Thói quen ’sung sướng’ ở giới trẻ dễ dẫn đến vô sinh
Tỷ lệ vô sinh ở Việt Nam ngày càng tăng cao và có xu hướng trẻ hoá. Hiện nay, giới trẻ có lối sống thoải mái hơn, không khoa học và có rất nhiều thói quen xấu ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, nguy hiểm nhất là vô sinh.
M.B (Tổng hợp)
Theo vietnamnet
Tỷ lệ vô sinh của nam và nữ là ngang nhau
Theo thống kê, vô sinh do vợ chiếm khoảng 40%, do chồng chiếm 40%, khoảng 10% do cả 2 vợ chồng và 10% không tìm thấy nguyên nhân. Như vậy, tỷ lệ vô sinh ở cả nam và nữ là ngang nhau.
Thông tin được Ths.Bs. Đinh Hữu Việt, Trưởng khoa Ngoại - Tiết niệu và Nam học cho biết tại Hội thảo tổng kết "Tuần Lễ vàng ươm mầm hạnh phúc 2019", chủ đề "Sẻ chia hy vọng - Trọn vẹn ước mơ" do Bệnh viện chuyên khoa Nam Học và Hiếm muộn Hà Nội tổ chức ngày 4/8.
Hàng trăm gia đình bất chấp thời tiết mưa gió đã đến dự hội thảo cho thấy, tình trạng vô sinh, hiếm muộn không phải là con số nhỏ.
Trình bày báo cáo "Cập nhật tiến độ mới trong điều trị vô sinh nam", Ths.Bs. Đinh Hữu Việt, Trưởng khoa Ngoại - Tiết niệu và Nam học cho biết, theo thống kê, vô sinh do vợ chiếm khoảng 40%, do chồng chiếm 40%, khoảng 10% do cả 2 vợ chồng và 10% không tìm thấy nguyên nhân.
"Như vậy, tỷ lệ vô sinh ở cả nam và nữ là ngang nhau. Tuy nhiên, trước đây, vì nhiều lý do, quan niệm cho rằng vô sinh thường xuất phát từ nữ giới. Ngày nay, sự tiến bộ của y học cùng sự xuất hiện của các kỹ thuật mới trong điều trị vô sinh nam, nhiều nguyên nhân gây hiếm muộn ở nam giới được tìm ra và có thể chữa trị được. Ứng với mỗi nguyên nhân đều có biện pháp điều trị hiệu quả nhất." - BS Đinh Hữu Việt chia sẻ.
Rất đông các cặp vợ chồng đến khám, tư vấn trong Tuần lễ vàng cho thấy tình trạng vô sinh, hiếm muộn là khá phổ biến
Mổ vi phẫu tìm tinh trùng từ người đàn ông "vô tinh"
Theo BS Đinh Hữu Việt, đối với trường hợp vô sinh ở nhóm có tinh trùng thì việc điều trị hướng đến mục đích làm tăng số lượng và chất lượng tinh trùng bằng cách dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hoặc phẫu thuật ngoại khoa.
Riêng nhóm vô sinh do vô tinh (không có tinh trùng) thường chiếm từ 10-15% trong các trường hợp vô sinh nam. Đây có thể hiểu là tình trạng nam giới xuất tinh nhưng không có tinh trùng trong tinh dịch.
Nói về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, BS Việt cho biết, thứ nhất, do đường dẫn bị tắc hoặc không có đường dẫn, thứ hai là do tinh hoàn sản xuất kém hoặc không sản xuất tinh trùng, tình trạng này gọi là vô tinh không bế tắc, thường sẽ khó khăn hơn.
"Hướng điều trị cho người không có tinh trùng nguyên nhân do tắc là mổ vi phẫu cắt bỏ đoạn tắc và nối lại ống dẫn tinh, mào tinh. Còn trong trường hợp không có tinh trùng do tinh hoàn sản xuất kém có thể mổ vi phẫu để tìm từng con tinh trùng và tiêm vào bào tương trứng để tạo thành phôi rồi chuyển vào tử cung người phụ nữ." - BS Việt giải thích.
