Thói quen mới, chủ động phòng ngừa viêm đường hô hấp trên
Viêm đường hô hấp trên có thể gây nhiều biến chứng như viêm tai giữa, viêm phổi, áp xe… gây khó khăn và tốn kém trong điều trị.
Tạo lập thói quen mới, chủ động phòng ngừa viêm đường hô hấp trên là giải pháp tối ưu bảo vệ sức khỏe của bạn và các thành viên trong gia đình. Vậy cần làm gì để phòng ngừa viêm đường hô hấp trên một cách hiệu quả và an toàn?
Viêm đường hô hấp trên nguy hiểm như thế nào?
Thống kê sơ bộ từ WHO cảnh báo, các bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm tai giữa,… gây ra khoảng 10 triệu ca tử vong mỗi năm, là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao so với các bệnh đường hô hấp khác.
Viêm đường hô hấp trên có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ nhỏ và người già thường có tỷ lệ mắc cao và cũng có nguy cơ nặng hơn. Nguyên nhân do sức đề kháng ở những đối tượng này thường yếu và dễ bị tấn công bởi các yếu tố gây bệnh.
Trẻ nhỏ rất dễ mắc viêm đường hô hấp trên do sức đề kháng yếu (ảnh minh họa)
Viêm đường hô hấp trên không được phát hiện và điều trị sớm rất dễ dẫn tới viêm đường hô hấp dưới như viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi với các triệu chứng điển hình như khó thở, thở nhanh, tức ngực. Nguy hiểm hơn, người bệnh có thể tử vong do biến chứng suy hô hấp.
Nước ta có điều kiện khí hậu nóng ẩm nên số người bị viêm đường hô hấp trên thường tăng cao đặc biệt vào mùa lạnh tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus, nấm mốc phát triển và gây bệnh. Ngoài ra, người Việt chưa có thói quen chủ động chăm sóc và phòng bệnh đường hô hấp, nên khi tình trạng xảy ra thường nặng và gây tốn kém trong quá trình điều trị..
Chủ động phòng ngừa viêm đường hô hấp, biện pháp tối ưu bảo vệ sức khỏe gia đình
Chủ động phòng ngừa viêm đường hô hấp trên một cách hiệu quả và an toàn (ảnh minh họa)
Tạo lập cho mình và gia đình “thói quen mới” – Chủ động phòng ngừa viêm đường hô hấp trên ngay hôm nay bằng cách:
Video đang HOT
- Thường xuyên súc miệng, rửa mũi, vệ sinh cá nhân.
- Uống nhiều nước và giữ ấm cơ thể, đặc biệt là phần cổ họng.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi như cam, bưởi,…
- Vệ sinh môi trường sống, thông thoáng, sạch sẽ.
- Tránh những nơi nhiều khói thuốc, bụi bặm…
Ngoài ra, để tăng khả năng phòng ngừa của cơ thể trước tác nhân gây bệnh từ môi trường, người dân cần chú ý tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng ăn uống tập luyện, bảo vệ hầu họng, mũi… là những vị trí xâm nhập chính của tác nhân gây bệnh bằng viêm ngậm, xịt mũi hoặc xịt họng keo ong.
Keo ong giúp tăng cường đề kháng, bảo vệ hệ hô hấp khỏe mạnh (ảnh minh họa)
Được ví như “liều kháng sinh tự nhiên”, không chỉ có tác dụng hỗ trợ kháng khuẩn, giảm ho, chống viêm mạnh mẽ, keo ong còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho đường hô hấp, là lá chắn vững vàng bảo vệ hô hấp của bạn trước sự tấn công của hàng ngàn tác nhân gây bệnh.
Kết hợp với công nghệ chiết xuất hiện đại, keo ong được bào chế ở dạng “xịt họng” tạo thành lớp màng mỏng với các phân tử nhỏ, mịn như hàng rào bảo vệ niêm mạc họng khỏi tác động từ vi khuẩn, virus hay các tác nhân bên ngoài xâm nhập, giúp phòng ngừa viêm hô hấp trên tối ưu nhất.
Xịt họng keo ong mỗi ngày – Thói quen mới bảo vệ hô hấp cả gia đình bạn.
Cha mẹ cần lưu ý những gì khi chăm sóc trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên?
Thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường vào thời điểm giao mùa khiến cơ thể không thích ứng kịp. Đây chính là điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp trên hoạt động mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mọi người, đặc biệt là trẻ em.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trung bình mỗi năm, các bệnh viêm đường hô hấp trên như cúm, viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm phổi... gây ra khoảng 10 triệu ca tử vong trên toàn cầu.
Các chuyên gia Y tế cho rằng, trung bình 1 năm người trưởng thành có thể bị viêm đường hô hấp trên từ 2 - 4 lần, con số này cao hơn rất nhiều với trẻ em. Theo thống kế của Bộ Y tế nước ta, mỗi năm trẻ em có thể mắc phải bệnh này khoảng 10 lần.
Các chuyên gia Y tế cho rằng, trung bình 1 năm người trưởng thành có thể bị viêm đường hô hấp trên từ 2 - 4 lần, con số này cao hơn rất nhiều với trẻ em. (Ảnh: Internet)
Bs.Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng I, TP.HCM nhận định, khi thời tiết chuyển mùa, các bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em tăng cao theo chu kỳ hằng năm, đỉnh điểm vào tháng 9 - 12. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, cùng với diễn biến thất thường của các chỉ số ô nhiễm không khí cũng là yếu tố nguy cơ, làm cho tỷ lệ trẻ mắc bệnh đường hô hấp ngày một tăng cao.
