Thói quen xấu gây hại phanh ôtô
Rất nhiều thói quen vô tình của người lái xe có thể gây hại cho phanh ôtô, dẫn đến các trục trặc, hư hỏng về lâu dài.
Thường quên kéo phanh tay
Thói quen không kéo phanh tay khi dừng hoặc đỗ xe không những là nguyên nhân khiến cho phanh tay nhanh hỏng, mà còn là nguyên nhân chính gây nên những vụ tai nạn ôtô.
Do bản chất tác dụng của phanh tay để xe giữ đứng yên, nhưng nếu quên kéo phanh tay sẽ khiến xe bị trôi, đặc biệt ở trên đoạn đường dốc. Còn với trường hợp đã về số P (đỗ) mà phanh tay chưa được kéo, sẽ khiến bánh răng cóc trên hộp số bị hao mòn nhanh và không đạt được tác dụng tối đa.
Quên hạ hoặc hạ chưa hết phanh tay
Đối với trường hợp người sử dụng ôtô quên hạ hoặc hạ chưa hết phanh tay và cho xe vận hành, lúc này, guốc phanh và má phanh vẫn còn áp sát vào tang trống (hoặc đĩa phanh). Ma sát lớn giữa má phanh và tang trống sẽ sinh nhiệt lớn khi xe chạy, làm cho má phanh có thể bị cháy.
Video đang HOT
Thông thường, khi gặp trường hợp này, một số xe thường phát tín hiệu thông qua đèn cảnh báo bật sáng trên đồng hồ trung tâm để nhắc nhở người lái. Trong trường hợp người lái vẫn không để ý đèn cảnh báo, sau khi cho xe chạy sẽ cảm nhận được độ nặng của xe kèm theo mùi khét từ hệ thống phanh.
Bên cạnh đó, các hệ thống cảm biến gắn trên cụm phanh như hệ thống chống bó cứng phanh ABS cũng có thể bị hỏng. Tuy nhiên, điều nguy hiểm hơn là nhiệt phát sinh có thể làm sôi dầu phanh dẫn đến hậu quả là phanh mất tác dụng.
Quên hạ hoặc hạ chưa hết tay phanh. Ảnh: Cartimes.vn
Hạ phanh tay khi xe chưa dừng hẳn
Thật ra, phanh tay không được thiết kế cho khả năng dừng khi xe đang chạy, mà chỉ để giữ xe đứng yên khi xe đã dừng. Trong trường hợp xe đang di chuyển hay chưa dừng lại hẳn, nếu tài xế sơ suất kéo phanh tay, lực phanh tác động lên 2 bánh sau có thể dẫn đến hiện tượng trượt bánh, gây nguy hiểm.
Rà phanh khi đổ dốc hoặc xuống đèo.
Việc rà phanh sẽ tạo ra nhiệt lượng lớn có thể gây cháy và cong vênh má phanh với phanh đĩa, hoặc trống phanh với phanh tang trống. Có thể dẫn đến tình trạng mất phanh, nguy hiểm đến tính mạng người ngồi bên trong xe.
Khi điều khiển đổ đèo hoặc xuống dốc, nên chuyển sang chế độ bán tự động với xe dùng hộp số tự động, chuyển về số thấp đối với số sàn. Tuân theo nguyên tắc ‘lên số nào, xuống số đó’. Hệ thống truyền động sẽ hãm tốc độ xe lại, giảm áp lực cho hệ thống phanh.
Không bảo dưỡng phanh thường xuyên.
Một số chủ phương tiện có suy nghĩ là thay thế dầu bôi trơn đã là bảo dưỡng định kỳ mà quên đi các hạng mục khác.
Việc bảo dưỡng định kỳ phanh giúp loại bỏ những mạt bám trên bề mặt tiếp xúc, phát hiện lỗi trên hệ thống phanh, tránh nguy cơ má phanh bị kẹt, phanh không bám nhả theo đúng ý người lái, gây mất an toàn khi sử dụng.
Các chủ xe thường có xu hướng thay dầu nhớt theo chu kỳ cố định dựa trên số km, mà quên rằng việc thay nhớt còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác.
Nguy hiểm thói quen cho trẻ em hóng gió trên nóc ô tô
Không giống như trước đây, ngày nay, nhiều xế hộp từ những dòng bình dân đến tầm trung đều được trang bị cửa sổ trời.
Cửa sổ trời vốn dĩ là nơi giúp cho xe thoáng khí, giảm lượng khí độc tích tụ trên xe và giúp chủ xe tận dụng nguồn sáng và không khí tự nhiên. Cửa sổ trời còn là lối thoát hiểm khi xe gặp tai nạn mà cửa xe không mở được. Tuy nhiên, với sự "sáng tạo" của các bậc phụ huynh, ngày nay cửa sổ trời lại là vị trí hiệu quả cho trẻ em hóng mát, thò đầu ra cho bớt say xe.
Chính vì vậy, hình ảnh những đứa trẻ đùa vui, hò hét thò đâu ra trên nóc ô tô không còn là quá xa lạ. Nhiều người cho rằng việc con em mình đứng chơi, thò đầu ra ngoài cho mát như vậy không vấn đề gì vì họ chạy chậm, các em nhỏ đứng chơi cũng không ảnh hưởng đến người lái nên các bậc phụ huynh vẫn vô tư để con em mình "hóng gió".
Tuy nhiên, thực tế cho thấy đã có nhiều trường hợp trẻ em gặp tai nạn khi thò đâu lên của sổ trời trong khi phương tiện vẫn đang lưu thông. Đây là hành vi tiềm ẩn nhiều nguy hiểm bởi có rất nhiều tình huống không ngờ có thể xảy ra. Điển hình như xe gặp tình huống bất ngờ phải phanh gấp hay có xe đâm từ phía sau hay trẻ em hiếu động đùa nghịch trèo ra khỏi cửa sổ. Khi có tác động ngoại lực như vậy, trẻ sẽ bị văng ra khỏi cửa sổ trời. Việc ngã từ trên nóc xe xuống mặt đường sẽ gây ra thương tích lớn hơn và tỷ lệ thuận với tốc độ di chuyển. Chưa kể đến việc khi ngã có thể bị cuốn vào gầm xe hoặc bị các xe khác chèn lên gây nguy hiểm chết người.
Ngoài ra, khi thò ra trên nóc ô tô qua cửa sổ trời, các em rất dễ gặp nguy hiểm bởi những cành cây trên đường hay hệ thống dây điện bắc ngang đường, những vật thể không ngờ văng ra từ những phương tiện giao thông khác.
Mặc dù, việc để trẻ em "hóng mát" trên cửa sổ trời ô tô rất nguy hiểm nhưng ở Việt Nam hiện nay chưa có quy định nào cụ thể về hành vi này. Do đó, để tự bảo vệ con em mình, các bậc phụ huynh cần thay đổi suy nghĩ, không để con tre tự do vui đùa, thò ra trên nóc ô tô mà phải ngồi đúng vị trí, thắt dây an toàn khi tham gia giao thông.
Cân chỉnh góc bánh xe ô tô ngay lập tức nếu thấy những điều này Việc cân chỉnh góc bánh xe ô tô sẽ giúp tăng tuổi thọ của lốp, nâng cao an toàn khi vận hành xe. Nếu xảy ra mất cân bằng giữa các bánh xe sẽ xảy ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng Thông thường các lái xe chỉ tiến hành cân bằng động cho lốp khi thay lốp mới hoặc kiểm tra...