Theo BS Việt, kỹ thuật mổ vi phẫu khá mới tại Việt Nam hiện nay là Micro TESE (microdisection testicular sperm extraction), tức là vi phẫu tìm tinh trùng từ mô tinh hoàn được bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội áp dụng thành công thời gian qua cho thấy kết quả tìm thấy tinh trùng rất cao, ít tổn thương mô tinh hoàn, ít biến chứng. Đây là kỹ thuật dùng để điều trị nhóm không có tinh trùng, kể cả khi tinh hoàn bị teo hay tổn thương nặng do biến chứng của quai bị. Đây cũng được xem là biện pháp cuối cùng để tìm tinh trùng cho những bệnh nhân vô tinh.
BS Đinh Hữu Việt
Nuôi phôi dài ngày: Hiệu quả vượt trội
Cũng trong hội thảo, Ths. Nguyễn Minh Đức - Trưởng Labo Hỗ trợ sinh sản đã trình bày báo cáo "Nuôi phôi dài ngày" - Từ "hạt giống" ngày 3 thành "mầm non" ngày 5.
Theo đó, hiện nay, các trung tâm hỗ trợ sinh sản đang thực hiện đồng thời kỹ thuật nuôi phôi ngày 2, 3,4,5 và 6. Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đang có xu hướng nuôi phôi ngày 5, tức phôi nang vì nhận thấy hiệu quả vượt trội của nó so với việc chuyển phôi ngày 2 hoặc 3.
"Nghiên cứu cho thấy, từ tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ có thai, tỷ lệ thai trên 10 tuần, tỷ lệ em bé chào đời của nuôi phôi ngày 5 so với ngày 2,3 đều cao hơn hẳn. Ngoài ra, chuyển phôi ngày 5 cũng giúp hạn chế khả năng đa thai vì mỗi lần chuyển phôi ngày 5, bác sĩ sẽ chỉ chuyển 1 -2 phôi. Nuôi phôi ngày 5 kết hợp sàng lọc di truyền tiền làm tổ giúp loại bỏ nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh, tăng cơ hội có con khỏe mạnh cho các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn, tuổi cao hoặc lưu sảy thai liên tiếp. Nuôi phôi ngày 5 cũng giúp tiết kiệm được số lần chuyển phôi và cả thời gian, công sức, hy vọng và tiền bạc của bệnh nhân." - Ths. Nguyễn Minh Đức - Trưởng Labo Hỗ trợ sinh sản chia sẻ.
Ths Nguyễn Minh Đức thực hiện thao tác tiêm tinh trùng vào bào tương noãn
Hành trình gian nan "tìm" con và hạnh phúc vỡ òa
Tại Hội thảo, hành trình điều trị gian nan và hạnh phúc được làm cha mẹ của những cặp hiếm muộn đã mang lại những cảm xúc đặc biệt cho tất cả những người tham dự, trong đó có các nhà báo và cả những cặp vợ chồng khác đang trên đường tìm kiếm vận may.
Trò chuyện với VnMedia, chị Lò Thị Nhung cho biết, chị đã phải mất 5 lần "gom" trứng mới có thể làm thụ tinh trong ống nghiệm và kết quả là một bé trai khỏe mạnh ra đời trong niềm hạnh phúc vô bờ của người phụ nữ 41 tuổi.
Chị Lò Thị Nhung và con trai
Chị Nhung kể, chị quê ở Điện Biên, lấy chồng là người Thanh Hóa. Hai anh chị về chung một nhà năm 2011. Như bao phụ nữ may mắn khác, sau 1 năm, chị có thai trong niềm hạnh phúc của cả hai gia đình. Nhưng "niềm vui ngắn chẳng tày gang", khi thai nhi chưa được hai tháng tuổi cũng là lúc các bác sĩ phát hiện chị bị lưu thai. Vượt qua nỗi đau mất con quá sớm, anh chị cố gắng để có thai trở lại, nhưng mọi cố gắng trong suốt 3 năm sau đó đều trở nên vô vọng. Từ đó, chị lại bắt đầu một hành trình mới: Đi khám và làm các kỹ thuật thụ tinh nhân tạo. Nhưng ông trời vẫn chưa thương vợ chồng chị.
