Thổi thuốc gây mê con khỉ quậy phá khu dân cư ở TP.HCM
Con khỉ đuôi lợn nặng khoảng 10 kg xuất hiện tại khu dân cư và phá phách gây phiền hà cho người dân.
Lực lượng kiểm lâm đã thổi thuốc mê con khỉ này để đưa về trạm cứu hộ nuôi dưỡng, chăm sóc trước khi thả về tự nhiên.
Ngày 10.9, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM cho biết, vừa gây mê thành công và đưa về cứu hộ một con khỉ đuôi lợn quậy phá một số nhà ở xã Vĩnh Lộc B, H.Bình Chánh, TP.HCM.
Con khỉ vào nhà dân phá phách. T.L
Theo người dân ở ấp 3A, xã Vĩnh Lộc B, H.Bình Chánh, gần đây tại khu vực xuất hiện một con khỉ chuyên phá phách, tìm đồ ăn, leo trèo lên các mái nhà gây phiền hà cho mọi người.
Ngày 9.9, lực lượng kiểm lâm đã phối hợp với người dân đi tìm kiếm bắt khỉ.
Video đang HOT
Kiểm lâm sau đó thổi thuốc gây mê, bắt được con khỉ đuôi lợn, giới tính đực, nặng khoảng 10 kg và đưa về cứu hộ, chăm sóc sức khỏe theo quy định.
Cùng ngày, kiểm lâm cũng đã tiếp nhận đưa về cứu hộ 2 con trăn đất do ông Trần Văn Hoàng (xã Vĩnh Lộc B, H.Bình Chánh) tự nguyện bàn giao.
Hai con trăn đất (gồm 1 cái, 1 đực, nặng khoảng 12 đến 14 kg và mỗi con trăn có chiều dài gần 3 m) có tên khoa học là Python bivittatus, thuộc nhóm IIB trong danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm.
Hai con trăn đất được ông Hoàng nuôi từ nhỏ, đến nay đã được 7 năm và ông muốn thả trăn về tự nhiên.
Trăn đất được người dân bàn giao cho kiểm lâm để thả về tự nhiên.Ảnh T.L
Trước đó ngày 31.8, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM phối hợp thả 65 cá thể động vật hoang dã vào Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai (xã Mã Đà, H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai).
Số cá thể động vật hoang dã được thả về tự nhiên gồm 15 loài như: trăn đất, cầy vòi hương, khỉ đuôi dài, khỉ đuôi lợn, chim cao cát bụng trắng, rùa ba gờ, rùa đất lớn, rùa hộp lưng đen, rùa núi vàng, rùa răng…
Những động vật này được Chi cục Kiểm lâm TP.HCM tiếp nhận từ người dân tự nguyện bàn giao và đưa về cứu hộ, chăm sóc tại trạm cứu hộ động vật hoang dã, sau đó thả chúng về môi trường tự nhiên để sinh sống, phát triển.
Thả 53 cá thể động vật hoang dã quý hiếm về môi trường tự nhiên
Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) vừa tiến hành thả 53 cá thể gồm nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm về môi trường tự nhiên.
Sáng 20.7, Vườn quốc gia Vũ Quang cho biết đơn vị vừa tiến hành thả 53 cá thể động vật hoang dã về môi trường tự nhiên thuộc lâm phần đơn vị quản lý.
Chuyên gia thuộc Tổ chức Động vật châu Á cùng tham gia thả 53 cá thể động vật hoang dã quý hiếm về môi trường tự nhiên thuộc Vườn quốc gia Vũ Quang
Các cá thể động vật hoang dã này do vườn tiếp nhận từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh bàn giao để cứu hộ, chăm sóc trước đó.
Trong số 53 cá thể động vật hoang dã được thả vào ngày hôm qua (19.7), có 7 con khỉ vàng, 15 khỉ đuôi lợn, 1 con khỉ mặt đỏ, 23 con rùa, 1 con kỳ đà hoa và 6 con trăn đất. Tất cả những con vật này đều thuộc nhóm 1B, 2B nguy cấp, quý hiếm cần được ưu tiên bảo vệ.
Một con trăn đất nặng hàng chục cân được thả về rừng
Lãnh đạo Vườn quốc gia Vũ Quang cho biết, từ đầu năm đến nay, đơn vị đã tiếp nhận, cứu hộ, chăm sóc và thả về môi trường tự nhiên khoảng 300 cá thể động vật hoang dã. Những con vật sau khi được thả về rừng sẽ tiếp tục được đơn vị theo dõi, bảo vệ.
Vườn quốc gia Vũ Quang nằm ở phía tây bắc tỉnh Hà Tĩnh, cách TP.Hà Tĩnh 60km. Vườn nằm trên địa bàn hành chính của 3 huyện miền núi Hương Sơn, Vũ Quang và Hương Khê, có 60km giáp biên giới Việt - Lào.
Khu hệ động vật của Vườn quốc gia Vũ Quang có sự góp mặt của 94 loài thú thuộc 26 họ, 315 loài chim, 58 loài bò sát, 31 loài lưỡng cư, 88 loài cá xương, 316 loài bướm, 73 loài kiến và 28 loài nhện.
Trong đó có 46 loài thú, 21 loài chim, 20 loài bò sát, 2 loài lưỡng cư và 1 loài cá xương nằm trong Danh lục IUCN (2017) và Sách đỏ Việt Nam và Nghị định 06 của Chính phủ cần được ưu tiên bảo tồn.
Vườn quốc gia Vũ Quang có giá trị sinh học lớn bởi đây là một trong những nơi cư trú cuối cùng của một số loài có ý nghĩa quan trọng cho công tác bảo tồn.
Tại đây có có sự hiện diện của nhiều loài đặc hữu cho cả Việt Nam và Lào. Trong số đó có những loài đặc trưng, quý hiếm như sao la (Pseudoryx nghetinhensis), mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), mang Trường Sơn (Megamuntiacus truongsonensis), thỏ vằn (Nesolagus timinski), cầy vằn bắc (Migalus owstoni), chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus), vượn đen má trắng (Hylobates leucogenys), gà lôi lam đuôi trắng (Lophura hatinhensis), rắn lục sừng (Trimeresurus cornutus), ếch cây sần Bắc Bộ (Theloderma corticale)...
Trăn dài hơn 2m chui vào chuồng nuốt con bê 2 tháng tuổi ở Hà Tĩnh Trong lúc đi ra trang trại của gia đình, chị Nguyễn Thị Thủy ở Hà Tĩnh tá hỏa khi phát hiện một con trăn đất nặng dài hơn 2m đang bị mắc kẹt tại chuồng gà do trước đó đã nuốt chững một con bê. Sáng 10-5, tin từ UBND xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh), cho hay đơn vị...