1. Bệnh viêm đường hô hấp trên là gì?
Hệ hô hấp của con người được tính bắt đầu từ cửa mũi trước tới các phế nang trong phổi. Đường hô hấp gồm hầu, xoang, mũi, họng và thanh quản. Chức năng của hệ hô hấp trên là lấy không khí ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi. Còn các bộ phận của đường hô hấp dưới thực hiện chức năng lọc không khí và trao đổi khí.
Viêm đường hô hấp trên là tình trạng viêm nhiễm một hoặc nhiều cơ quan của đường hô hấp trên như mũi, hầu họng. Là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với không khí nên mọi điều kiện bất lợi của môi trường như bụi, nóng, lạnh, hơi độc, virus, vi khuẩn,.. đường hô hấp trên đều phải gánh chịu. Do đó, nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên chiếm tỷ lệ cao hơn so với các bệnh về hô hấp khác.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường hô hấp trên
Các bác sĩ cho biết, nguyên nhân gây ra viêm đường hô hấp trên phần lớn là do các virus, liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, phế cầu khuẩn và một số loại nấm... Nhóm virus này gây bệnh bằng cách cư trú ở chất nhầy niêm mạc mũi họng. Sau đó xâm nhập vào tế bào niêm mạc, nhân bản rồi phá huỷ tế bào và lây lan sang tế bào bên cạnh.
Ngoài ra, bệnh phụ thuộc sức đề kháng của mỗi người, những người sức đề kháng kém, khi thời tiết thay đổi hoặc tiếp xúc với tác nhân gây viêm rất dễ nhiễm bệnh. Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, trẻ sinh non, còi xương, suy dinh dưỡng, hoặc người bị suy giảm miễn dịch rất dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên. Nếu trẻ nằm ở phòng có điều hòa với nhiệt độ thấp, khiến mũi họng thường bị khô dẫn đến viêm, nguy cơ mắc bệnh càng tăng cao hơn khi thời tiết chuyển lạnh.
3. Triệu chứng cảnh báo bệnh
Viêm đường hô hấp không phải là một bệnh đơn lẻ mà là tổng hợp bệnh do bị cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản... Do đó, triệu chứng của bệnh đường hô hấp trên thường rất đa dạng, bao gồm:
- Sốt: Sốt là triệu chứng thường gặp nhất ở trẻ em vì thân nhiệt trẻ thường cao hơn người lớn, trẻ có thể cao 39-40 độ C, kèm theo các dấu hiệu như viêm kết mạc, ngứa, đau mắt, chảy nước mắt...
Sốt là triệu chứng bệnh viêm đường hô hấp trên thường gặp nhất ở trẻ em (Ảnh: Intrernet)
- Ho: Trẻ thường ho từng cơn, ho khan, ho có đờm hoặc không đờm. Đây là triệu chứng xuất hiện trong hầu hết các bệnh viêm đường hô hấp.
- Khó thở: Đây là triệu chứng bệnh đã có dấu hiệu trở nặng, nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể chuyển sang viêm đường hô hấp trên mãn tính.
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau cổ họng, mệt mỏi chán ăn. Ngoài ra, một số trẻ em bị viêm VA mãn tính có thể gặp triệu chứng đau đầu.
4. Chăm sóc trẻ bị bệnh viêm đường hô hấp trên
Bệnh viêm đường hô hấp trên chủ yếu do virus gây ra nên tất cả những phương pháp điều trị hiện nay đều là những phương pháp điều trị triệu chứng mà chưa có điều trị căn nguyên.
Đa số các trường hợp trẻ em mắc viêm đường hô hấp trên ở thể nhẹ đều được bác sĩ chỉ định chăm sóc, theo dõi và điều trị tại nhà, cụ thể các bậc phụ huynh khi chăm sóc trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên cần lưu ý những điểm sau:
- Chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ khi thời tiết lạnh, vệ sinh thân thể và môi trường sống sạch sẽ, tránh ở những nơi ẩm thấp để trẻ nhanh hồi phục sức khỏe.
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ: Phụ huynh nên cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày nhưng lưu ý không nên ép trẻ. Ngoài ra cần thường xuyên cho trẻ uống nước.
- Nếu trẻ ho nhiều, phụ huynh cũng có thể sử dụng một số thuốc ho thảo dược hoặc thuốc ho có sự kê toa của bác sĩ. Trong trường hợp trẻ bị nghẹt mũi có thể làm sạch mũi bằng nước muối NaCl 0,9%.
- Nếu trẻ bị sốt, thường xuyên lau mát ở các vùng trán, nách, bẹn bằng nước ấm. Trong trường hợp trẻ sốt cao trên 38 độ, nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt và đến gặp bác sĩ ngay nếu sốt kéo dài không hạ.
Trong trường hợp trẻ sốt cao kéo dài từ 2 ngày, không ăn uống được hoặc không bú sữa. Trẻ khó thở, thở gấp, thở rút lõm lồng ngực... cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm.
Viêm đường hô hấp trên là bệnh dễ mắc và thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, do đó các bậc phụ huynh cần lưu ý các biện pháp phòng bệnh cho trẻ như: Tiêm phòng đầy đủ, hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người vào mùa dịch bệnh, giữ gìn vệ sinh cá nhân, cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Kỷ lục trẻ mắc bệnh hô hấp phải thở ô xy "Phòng cấp cứu sáng nay đã có hơn 30 ca phải thở oxy, kỷ lục từ đầu năm tới giờ" - BS Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 nói, đồng thời cho biết có hàng trăm bệnh nhi viêm đường hô hấp đang được điều trị tại đây. Bệnh nhi mắc bệnh hô hấp tăng cao (ảnh...