Thói sống ảo được vạch mặt như thế nào trong phim “The Circle”
Quy tụ dàn sao sáng giá và gửi gắm thông điệp mạnh mẽ, “The Circle” vẫn chỉ dừng lại là một nỗi thất vọng.
Ra mắt gần như không kèn không trống phòng vé tuần vừa rồi, The Circle là một cố gắng thất bại của STX Entertainment ngay cả khi có sự góp mặt của những cái tên như Tom Hanks hay Emma Watson. Dựa trên nguyên tác tiểu thuyết cùng tên xuất bản năm 2013 của nhà văn Dave Eggers, The Circle có thông điệp cốt lõi khá lôi cuốn, nhưng dường như đạo diễn James Ponsoldt lại gặp rất nhiều rắc rối để diễn tả bằng ngôn ngữ điện ảnh.
Bộ phim rao giảng về thói “sống ảo”
The Circle mô tả về một tương lai nơi con người sống với các câu hỏi về tiềm năng chưa được khai phá. Mae Holland (Emma Watson) – một người trẻ được may mắn chọn vào làm ở công ty công nghệ danh tiếng bậc nhất thế giới – đã trở thành người tiên phong trong phong trào bộc lộ hoàn toàn bản thân mà cụ thể là gắn camera trực tuyến 24/7 để cả thế giới thấy (trừ ba phút đi toilet).
Câu hỏi mà The Circle đặt ra là con người có thể đi xa tới đâu trong việc chia sẻ và sở hữu kiến thức. Hình tượng của Mae đại diện cho một thế hệ người trẻ sẵn sàng thử thách bản thân, luôn “đói khát” công nghệ và đặt ra một thứ ranh giới mới cho nền tảng đạo đức.
Động cơ sử dụng mạng xã hội của Mae là tổng hòa của nhiều lí do mà mỗi người trong chúng ta đều có thể viện dẫn. Từ việc hòa nhập vào thứ “cộng đồng” ảo sôi nổi trong công ty, tiện chăm sóc bố mẹ già cho tới mục đích cao cả hơn là khai phá tiềm năng chưa được tận dụng hết của con người (chính là nỗi sợ của Mae), nhân vật này gia nhập và nhanh chóng dẫn đầu xu thế như một khát khao của bất kỳ thanh thiếu niên nào.
Trường hợp của Mae được phát hiện và nâng đỡ bởi Eamon Bailey (Tom Hanks) – một CEO công nghệ mà chân dung gợi nhắc đến những ông chủ của Twitter, Apple hay Facebook. Trí tuệ và đầy tham vọng, Bailey hướng con người đến sự tự hoàn thiện mà như ông nói: “Chia sẻ là quan tâm” và “Biết nhiều là tốt, nhưng biết tất cả thì lại càng tốt hơn”.
Video đang HOT
Eamon và Mae là hai vị trí trong nấc thang người dùng của mạng xã hội. Một người đến từ tầng lớp người dùng, sử dụng các tiện ích và chia sẻ với mục đích cá nhân nhưng lại chiếm đa số. Còn một người, sản sinh ra thứ tôn giáo công nghệ này, nắm trong tay quyền sinh quyền sát và động cơ khó lường. Cả hai chia sẻ với nhau quyền lực của mạng xã hội, nơi cái chết của những người như Mercer hay tình trạng sức khỏe cha của Mae được quyết định bằng những cái click chuột.
Một kịch bản “thanh niên nghiêm túc” và thiếu điểm nhấn
Ngay cả khi The Circle được xếp loại phim kinh dị đi nữa, thì cũng có quá nhiều điều mà thế giới thực của chúng ta đang sống còn đáng sợ hơn trong phim. Cách bộ phim dành quá nhiều thời gian để xếp đặt, tạo ra luật chơi của Vòng tròn và nhử người xem đi vào một mê cung khiến khán giả quá mệt mỏi để theo dõi đến kết quả cuối cùng.
