Thói quen không ngờ khiến răng trẻ mọc lệch
Những thói quen tưởng chừng như vô hại này lại khiến răng trẻ mọc không đều ngay từ khi thay răng.
Thói quen mút tay. Mặc dù hầu hết các trẻ đều mút tay nhưng nếu thói quen này kéo dài thì có thể dẫn đến lệch lạc răng. Mút tay trong thời kỳ răng sữa ít có hậu quả lâu dài. Tuy nhiên thói quen mút tay kéo dài sau khi răng vĩnh viễn mọc sẽ dễ dẫn đến lệch lạc răng.
Khi các ngón tay đặt lên giữa hai nhóm răng cửa trên và dưới tạo lực nén trực tiếp sẽ đẩy răng cửa trên mọc chìa ra trước, răng cửa dưới nghiêng vào trong, hai hàm cắn không khít và khi mút tạo áp lực âm trong khoang miệng, môi và má sẽ ép vào làm hẹp cung hàm. Mức độ lệch lạc răng tỷ lệ thuận với số giờ trẻ mút tay mỗi ngày, đặc biệt những trẻ mút tay suốt đêm khi ngủ thì nguy cơ răng mọc lệch lạc càng cao.
Thói quen đẩy lưỡi. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường khi trẻ nuốt. Đẩy lưỡi mỗi khi nuốt điển hình kéo dài khoảng 1 giây, không đủ thời gian gây ảnh huởng lên sự lệch lạc của răng. Tuy nhiên, nếu đẩy lưỡi của bệnh nhân và có tư thế nghỉ về phía trước, thời gian kéo dài có thể làm sai vị trí của răng. Ở trẻ cắn không khít vùng răng cửa thì đẩy lưỡi là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ gây lệch lạc răng.
Tật cắn móng tay, cắn kẹp tóc. Các thói quen nầy thường gặp ở tuổi đi học, và ở bé gái thích làm dáng, lâu ngày sẽ thành thói quen. Hậu quả là các răng cửa cắn không khít, bị mòn dần, men răng bị mẻ. Răng sẽ bị mất thẫm mỹ. Tật cắn kim khâu ở những thợ may và cắn đinh ở thợ mộc cũng đưa đến hậu quả là mòn răng và mẻ răng, làm cho răng cửa không cắn khít được.
Tật cắn môi. Trẻ em thường có thói quen cắn môi dưới, giống như bú ngón tay, hậu quả của tật cắn môi sẽ làm nhóm răng cửa trên nhô ra,cắn không khít, trẻ phát âm không chuẩn. Tật cắn môi cũng dễ bỏ nếu đến tuổi đi học, bạn bè và thầy cô khuyên nhủ trẻ sẽ dần dần bỏ được.
Video đang HOT
Thói quen ôm gối ngủ. Nếu bé có thói quen ôm gối ngủ và tựa đầu nghiêng một bên cũng làm cho cằm bất cân xứng, lép một bên mặt và cằm. Người lớn cũng thường hay ôm gối ngủ do thói quen có từ thuở nhỏ, nhưng ôm gối ngủ một bên thì không tốt, tập cho trẻ nằm ở nhiều tư thế khác nhau, vi lệch lạc xương hàm chỉ xảy ra ở trẻ em đang ở thời kỳ trưởng thành và xương mặt đang hình thành.
Thói quen thở bằng miệng. Thường gặp nhất ở trẻ có bệnh về mũi, dị ứng mũi, khiến cho trẻ khó thở mũi và tạo nên thói quen thở miệng. Ban đêm trẻ nằm ngủ cũng thở miệng. Thở miệng sẽ làm cho hàm răng trên phát triển về phía trước, hàm răng sẽ bị hô , cung răng hàm trên sẽ nhọn hơn, vẫu ra , khớp cắn sâu và cắn hở, nhóm răng cửa sẽ không cắn khít được.
Thở miệng còn làm cho bệnh nhân dễ bị sâu răng hơn, có nhiều răng sâu hơn bình thường, vì thở miệng làm khô nước bọt, khô miệng sẽ làm hơi thở hôi, răng ở tình trạng không có nước bọt để rửa sạch sẽ dễ bị sâu và mức độ sâu phát triển nhanh và trầm trọng hơn.
Dùng răng mở nắp chai, xé bao bì. Mở nắp chai, xé bao bì, cắn chỉ khâu… hoặc cắn đồ vật cứng, nhọn sẽ tạo nên các vết nứt sâu trên răng, thậm chí có thể gây sứt hoặc mẻ răng, gây lệch răng. Ngoài ra, khi bé dùng răng để làm những việc như thế này sẽ khiến răng tiếp xúc với vi khuẩn trên miệng chai, bao bì, đồ vật…
Theo Kiến Thức
8 thói quen xấu dễ gây bệnh cho trẻ
Dưới đây là những thói quen xấu làm bé dễ mắc các bệnh, các bậc cha mẹ cần lưu ý để phòng tránh cho bé.
1. Mút tay
Mút tay là một thói quen có hại thường dẫn đến các bệnh về tiêu hoá. Khi thường xuyên đưa tay vào miệng, thì dù có rửa tay rồi trẻ vẫn sẽ nhiễm rất nhiều vi trùng, virus, trứng giun sán... Trong khi đó, đường ruột còn yếu nên trẻ dễ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá.
Với trẻ 6 tuổi trở lên (bắt đầu thay răng sữa), thói quen mút tay có thể làm biến dạng hàm, bé dễ bị bị hô hay móm.
