Thói quen phổ biến ‘chết người’ sau khi ăn cần loại bỏ ngay
Có những thói quen vô cùng phổ biến sau khi ăn gây họa cho sức khỏe mà bạn không hề hay biết, hãy lưu ý nhé!
Xỉa răng thường xuyên như vậy sẽ khiến kẽ răng càng ngày càng rộng ra hơn.
Xỉa răng sau khi ăn
Thực tế, nhiều người có thói quen xỉa răng để làm sạch những thức ănđọng trong kẽ răng. Xỉa răng thường xuyên như vậy sẽ khiến kẽ răng càng ngày càng rộng ra hơn. Kẽ răng rộng ra hơn sẽ khiến thức ăn dễ mắc vào. Thức ăn mắc vào kẽ răng thì lại phải xỉa răng. Cứ như thế tạo thành một vòng luẩn quẩn, lâu ngày sẽ khiến cho răng không chắc chắn.
Các thức ăn thừa còn dắt lại trong kẽ răng dễ tạo thành bựa răng. Bựa răng là môi trường sinh trưởng tốt của vi khuẩn, mặt khác nó lại kết hợp với các chất khoáng lắng đọng trong nước bọt tạo thành vôi răng (cao răng). Lớp vôi răng này tác động ến men răng, lại cộng thêm sự xâm thực của vi khuẩn sẽ gây viêm lợi. Chứng viêm lợi rất khó chịu, vì cứ động vào răng là bị chảy máu, gây đau đớn.
Mặc dù uống nước trước khi ăn sẽ giúp bạn no hơn và ăn ít hơn trong bữa ăn, nhờ đó bạn sẽ có cơ hội giảm cân. Nhưng các nhà khoa học lại không khuyến khích bạn uống nước trong bữa ăn, đặc biệt là các loại nước có ga, cồn…
Theo chuyên gia dinh dưỡng của Ấn Độ, bác sĩ Shonali Sabherwal thì uống nước trong suốt bữa ăn sẽ cản trở năng suất làm việc của hệ tiêu hóa. từ đó làm cho hàm lượng insulin không ổn định, lượng mỡ tích tụ lại trong cơ thể nhiều hơn nên sẽ khiến bạn có nguy cơ tăng cân.
Video đang HOT
Hơn nữa, uống nước khi ăn có thể ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa và chức năng tiết dịch tiêu hóa của dạ dày… nên sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa. Uống nước khi ăn sẽ làm loãng dịch tiêu hóa, quá đó cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn, tăng nguy cơ bị các bệnh về dạ dày.
Sẽ là tốt nhất cho bạn nếu uống nước trước hoặc sau khi ăn.
Ăn trái cây
Trái cây rất tốt cho sức khỏe nhưng ăn trái cây ngay sau khi ăn lại không phát huy hết mọi lợi ích của chúng. Dạ dày cần 1 đến 2 tiếng để tiêu hóa hết toàn bộ thức ăn. Bởi vậy, nếu dạ dày lại phải tiếp đón một loạt hoa quả khác, chắc chắn sẽ không tải nổi. Lượng hoa quả đưa vào sẽ bị chặn bởi số thức ăn trước đó. Điều này khiến cho hoa quả không được tiêu hóa tối đa như bình thường.
Đọc sách, lên mạng
Bạn có thể hình dung ra thiệt hại kép của việc này, khi mà máu phải chia ra hai phía để làm nhiệm vụ: mắt để đọc và dạ dày để tiêu hóa. Khi cả hai cơ quan đều không đủ máu để hoạt động, có thể gây nên các bệnh về mắt và các vấn đề về dạ dày.
Hát karaoke
Ngay sau bữa ăn, một chương trình hát hò với âm lượng lớn có thể là cực hình với tất cả mọi người, nhưng cũng có tác hại đối với bản thân người hát. Vì lúc này, thể tích dạ dày lớn, lưu lượng máu tăng lên.
Hát sẽ làm cho áp lực dạ dày tăng thêm, có thể ảnh hưởng – thậm chí gây bệnh dạ dày, đường ruột. Bên cạnh đó, nếu bữa ăn có nhậu rượu bia, việc hát làm máu dồn về cuống họng, thanh quản, làm tăng xung huyết, rất dễ dẫn dến viêm họng mãn tính.
Theo Khoevadep
Nguy hại 'chết người' từ những bữa tiệc tùng cuối năm
Cuối năm là dịp nhiều người lơ là chăm sóc sức khỏe nhất, đó chính là lý do vì sao cơ thể bạn sẽ gặp nhiều căn bệnh.
Liên hoan với các bữa tiệc cuối năm chính là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh.
