Thói quen xấu và hơn nửa đội hình nhận thẻ
FIFA đã phạt đội tuyển Việt Nam khoảng 150 triệu đồng vì hơn nửa đội hình nhận thẻ vàng trong một trận đấu ở vòng loại cuối World Cup 2022.
Các học trò ông Park Hang-seo bị phạt 6.000 franc Thụy Sĩ ( khoảng 150 triệu đồng) trong trận thua Saudi Arabia 0-1 trên sân Mỹ Đình ngày 16-11 năm ngoái với sáu thẻ vàng của Quế Ngọc Hải, Thành Chung, Tuấn Anh, Văn Toàn, Công Phượng và Văn Đức.
Trong số này, đội trưởng Quế Ngọc Hải và Tuấn Anh bị hai thẻ vàng khiến phải vắng mặt ở trận làm khách gặp Úc ngày 27-1. Đây là lần đầu đội tuyển Việt Nam (VN) bị phạt tiền do FIFA quy định một đội bóng trong trận đấu nhận năm thẻ vàng sẽ phải đóng phạt. Án phạt trên xảy đến trong bối cảnh học trò ông Park đang chịu mang tiếng là đội bóng bị phạt đền nhiều nhất ở vòng loại cuối cúp thế giới 2022 khu vực châu Á.
Quế Ngọc Hải tại vòng loại cuối World Cup 2022. Ảnh: AFC
Đội tuyển VN đã toàn thua sáu trận và không còn cơ hội đi tiếp. Họ còn nhận thêm năm quả phạt đền, phần lớn do lỗi chơi xấu bị công nghệ hỗ trợ trọng tài (VAR) phát hiện. Điều này ai cũng thấy phần nhiều do thói quen hay phạm lỗi mà ở giải quốc nội số đông cầu thủ thường qua mặt trọng tài hoặc được châm chước nhưng khi ra đấu trường quốc tế, đặc biệt là có VAR soi thì không thể che giấu.
Việc bị thẻ phạt nhiều và thua nhiều đã nói thay cho đẳng cấp yếu hơn ở sân chơi lớn của đội tuyển VN so với những đội bóng hàng đầu châu lục nhưng không vì thế mà bao biện cho thói quen hay phạm lỗi tồn tại. Nói đúng hơn nó cũng là căn bệnh mà ở những giải trong nước cầu thủ VN hay lạm dụng trong khi sự nghiêm minh của trọng tài và ban tổ chức giải không đủ để đưa cầu thủ vào kỷ cương.
Những cú vung tay vào mặt đối phương hay các pha chơi xấu kín của nhiều cầu thủ VN thường dễ dàng đánh lừa trọng tài ở các sân chơi quốc nội, thậm chí “vua sân cỏ” còn bị tình trạng e ngại cầu thủ nổi tiếng, hoặc là đội của ông A, ông B, ông C… Cũng có trọng tài nghiêm minh nhưng sự nghiêm khắc của một vài trọng tài lại không đủ để làm thay đổi thói quen xấu của cầu thủ. Chưa kể có trọng tài nghiêm nhưng lại gặp những chống đối bất lợi và thấy lạc lõng trong tiếng nói chung của trọng tài.
Ngay ở AFF Cup 2020, cú sút vào người Supachok đang nằm sân hay pha vung tay vào mặt một hậu vệ Indonesia của đội trưởng Quế Ngọc Hải đáng bị thẻ đỏ nếu trọng tài nghiêm khắc hay được hỗ trợ bởi công nghệ VAR.
Dĩ nhiên, có những tình huống cầu thủ ham bóng hoặc chấp nhận bị thẻ để ngăn cản một pha bóng nguy hiểm vẫn có thể thông cảm, hơn là thói quen đá xấu, đá láo và còn được khen là đá kín của một bộ phận cầu thủ khoác áo tuyển quốc gia.
VFF phải nộp phạt một số tiền lớn để nhắc nhở các học trò ông Park hạn chế tối đa hoặc không gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần fair play ở các trận đấu quốc tế.