2. Cắn móng tay
Khiến cho những vùng da quanh móng bị tổn thương và tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Cắn móng tay quá sâu còn làm cho vùng da tay bị chảy máu. Đến khi vi khuẩn xuất hiện, vùng móng tay bị bé cắn rất dễ bị nhiễm trùng.
Mẹ nên rửa tay thường xuyên và giữ cho móng tay luôn ngắn để bụi bẩn không lọt bám vào, đảm bảo bàn tay luôn sạch sẽ và trẻ không có gì để cắn nữa.
3. Ngoáy mũi
Vi trùng trên ngón tay có thể khiến nhiễm trùng da bên trong mũi, lây lan bệnh cảm cúm, cảm lạnh. Bạn nên tạo cho bé thói quen lấy khăn giấy hoặc khăn xô để lau mũi; thỉnh thoảng có thể rửa nước mũi bằng nước muối sinh lý để bé luôn được sạch sẽ.
4. Không đánh răng/súc miệng sau khi ăn uống
Thức ăn vẫn còn ở kẽ răng và khoang miệng, là nơi trú ngụ tuyệt vời cho các loại vi khuẩn khiến răng bé dễ bị sâu. Nên đánh răng sau khi ăn khoảng 30 phút sẽ giúp bé kịp thời loại bỏ những mảnh vụn thức ăn. Bởi bao quanh mỗi chiếc răng là một lớp men răng, sau khi ăn, đặc biệt là sau khi ăn trái cây, sữa và các thực phẩm có tính axit, các men răng trở nên "mềm mại". Triệu chứng này kéo dài sẽ làm cho men răng dần mỏng đi, lâu ngày cũng sẽ bị sưng, đau.
5. Lười rửa tay
Hãy nói cho con biết vì sao cần phải thường xuyên rửa tay và chọn cho bé tự chọn loại xà bông có hương thơm và màu sắc mà bé thích. Bàn tay của trẻ rất dễ bị nhiễm bẩn, vì bé rất thích chơi đùa lại hay có thói quen ngậm tay vào miệng. Nếu bạn không chú ý giúp trẻ luôn giữ sạch đôi tay thì khả năng trẻ thường xuyên bị mắc bệnh là điều khó tránh như viêm đường hô hấp cấp, bệnh cúm, bệnh tay chân miệng, bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus...
Hãy nói cho con biết vì sao cần phải thường xuyên rửa tay và chọn cho bé tự chọn loại xà bông có hương thơm và màu sắc mà bé thích. Tập cho bé thói quen rửa tay đều đặn nhiều lần trong ngày, như trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và trước khi đi ngủ. Một khi đã trở thànhthói quen, trẻ sẽ tự giác rửa tay mà không cần bố mẹ nhắc nhở.
6. Ngậm thức ăn
Một số trẻ có thói quen ăn ngậm, bất kể trong bữa ăn chính hay bữa phụ. Đây là một thói quen rất xấu vì việc ngậm thức ăn lâu trong miệng sẽ khiến men tiêu hóa thức ăn ở tuyến nước bọt chuyển hóa thức ăn thành đường. Lượng đường này bám vào răng trong một khoảng thời gian dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập và dễ làm sâu răng của bé. Ngoài ra ngậm thức ăn còn là nguyên nhân gây biếng ăn, dẫn đến bé bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu nên dễ bị bệnh.
7. Uống nước có gas, nước ngọt
Thông thường trẻ em thích uống các loại nước có gas, nước ngọt. Mặc dù những đồ uống giải khát trên về bản chất không gây độc hại cho sức khỏe, nhưng nếu uống nhiều sẽ làm cho trẻ biếng ăn, ảnh hưởng tới sự phát triển cân nặng và chiều cao của bé. Ngoài ra, bé uống nhiều đồ uống có đường trên có thể sẽ bị sâu răng nếu như bạn không chăm sóc răng cho bé tốt. Vì thế, thay vì cho bé uống nhiều loại nước giải khát trên, bạn nên cho con uống sữa, sữa chua, nước hoa quả và sinh tố. Như vậy sẽ tốt hơn cho sức khỏe của trẻ.
8. Ngủ ngay sau khi ăn no
Trẻ ăn no sau đó ngủ ngay sẽ khiến dạ dày căng to, đẩy cơ hoành lên chèn ép cản trở hoạt động của tim. Ngoài ra, nằm ngay sau bữa ăn làm tăng sức ép đối khả năng tiêu hoá thức ăn của dạ dày. Lượng thức thức ăn trong dạ dày không được tiêu hoá hết làm cơ thể luôn mệt mỏi, khó chịu sau khi ngủ dậy. Nặng hơn còn có thể gây nên bệnh đau bao tử.
Bên cạnh đó, nếu ăn quá no sẽ khiến dạ dày căng phồng, việc tiết dịch tiêu hoá không đủ, thức ăn không được tiêu hoá hết đã bị bài tiết ra ngoài. Những thức ăn không tiêu hoá đọng lại trong đại tràng sẽ lên men, sinh ra chất độc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây trở ngại cho việc tiêu hoá. Điều này sẽ khiến trẻ vừa khó ngủ, vừa tiêu hóa kém.
Theo Giáo Dục Việt Nam
Làm thế nào để dừng cắn móng tay? Cắn móng tay là thói quen mà nhiều người mắc phải ngay từ khi còn là một đứa trẻ. Con người có xu hướng cắn móng tay khi bị căng thẳng hoặc buồn chán. Dù đó là nguyên nhân nào, đây là một thói quen xấu có thể làm hỏng lớp móng tay và cả lớp biểu bì của bạn nữa. Làm thế...