Nhân vật Mae của Emma Watson đáng ra nên được xây dựng với sự khác biệt đủ để thao túng thế giới ảo như những gì mà nhiều người nổi tiếng trên thế giới đang làm. Thay vào đó, chân dung của nhân vật được rút gọn lại thành một khuôn mẫu: gái nhà nghèo có học may mắn được làm trong công ty to và bỗng dưng thành người nổi tiếng qua một đêm nhưng rồi tận dụng điều đó để lật đổ hệ thống.
Có cảm giác như Mae là nhân vật “đổi phe” cực nhanh khi gió đổi chiều. Cô vừa gật gù đồng ý với Bailey về việc: “Chính những lời gian trá đã đưa chúng ta tới rắc rối” thì lát sau đã vạch mặt cả hai người sáng lập của công ty.Với thành công thương mại của Beauty and the Beast, người ta kỳ vọng The Circle sẽ là một góc độc lập mà diễn xuất của Emma Watson được tỏa sáng. Thế nhưng những gì mà khán giả nhận được vẫn chỉ là một nữ diễn viên mặt “khó đăm đăm” với biểu cảm đơn điệu trên màn ảnh.
Đổi lại, Tom Hanks khá tròn vai trong một người khổng lồ công nghệ khó lường. Đây không phải là một vai diễn khó khăn đối với ngôi sao gạo cội chủ nhân của Oscar, nhưng việc kịch bản không cho phép Bailey có nhiều vai trò trong toàn bộ câu chuyện đã làm sức hút của Hanks trên màn ảnh giảm đi đáng kể.
Cũng khai thác các góc nhìn về tương lai công nghệ, thì tập phim Nosedive thuộc series truyền hình Black Mirror của Charlie Brooker còn hấp dẫn và cụ thể hơn nhiều những gì xảy ra trong The Circle. Trường hợp của phim nói lên tầm quan trọng của cách câu chuyện được kể như thế nào, chứ không phải câu chuyện đó là gì.
Theo Trithuctre
Blood Father - "Bố ơi! Mình đi đâu thế" theo phong cách Quentin Tarantino
"Blood Father" là phiên bản Mỹ của câu thành ngữ "con dại cái mang".
Blood Father giống như một bộ phim hạng B thường thấy khi có một ngân sách đầu tư nhỏ cùng sự góp mặt của một cựu ngôi sao lớn tuổi và những gương mặt trẻ vô danh, thêm nữa, thông điệp của phim cũng không phải quá đao to búa lớn.
Mel Gibson với râu ria hoang dại, cơ bắp vạm vỡ bất chấp tuổi tác dù ăn mì gói hằng ngày, sống bằng nghề đi xăm trong một cái xe cũ, với bạn hàng là những cư dân quanh quẩn tại nơi hoang mạc với súng đạn, tội phạm và những chuyến xe bụi mù. Đọng lại ở bộ phim sau khi credit kết thúc, là một giấc mơ về miền Tây đã tàn lụi đi rất nhanh trong lòng người Mỹ, đặc biệt trên màn ảnh rộng nó càng được khắc họa một cách tàn bạo và chân thực.
Nội dung quen thuộc
Được đạo diễn bởi Jean-Franois Richet, Blood Father lấy cảm hứng từ tiểu thuyết cùng tên của Peter Craig, đồng biên kịch Andrea Berloff. Về cơ bản, nội dung phim là chiến dịch giải cứu kết thúc bằng việc hai bố con tự cứu lẫn nhau: John Link (Mel Gibson) và Lydia (Erin Moriarty). Cô con gái rượu sau nhiều năm bặt vô âm tín hưởng thụ với bạn trai giàu kếch sù đã dính vào một loạt rắc rối khiến cô nàng phải ngoan ngoãn chạy về cầu cứu ông bố thợ xăm người đang cố gắng đạt tiêu chuẩn đi thi Vui - Khỏe - Có ích.