Độ i tuyển V iệt Nam năm lần bị phạt đền
Theo thống kê, thầy trò HLV Park Hang-seo là đội bóng chịu nhiều phạt đền 11 m, nhiều nhất trong số 12 đội bóng có mặt ở vòng loại cuối World Cup 2022. Ở vòng loại thứ hai, thủ môn Đặng Văn Lâm cản phá thành công cú sút 11 m của Theerathon trong trận hòa Thái Lan, còn lại đều thua. Hai bàn thua sau đó trên chấm phạt đền trước Malaysia và UAE ở vòng loại thứ hai do những pha phạm lỗi trong vòng cấm của Đoàn Văn Hậu, thủ môn Tấn Trường. Còn ở trận ra quân vòng loại thứ ba, đội tuyển VN dẫn bàn trước Saudi Arabia nhưng chiếc thẻ đỏ của Duy Mạnh để bóng chạm tay khiến bị phạt đền và Quế Ngọc Hải đá xấu chịu 11 m thêm lần nữa đã khiến đội nhà thua ngược 1-3. Cũng cần biết năm đối thủ của thầy trò ông Park ở bảng B mới có tổng cộng ba lần chịu phạt đền. TT
Tuyển Việt Nam: Quyết vô địch AFF Cup, củng cố 'ngai vàng' Đông Nam Á
Chuỗi 6 trận thua liên tục ở vòng loại cuối World Cup 2022 sẽ không khiến vị thế của tuyển Việt Nam ở Đông Nam Á lung lay, nhưng thành tích ở AFF Cup 2020 thì khác.
Bốn năm sau khi HLV Park Hang Seo đặt chân tới Việt Nam, ĐTQG đang lùi dần về thứ hạng cũ trên bảng xếp hạng FIFA.
Thời điểm nhà cầm quân người Hàn Quốc ký hợp đồng, tuyển Việt Nam đứng hạng 130. Ông đặt mục tiêu đưa đội vào nhóm 100 đội mạnh nhất và quả thực đã làm được. Song, sáu trận thua ở vòng loại thứ ba đẩy đội tuyển rơi xuống hạng 99.
Bốn trận còn lại, tuyển Việt Nam gặp Nhật Bản, Australia, Trung Quốc và Oman. Hai đội đầu thường xuyên dự World Cup và có lợi thế sân nhà ở lần gặp tới, còn Oman, Trung Quốc đều đang khát điểm đua vé play-off. Nguy cơ rơi khỏi top 100 của tuyển Việt Nam là rất lớn.
Tuyển Việt Nam thua sáu trận liền ở vòng loại thứ ba World Cup 2022. (Ảnh: Hồng Nam)
Tất nhiên, tuyển Việt Nam có rơi 10, 20 bậc do vòng loại thứ ba World Cup, đấy cũng không phải thảm họa.
Thầy trò HLV Park Hang Seo có thể trở lại những ngày nằm ngoài top 100, đổi lại, các cầu thủ tích lũy kinh nghiệm mà dùng tiền chưa chắc đã mua được. Nếu không phải vì vòng loại World Cup, cùng lắm bốn, năm năm một lần, tuyển Việt Nam mới được gặp Nhật Bản, Australia.
Dù vậy, tuyển Việt Nam có thể lùi dần về chỗ đứng cũ, tức là trở lại thời bất lực ở châu Á, rồi chật vật ở Đông Nam Á, nếu không nhanh chóng lấy lại đẳng cấp ở AFF Cup.
Bài học của Thái Lan ở vòng loại World Cup 2018 được nhắc lại nhiều lần, như cạm bẫy bất cứ đội tuyển mới nổi nào cũng có thể vấp phải. Sau những trận thua liên tiếp cách đây bốn năm, Thái Lan đoạn tuyệt với HLV Kiatisak Senamuang. Nhà cầm quân Thái Lan buộc phải từ chức khi bị lãnh đạo gây áp lực.
Nhưng, sa thải Kiatisak không phải quyết định sai lầm duy nhất của Liên đoàn bóng đá Thái Lan (FAT). Tại AFF Cup 2018, tuyển Thái Lan không triệu tập bốn ngôi sao đang chơi ở J-League, gồm Chanathip Songkrasin, Theerathon Bunmathan, Teerasil Dangda và Kawin Thamsatchanan.
Đội bóng xứ Chùa vàng chơi với đội B, kết cục là bị loại ở bán kết với quả phạt đền hỏng ở phút cuối của Adisak Kraisorn - tiền đạo sẽ không có suất đá chính nếu Thái Lan kiên quyết gọi Dangda.
Thái Lan gọi lại Chanathip (thứ hai từ phải qua) và Theerathon để đá AFF Cup.
Thất bại ở AFF Cup 2018 để lại nhiều hệ lụy hơn so với tưởng tượng của FAT. Cầu thủ mất niềm tin vào HLV Rajevac. Hai tháng sau, Thái Lan bị loại ở vòng 1/8 Asian Cup, còn HLV Rajevac bị sa thải sau trận thua 1-4 trước Ấn Độ.