Tết dễ gây nguy hại cho lá gan
Cuối năm là dịp nhiều người lơ là chăm sóc sức khỏe nhất, một mặt do quá bận rộn vì công việc và lịch tiệc tùng cuối năm, mặt khác, thời tiết giao mùa se lạnh khiến nhiều người ngại vận động thể chất.
Đó là nguyên nhân khiến sức khỏe giảm sút nên dễ mắc bệnh. Ngoài ra, khi thời tiết chuyển mùa cũng là dịp hoạt động của vi khuẩn, vi-rút phức tạp hơn hết. Lúc này, nếu cơ thể bị vi-rút viêm gan tấn công nguy cơ mắc viêm gan siêu vi sẽ rất cao.
Với khả năng tự tái tạo, gan là một trong rất ít cơ quan có thể tự phục hồi. Tuy nhiên, tốc độ tự tái tạo của tế bào gan rất chậm. Nếu các tác nhân gây hại hủy hoại tế bào gan với tốc độ cao hơn sẽ khiến gan dần hư tổn và suy giảm khả năng làm việc.
Dịp cuối năm, khi cơ thể tiếp nhận quá nhiều chất độc hại từ rượu bia vàthực phẩm không an toàn, gan phải tăng cường hoạt động để đào thải độc chất ra ngoài. Nếu không được chăm sóc và bảo vệ, tế bào gan sẽ dần suy yếu nên dễ bị tấn công bởi vi-rút viêm gan và tế bào ung thư làm tăng nguy cơ viêm gan, xơ gan và ung thư gan.
Viêm gan siêu vi là căn bệnh phổ biến ở nước ta hiện nay, cứ 5 người thì có 1 người nhiễm vi-rút viêm gan B hoặc C. Nguy cơ lây nhiễm vì thế cũng hết sức phức tạp. Bên cạnh đó, bệnh viêm gan siêu vi diễn tiến rất âm thầm nên đa phần bệnh nhân viêm gan nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ chuyển sang xơ gan và ung thư gan.
Vì sao Tết dễ bị tái phát viêm loét dạ dày?
Trước Tết, nhiều cơ quan tổ chức ăn tất niên 2-3 tăng: Ăn nhậu, karaoke. Với cánh mày râu là doanh nghiệp, cuối năm là dịp mời đối tác đi ăn rồi tặng quà...
Những bữa nhậu càng kéo dài lâu, thì chất kết dính trong công việc càng bền chặt. Vì vậy, bàn nhậu như một thứ không thể thiếu vào những ngày cuối năm.
Một trong những nguyên nhân gây loét dạ dày là do uống rượu và xuất huyết tiêu hóa là biến chứng thường gặp nhất của viêm loét dạ dày. Biểu hiện của biến chứng này là ói ra máu và đi cầu phân máu có thể máu đỏ, hoặc màu đen hôi thối.
Chảy máu tiêu hóa ồ ạt có nguy cơ đe dọa tính mạng bệnh nhân nếu không cầm máu được bằng các phương pháp cầm máu thông thường.
Loét xảy ra khi dạ dày người bệnh sản sinh ra quá nhiều acid hoặc khi niêm mạc dạ dày đã sẵn bị tổn thương do một nguyên nhân khác. Sự căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần có thể làm nặng hơn một vết loét có sẵn.
Những người từng bị bệnh viêm loét dạ dày sẽ dễ bị tái phát trong dịp Tếtdo nhiều nguyên nhân: căng thẳng, thức khuya, lo toan chuẩn bị Tết, ăn uống không điều độ, không đúng giờ, ăn uống nhiều chất gây hại cho dạ dày (chua cay, rượu bia).
Triệu chứng viêm loét dạ dày thường gặp nhất là đau rát vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, xuất hiện khi đói hoặc nửa đêm về sáng, đầy bụng, đau xuyên ra sau lưng, đau lan sang phải.
Biến chứng của viêm loét dạ dày nặng có thể dẫn tới biến chứng xuất huyết tiêu hóa với các triệu chứng như nôn ra máu, chóng mặt, có máu trong phân, buồn nôn liên tục hoặc nôn mửa hay tái diễn; đau dữ dội, đột ngột ở thượng vị, dù đã uống thuốc chống loét nhưng vẫn không hết đau, có thể làm thủng dạ dày gây đau bụng rất dữ dội.
Theo Khoevadep
Nguy hại 'chết người' từ thói quen cắn móng tay Bạn phải biết rằng thói quen cắn móng tay cần loại bỏ ngay lập tức, bởi nó chính là mối đe dọa kinh hoàng cho sức khỏe. Cắn móng tay là một rối loạn thói quen phổ biến nhất ở người lớn. Thói quen này thường được gây ra bởi sự nhàm chán, căng thẳng hoặc lo lắng kèm theo một số tác...