Thói quen uống nước nguy đến tính mạng
Nước là chất dinh dưỡng tuy không cung cấp năng lượng nhưng đặc biệt cần thiết cho một cơ thể sống. Nước tham gia vào tất cả các quá trình chuyển hoá trong cơ thể người, cần thiết để tiêu hoá thức ăn, hoà tan và hấp thu các vitamin quan trọng, làm mát cơ thể, điều hoà thân nhiệt, bôi trơn các khớp, tăng thải độc chất và loại bỏ chất thải ra ngoài.
Thực tế, các bác sĩ dinh dưỡng đã phát hiện nhiều trường hợp phát bệnh do tuỳ tiện dùng các loại nước uống không đúng cách. Các bác sĩ đã từng phát hiện nhiều trường hợp phát bệnh (táo bón, rối loạn nhịp tim, cao huyết áp…) hoặc đang có bệnh nhưng biểu hiện bệnh trầm trọng hơn do tuỳ tiện dùng các loại nước uống không đúng cách.
Uống nước đun đi đun lại nhiều lần
Nhiều người nghĩ rằng, nước uống đun càng nhiều càng kỹ, càng diệt được vi khuẩn, nước càng sạch. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống nước đun đi đung lại ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Uống nước đun đi đung lại ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Các chuyên gia cho biết, trong nước thường chứa hàm lượng nhỏ nitrat và một số kim loại nặng như chì, cadimium… Sau khi nước đun nóng trong thời gian dài, do quá trình thuỷ phân không ngừng bốc hơi, nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước sẽ tăng lên. Nước đun sôi có chứa nhiều nitrat, khi uống vào trong cơ thể sẽ bị khử trở lại là muối nitric. Mà muối nitric sẽ làm hỏng công năng vận chuyển dưỡng khí trong máu, làm cho tim đập nhanh, hô hấp khó khăn, nặng hơn có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Bên cạnh đó, các kim loại nặng có trong nước đó cũng có hại đối với sức khoẻ con người.
Đợi khát mới uống
Trung bình một người trưởng thành cần uống khoảng 1,5 – 2 lít nước một ngày, chưa tính lượng cung cấp qua nước canh, xúp,… trong bữa ăn. Với trẻ em thì lượng nước đưa vào được tính toán chính xác dựa vào ký lô cân nặng. Mỗi người ở mỗi thời điểm, hoàn cảnh môi trường, mức độ làm việc, tình trạng bệnh lý khác nhau sẽ có nhu cầu nước khác nhau. Nói chung là nên cung cấp đủ nước cho cơ thể để có những hoạt động tốt nhất.
Nhiều người thường đợi đến lúc khát mới uống nước, lúc này cơ thể của bạn đã bị mất 1% nước rồi. Uống nước không phải chỉ để thỏa mãn cơn khát, mà còn để góp vào quá trình tham gia trao đổi chất, để cơ thể hô hấp dễ dàng hơn.
Thời gian dài thiếu nước sẽ làm gia tăng độ đặc của máu, dẫn đến bệnh tim, huyết quản. Ngoài ra, càng không chú ý uống nước, thói quen uống nước sẽ ngày càng ít, cơ thể người sẽ ngày càng khô. Cho nên bất kể khát hay không, bạn đều cần kịp thời bổ sung nước cho cơ thể.
Nước vừa đun sôi uống luôn
Uống nước đun sôi là thói quen tốt, nhưng bạn có biết không thể uống nước ngay khi nó vừa được đun sôi? Bởi nước sinh hoạt chúng ta dùng hàng này đều đã thông qua khử trùng bằng clo, mà clo kết hợp với chất hữu cơ sẽ lưu lại trong nước, sinh ra các hợp chất gây ung thư như halogen hóa hydrocacbon, chloroform.
Video đang HOT
Uống nước vừa đun sôi sinh ra các hợp chất gây ung thư. (Ảnh minh họa)
Sau khi lấy nước vào ấm nên để một lúc rồi hãy đun nước sắp sôi thì mở nắp ra cuối cùng, đợi nước sôi sau 3 phút mới tắt bếp. Làm đúng quy trình này sẽ giúp lượng clo trong nước giảm đạt mức tiêu chuẩn an toàn. Làm như vậy nước mới đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình bạn.
Ăn mặn không uống nước lọc ngay
Ăn quá mặn sẽ dẫn đến huyết áp cao, cũng có thể làm cho sự tiết nước bọt giảm, miệng bị niêm mạc phù nề… Do đó, sau khi ăn mặn, bạn nên uống nhiều nước, tốt nhất là nước khoáng đơn thuần hoặc nước chanh, không nên uống nước có đường, sữa vì đường không giảm được cơn khát.
Trước khi đi ngủ không uống nước
Khi ngủ, do thành phần nước trong cơ thể mất đi, khiến cho nước trong máu giảm, độ dính của máu tăng cao. Ngoài ra, vào những ngày khô, nước còn có tác dụng làm nhuận đường hô hấp, giúp bạn ngủ ngon hơn. Do vậy, trước khi đi ngủ bạn không cần phải uống quá nhiều nước mà chỉ nên uống một, hai ngụm nhỏ là đủ.
Uống nước đóng chai
Nhiều người nghĩ răng, nước đóng chai an toàn hơn nước máy. Thực tế, nước đóng chai có chứa nhiều thành phần khá độc hại cho sức khỏe của bạn. Chưa kể đến việc, những chai đựng nước không được tái chế khi sử dụng và việc lọc nước tại các nhà máy tư nhân không đảm bảo.