Tuyển Việt Nam nên chơi AFF Cup với thái độ nào? Đây là câu hỏi nhiều người đặt ra khi đội lọt vào vòng loại cuối. Nhiều người cho rằng, thầy trò ông Park nên tập trung cho vòng loại World Cup, còn AFF Cup là nơi rèn quân trẻ. Lý do, tuyển Việt Nam vô địch giải này hai lần, không cần đặt nặng vấn đề thành tích.
Dù vậy, những thất bại dù tâm phục khẩu phục hay tiếc nuối ở "biển lớn" World Cup, cũng cho thấy khoảng cách của tuyển Việt Nam với những đội tuyển hàng đầu châu lục. Ranh giới chia cách giữa bóng đá Việt Nam và Ả Rập Xê Út lớn hơn một bàn mong manh từ quả đánh đầu ngược của Yahya Al-Shehri.
Hiện World Cup vẫn là giấc mộng với tuyển Việt Nam, mà mục tiêu thiết thực nhất, với HLV Park Hang Seo là làm thế nào để góp mặt ở vòng loại cuối thêm nhiều lần trong tương lai.
Video: Tuyển Việt Nam thua tối thiểu trước Nhật Bản
Tuyển Việt Nam đang ở trạng thái mông lung: đứng đầu Đông Nam Á, nhưng còn kém quá xa tốp đầu châu Á. Bốn năm trước, Thái Lan hời hợt với AFF Cup để đuổi theo giấc mộng châu Á. Điều này không cho thấy con đường của người Thái là sai.
Tuy nhiên, phải mất nhiều thời gian, tiền của và nỗ lực để thu hẹp cách biệt với nhóm các đội hàng đầu châu Á, nhưng chỉ cần một giải đấu, thậm chí một trận đấu tai hại như cách Thái Lan sụp đổ trước Malaysia năm 2018 để trở về số 0.
Thái Lan muốn sửa sai ở giải này với hai cuộc đàm phán để Theerathon, Chanathip về đá AFF Cup, cùng bản hợp đồng ngắn hạn với HLV Alexandre Polking, chỉ nhằm phục vụ giải đấu từng coi là "ao làng".
HLV Polking được giao nhiệm vụ giúp Thái Lan vô địch AFF Cup.
Quang Hải cùng đồng đội là đương kim vô địch AFF Cup. Bốn năm qua, không đội Đông Nam Á nào hơn Việt Nam về thành tích. Song, cục diện khu vực có thể thay đổi chỉ sau một, hai cú sẩy chân, nếu đội bóng của HLV Park Hang Seo thiếu tập trung.
Nhìn rộng ra, hai trận gần nhất với Thái Lan, Việt Nam đều hòa và không ghi bàn. Ba trận gặp Malaysia, Việt Nam chỉ thắng tối thiểu. Đấy là khi HLV Park Hang Seo có lực lượng mạnh nhất, khác xa tình cảnh chắp vá chằng chịt hiện tại. Chưa kể, lối đá của tuyển Việt Nam với từng ấy bài vở, con người đã bị mổ xẻ kỹ.
Nhà cầm quân người Hàn Quốc hiểu điều này và cũng không đánh giá thấp các đối thủ ở AFF Cup. Hôm 19/11, ông gọi 33 cầu thủ, gồm 27 cầu thủ đội một và sáu cái tên giỏi nhất của U23. Những cầu thủ được gọi là trụ cột ĐTQG ở vòng loại World Cup, hoặc đã đá đủ hai trận cùng đội U23 ở vòng loại châu Á.
HLV Park Hang Seo còn định gọi cả Đỗ Hùng Dũng lên đội. Tức là về mặt con người, ông đã vét cạn tài nguyên của bóng đá Việt Nam. Chuyến tập huấn 10 ngày ở Vũng Tàu - nơi có khí hậu tương đồng Singapore, cùng cách tuyển quân của ban huấn luyện cho thấy tuyển Việt Nam sẽ đá AFF Cup bằng tất cả những gì tốt nhất.
Tuyển Việt Nam sẽ chơi mọi đấu trường bằng tất cả khả năng. Đó là thái độ cần thiết với những đội tuyển đang chơi vơi giữa những chông chênh tham vọng.
Mới nhậm chức, HLV Trung Quốc đã bị dọa sa thải nếu không thắng tuyển Việt Nam HLV Li Xiaopeng của tuyển Trung Quốc đang đối mặt với áp lực không hề nhỏ trước trận gặp Việt Nam ở vòng loại cuối World Cup 2022. Bóng đá Trung Quốc trong thời gian gần đây xuất hiện nhiều biến động. Một trong số đó phải kể tới việc HLV Li Tie từ chức vị trí thuyền trưởng tuyển Trung Quốc. Trong...