Chương trình của ông lão bị biến thành phiên bản kết hợp giữa Cuộc đua kì thú và Bố ơi! Mình đi đâu thế. Link phải tạm biệt tình trai với ông hàng xóm kiêm bảo mẫu của mình, để bảo vệ cho cô con gái 17 tuổi với ngoại hình nảy nở của một phụ nữ 20 trở ra. Nội dung của 88 phút phim hành động và đối thoại đốp chát được xây dựng trên những chất liệu rất thô mà đạo diễn Richet từng ưa thích sử dụng trong các phim trước của mình như Assault on Precinct 13 hay Mesrine.
Tình cha con đặt trong vòng lao lý
Nổi bật giữa bộ phim chính là Mel Gibson trong vai John Link. Dù rằng râu tóc đã che nửa khuôn mặt, dù rằng nửa còn lại nhăn nheo như bản đồ sa mạc California nơi nhân vật này ở, Mel Gibson vẫn cho ta thấy tầm của một anh hùng trên xa lộ như Mad Max ngày nào. John trong Blood Father là hiện thân của một linh hồn tù tội nay đã mệt mỏi muốn hướng thiện, một con người có thể miêu tả bằng một câu nói: "So what?". Phong cách tưng tửng, chất hiện thực thô ráp được khắc họa trong cách Link buộc phải đối mặt với quá khứ tội phạm xưa cũ và đứng trước nỗi sợ hãi mang tên "Không biết dạy con".
Cô con gái của John, Lydia thuộc tuýp nhân vật tóc vàng hoe mà đợi gần hết phim mới chịu nhuộm đúng màu tóc, dính vào rắc rối với tay buôn thuốc Mexico mà vẫn hớn hở tưởng là nhà buôn bất động sản. Nếu như nhân vật Lydia được xây dựng một cách gai góc hơn, hoặc ngốc nghếch hẳn đi, có lẽ Blood Father sẽ càng hấp dẫn.
Tuy nhiên, bộ phim vẫn còn đó những chiêu trò khác thu hút người xem. Những cuộc đụng độ tóe lửa, các cuộc thanh trừng sau song sắt nhà tù và các mối liên hệ xưa cũ đặc trưng của phong cách hoài cổ viễn Tây được Blood Father xây dựng có bài bản và cực kì lôi cuốn khán giả. Không quá cầu kì như Taken 3, tình cha con trong Blood Father thực tế đến phũ phàng. Những màn đối thoại ngắn ngủi giữa hai cha con liên tục bị gián đoạn bởi tiếng súng đạn, những khoảnh khắc bày tỏ tình yêu thương bị ngắt quãng bởi trốn chạy. Thông điệp về tình phụ tử trong phim không đặt nặng tính giáo điều và càng không rơi vào cảnh sến súa do được thêm thắt những chi tiết hài hước có duyên.
Dòng phim trả thù được tiên phong bởi Charles Bronson vào thập niên 70, 80 và được Liam Neeson đưa lên một đỉnh cao mới trong những năm gần đây. Với thể loại phim này, ông bố có quyền sử dụng vũ lực để cứu con và tiêu diệt kẻ thù trong khi người xem hoàn toàn đồng ý với quyết định trên.
Blood Father mà cụ thể là nhân vật John Link rất gần với suy nghĩ của người Mỹ, khi thường trực trên môi là những lời châm biếm hài hước pha lẫn chua xót, thậm chí đôi lúc phân biệt chủng tộc. Tác phẩm không thể đạt tới tầm bom tấn, nhưng với nội dung chặt chẽ, thực tế và tính hài hước sâu cay, Blood Father vẫn xứng đáng là một bộ phim hành động đáng "đồng tiền bát gạo", là bài học cho những ông bố có con gái mới lớn.
Theo Ngọc King / Trí Thức Trẻ
Don't Breathe - Kịch tính và đầy trăn trở Sau bản remake thành công của Evil Dead, đạo diễn Fede Alvarez tiếp tục khiến khán giả sợ hãi với "Don't Breathe". 2016 có thể là một năm đầy thất vọng của những bom tấn, nhưng trên địa hạt phim kinh dị thì dường như đây chính là năm ăn nên làm ra đối với các tác phẩm có kinh phí thấp. Không...