Đặc biệt là khi nước đóng chai để ở nhiệt độ cao, hoặc sau khi mở nắp không uống hết kịp thời. Ngoài ra, nước đóng chai không để được ở môi trường nhiệt độ cao, dưới ánh nắng mặt trời. Do vậy, bạn nên hạn chế sử dụng các loại nước này.
Vì vậy, nếu bạn vẫn thích uống nước đóng chai, bạn nên nhớ không được để nước ở môi trường nhiệt độ cao, phơi dưới ánh sáng mặt trời, hoặc để ở cốp xe.
Thay nước bằng cách uống nước có ga
Rất nhiều người chọn các loại nước có ga để uống thay nước, nhưng trong nước có ga thường chứa chất kích tính, nếu bạn uống trong thời gian dài nó sẽ gây bệnh cho bạn.
Nước có ga không có tác dụng bổ sung nước cho cơ thể, mà nó còn làm giảm sự ngon miệng, giảm ham muốn uống nước, ảnh hưởng đến hô hấp và tiêu hóa. Nếu nhất định phải uống nước có vị, bạn cũng cần tuân theo thể chất cơ thể để có những thay đổi thích hợp.
Ngủ dậy không uống nước
Buổi sáng ngủ dậy việc đầu tiên bạn cần làm là uống một cốc nước. Một cốc nước buổi sáng có ý nghĩa ” rất lớn, nó có thể bảo vệ tính mạng của bạn.
Cơ thể sau một đêm trao đổi, chất thải trong cơ thể cần được rửa sạch. Hơn nữa, một cốc nước sẽ làm giảm độ đặc của máu, giúp tăng cường khả năng lưu thông máu của cơ thể.
Không thường xuyên rửa bình lọc nước
Nước đóng bình hay bình lọc nước vốn được sử dụng rất nhiều không chỉ trong gia đình mà còn ở các nơi công cộng, nhưng thường mọi người chỉ uống chứ ít khi nghĩ đến chuyện… cọ rửa chúng cho sạch định kỳ. Nước trong bình lọc nhìn tưởng là sạch nhưng thực tế, mức độ ô nhiễm rất nghiêm trọng. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bạn nên vệ sinh bình lọc nước mỗi tháng 1 lần, mùa hè 2 tuần một lần.
Theo Phạm Minh (Vn.Media)
Mẹo giảm nóng bức đơn giản
Không thể mang điều hòa theo khi trời nóng nhưng bạn có thể tự làm mát cơ thể bằng nhiều cách rất đơn giản sau:
Mặc quần áo chất đay
Mặc quần áo được làm từ đây được xem là phương pháp giải nhiệt tự nhiên bởi chất vải này giúp lưu thông không khí, tạo sự mát mẻ, lại dễ giặt.
Làm mát trọng điểm
Khi bị ốm, mẹ thường đắp một chiếc khăn lạnh lên trán cho chúng ta. Nguyên tắc làm mát trọng điểm cũng tương tự.
Mỗi giờ đồng hồ cứ cho nước mát chảy qua cổ tay của chúng ta khoảng 1 phút để giúp cho điểm mạch của chúng ta được giảm thấp, mát mẻ.
Phun nước vào mặt, trán hay huyệt thái dương cũng có thể có được hiệu quả như thế.
Chi nhỏ bữa ăn
Sau bữa cơm có phải chúng ta thường cảm thấy rất nóng? Điều này không chỉ là do thức ăn nóng mà còn do nhiều thức ăn lại hàm chứa phong phú protein giúp nhen nhóm lên ngọn lửa trao đổi trong cơ thể.
Giải pháp là chia ra nhiều bữa ăn và mỗi lần ăn với lượng ít, như vậy chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái một chút, ngoài ra còn có lợi cho sức khỏe.
Ăn ớt cay
Châu Mỹ Latinh, Ấn Độ, Thái Lan là một trong những nước nóng nhất trên thế giới. Tuy nhiên dân ở các nước này lại thích ăn những món ăn cay nhất trên thế giới. Nguyên nhân từ đâu? Cho đến nay các nhà khoa học vẫn tranh luận không ngừng. Tuy nhiên, nguyên nhân có thể nhất đó là ớt cay là thực phẩm làm cho chúng ta ra mồ hôi. Từ đó đạt được mục đích giảm thấp nhiệt độ cơ thể.
Làm mát cơ thể trước khi ngủ
Rất nhiều người phát hiện những người sinh sống ở vùng có khí hậu nhiệt đới thì chìm vào giấc ngủ là rất khó. Vì vậy trước khi lên giường ngủ bạn nên làm cho cơ thể mát mẻ thì mới dễ dàng ngủ được.
Lấy một túi chườm nóng bình thường thay thế bằng nước lạnh ở phía trong. Dùng túi nước lạnh đó để làm mát mắt cá chân và phía sau đầu gối, rất có hiệu quả. Ngoài ra, mùa hè bạn nên chọn loại gối bông hữu cơ có thể hút mồ hôi và mát mẻ, dùng loại gối này cho tới hết mùa thu.
Dương Hằng
Theo dân trí
Nước gạo lứt: Thanh nhiệt, đẹp da Nước gạo lứt rang, đun uống không chỉ có tác dụng thanh nhiệt gan, làm mát cơ thể trong mùa nóng mà còn chữa tiêu chảy, trúng nắng rất hiệu quả. Cách làm rất đơn giản, trước khi rang không rửa gạo qua nước sạch, chỉ nhặt bỏ những hạt gạo xấu. Gạo lứt đổ vào chảo, dùng đũa đảo đều để hạt...