Năm 2016, qua lời giới thiệu của chị dâu, chị tìm đến bệnh viện Nam học. Tại đây, các bác sĩ cho biết chị bị suy buồng trứng sớm, chất lượng dự trữ buồng trứng thấp. Với tình trạng này, chị phải trải qua 5 lần gom trứng, lần nhiều nhất cũng chỉ 7 quả, lần thì 5 quả và lần ít chỉ được 3 quả. Khi được 15 quả trứng, chị
"Mỗi lần chọc trứng tuy không đau nhưng tôi rất mệt, nhiều lúc cũng thấy nản, nghĩ sao số mình long đong đến vậy. Nhưng rồi vợ chồng lại động viện nhau cố gắng. Tiền nhiều cũng chả để làm gì, nên cứ phải cố gắng, cố gắng....!" - chị Nhung nhớ lại.
Cuối cùng, sau rất nhiều nỗ lực của cả hai vợ chồng và bác sĩ, chị Nhung đã mang thai và sinh 1 bé trai. Thời điểm hiện tại, bé đã được hơn 10 tháng, khỏe mạnh và rất đáng yêu. Trải qua bao khó khăn, nhưng đến nay, chị tự tin dự định sẽ sinh thêm một bé nữa.
Chị Nhung chỉ là một trong rất nhiều phụ nữ đã may mắn tìm được niềm hạnh phúc làm mẹ - một niềm hạnh phúc vừa rất giản dị nhưng lại vô cùng thiêng liêng. Có những cặp vợ chồng đã phải mất 23 năm kiếm tìm hạnh phúc, hay có gia đình cả hai vợ chồng cùng khuyết tật; có gia đình vô sinh không rõ nguyên nhân nhưng may mắn làm IVF thành công ngay lần đầu tiên, và sinh được 3 em bé...
Họ cũng chính là động lực để các cặp vợ chồng hiếm muộn khác tìm thấy niềm hy vọng trong hành trình gian nan đi tìm niềm hạnh phúc thiêng liêng của mình. "Khi lần đầu được nhìn thấy con, được ôm con trong lòng, tôi không thể diễn tả được niềm vui sướng, hạnh phúc của mình. Bao nhiêu khó khăn, vất vả mà mình đã trải qua nay đã được đền đáp. Tôi hy vọng những cặp vợ chồng khác cũng cùng nhau vượt qua khó khăn, động viên nhau, tin tưởng vào các bác sĩ để có được niềm hạnh phúc như tôi" - chị Nhung chân thành chia sẻ.
Còn đối với các bác sĩ, những ca khó vừa là thách thức, vừa là động lực để họ quyết tâm đồng hành và hiện thực hoá giấc mơ làm cha làm mẹ của các cặp vợ chồng không may hiếm muộn.
BS.CK.II Nguyễn Khắc Lợi chia sẻ: "Tiếp nhận hàng chục nghìn ca đến khám và điều trị trong nhiều năm qua, đồng nghĩa với việc chúng tôi chứng kiến, lắng nghe hàng chục nghìn câu chuyện, nỗi niềm khác nhau từ người hiếm muộn. Riêng với những người phải nhờ đến kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm để có con thì câu chuyện của họ có phần đặc biệt và nhiều nỗi niềm hơn. Hiện nay, dù tỷ lệ thành công khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm tại bệnh viện là khá cao, từ 50-60%, nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc có những trường hợp mà y học không thể can thiệp. Đó cũng là điều mà những người gắn bó với chuyên ngành hỗ trợ sinh sản như chúng tôi trăn trở và tự dặn mình phải luôn nỗ lực. Tuy nhiên, chúng tôi muốn nhắn nhủ với quý bệnh nhân rằng, chỉ cần bệnh nhân tin tưởng và không bỏ cuộc, các bác sĩ sẽ nỗ lực hết mình vì những ước mơ chính đáng và thiêng liêng".
Hoàng Hải
Theo vnmedia.vn
Mang thai 3, sinh 2 trai 1 gái sau nhiều năm vô sinh nhờ được "bắt" từng con tinh trùng Lấy nhau nhiều năm nhưng không có con vì chồng không có tinh trùng, cuối cùng sau nhiều nỗ lực chạy chữa, can thiệp, niềm hạnh phúc vỡ òa cũng đến với vợ chồng anh Đào Ph.K. và chị Vũ Th.P. khi chị mang thai 3 và sinh 2 trai, 1 gái khỏe mạnh... Một cặp vợ chồng có con nhờ can thiệp...