguồn nước, quyết liệt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp.
Đến nay, 5 công trình phòng chống hạn mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long đã sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư được đưa vào khai thác sử dụng kiểm soát mặn cho mùa khô 2019 - 2020, với diện tích kiểm soát trực tiếp khoảng 83.000 ha và kiểm soát gián tiếp ảnh hưởng của hạn mặn đến 300.000 ha diện tích đất canh tác. Ngoài ra, 11 dự án công trình khác đã và đang được gấp rút hoàn thành để đưa vào phục vụ công tác phòng, chống hạn mặn tại khu vực này.
Để phục vụ cho sản xuất và dân sinh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo các địa phương cần tiếp tục thực hiện đo độ mặn, lấy nước có độ mặn cho phép để khẩn trương cung cấp cho các vùng cây ăn trái đang có nguy cơ thiếu nước và tạo nguồn nước sinh hoạt. Các vùng canh tác lúa đã thu hoạch cần lấy nước để tiến hành rửa mặn, chuẩn bị cho gieo cấy vụ Hè Thu khi có nguồn nước ngọt về ổn định.
VÂN KHÁNH ( Dansinh )
Xếp hàng xin nước ngọt ở miền Tây Nước máy lẫn nước sông đều mặn chát, người dân ở Tiền Giang, Bến Tre hàng ngày sống nhờ vào những can nước xin từ điểm cấp miễn phí. Bến Tre, hai tháng nay, hạn mặn diễn ra gay gắt, xâm nhập toàn tỉnh. Hệ thống kênh, rạch đều bị nhiễm mặn, hoặc cạn trơ đáy, trong khi nguồn nước dự trữ của...