Thói quen khi ngủ này của trẻ tưởng đáng yêu nhưng rất hại trẻ, có thể làm mặt biến dạng
Nếu thấy trẻ có biểu hiện thở bằng miệng khi ngủ, cha mẹ nên cảnh giác bởi trẻ có thể đang gặp vấn đề sức khỏe hoặc có thể sẽ gặp phải vì thói quen này.
Với những người lần đầu làm cha mẹ sẽ cảm thấy rất hạnh phúc khi quan sát từng phút cuộc sống của đứa con nhỏ như khi chúng bò hay ăn hay đang ngủ.
Một số bậc cha mẹ cảm thấy thật dễ thương và ngọt ngào khi đứa con nhỏ của họ ngủ yên trong nôi với miệng hé mở. Tuy nhiên, cha mẹ nên biết rằng điều này có nghĩa là trẻ đang thở bằng miệng và nó không hề đáng yêu. Thở bằng miệng khi ngủ thực tế có thể chỉ ra một số vấn đề y tế và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Dưới đây là những điều có thể xảy ra với trẻ em nếu chúng mở miệng ngủ.
Thở bằng miệng khi ngủ không bình thường
Chúng ta sinh ra tự nhiên đã thở bằng mũi và có một số lý do cho điều đó. Dưới đây là một số điều quan trọng mà thở bằng mũi có lợi cho sức khỏe của chúng ta:
- Mũi của chúng ta lọc không khí mà chúng ta đang hít thở, loại bỏ chất độc và các phần tử lạ. Thêm vào đó, không khí bị ẩm trong đường đi của mũi.
- Mũi của chúng ta làm ấm không khí để nhiệt độ của nó trở nên phù hợp với phổi của chúng ta.
- Mũi giúp chúng ta ngửi thấy thế giới xung quanh.
Video đang HOT
Đôi khi chúng ta cũng thở bằng miệng như trong khi nói chuyện hoặc tham gia vào các hoạt động thể chất nhưng phần lớn thời gian, chúng ta đều thở bằng mũi.
Có nhiều vấn đề y tế có thể khiến trẻ thở bằng miệng. Chúng bao gồm nghẹt mũi (do dị ứng, viêm xoang hoặc các vấn đề khác), viêm hoặc các loại vật cản khác nhau, chẳng hạn như polyp. Một số người trong chúng ta đã hình thành thói quen thở bằng miệng trong thời thơ ấu.
Nếu con bạn đã quen với việc há miệng ngủ, thì cha mẹ nên cảnh giác với một số bệnh lý sau:
1. Chứng ngưng thở lúc ngủ
Theo các bác sĩ, thở bằng miệng có thể gây ra chứng ngưng thở khi ngủ (hoặc làm trầm trọng thêm chứng ngưng thở khi ngủ nếu người bệnh đã mắc phải), và đây là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất đối với sức khỏe của thói quen thở này.
Ngưng thở khi ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ xảy ra khi hơi thở của một người đột ngột ngừng lại và sau đó bắt đầu lại. Các triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm ngừng thở đột ngột trong khi ngủ, ngáy to, thức dậy với miệng khô, mất ngủ và mệt mỏi vào ban ngày. Bản thân chứng ngưng thở khi ngủ rất nguy hiểm và trên hết, nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác như tim, gan và các vấn đề trao đổi chất.
Hình trên minh họa chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, một dạng ngưng thở khi ngủ xảy ra khi các cơ cổ họng thư giãn và không cho không khí đi qua các lối đi chính xác.
2. Khô miệng và sâu răng
Khi chúng ta thở bằng miệng, luồng không khí sẽ làm khô môi và toàn bộ miệng, bao gồm cả nướu. Kết quả là, có những thay đổi trong vi khuẩn sống tự nhiên trong miệng của chúng ta, có thể gây sâu răng và các vấn đề về nướu.
3. Khớp cắn kém và các vấn đề về răng và hàm khác
Thói quen dùng miệng thay vì dùng mũi để thở sẽ dẫn đến một loạt các vấn đề về răng và hàm. Răng khấp khểnh, khớp cắn xấu, lệch lạc và cười hở lợi chỉ là một số trong số đó.
Video này cho thấy cách thở bằng miệng và vị trí lưỡi sai đi kèm với nó có thể ảnh hưởng đến khớp cắn, làm cho răng chen chúc và khiến hàm bị lệch. Kết quả là khuôn mặt phát triển không thuận lợi, khiến cằm trông nhỏ hơn, mũi to hơn.
4. Khiến mặt dài và hẹp
Theo các nghiên cứu, tư thế thở bằng miệng và tư thế thấp lưỡi khiến phần dưới của khuôn mặt bị biến dạng, trở nên dài hơn, không cân đối. Những đặc điểm này khá nổi bật ở trẻ sau 5 tuổi, ngoài việc nửa dưới của khuôn mặt dài ra, thở bằng miệng có thể dẫn đến cái gọi là mặt lồi với cằm nhỏ và trán dốc.
Nếu bạn nhận thấy trẻ thở bằng miệng hoặc bất kỳ vấn đề hô hấp nào khác, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Chỉ các bác sĩ có chuyên môn mới có thể chẩn đoán cho con bạn và đưa ra các hướng dẫn y tế cần thiết.
Nguy hại khó tin khi trẻ thở bằng miệng khi ngủ: Ảnh hưởng đến IQ và phát triển chiều cao
Cha mẹ cần phải biết đến mối nguy hại khôn lường khi trẻ thường xuyên thở bằng miệng khi ngủ.
Làm thế nào để biết được trẻ thở bằng miệng khi ngủ?
Một số trẻ mở miệng khi ngủ nhưng lại không thở bằng miệng. Vì thế cha mẹ cần phải biết chính xác con mình có thở bằng miệng khi ngủ không bằng cách khi trẻ ngủ đặt trước miệng bé một chiếc gương nhỏ. Nếu chiếc gương bị phủ mờ hơi nước nhiều lần, chứng tỏ khi ngủ trẻ thở bằng miệng.
Nguy hại khi trẻ thở bằng miệng
Ảnh hưởng tới IQ
Hít thở bằng miệng rất khác với thở bằng mũi. Thở bằng miệng, lượng oxy trẻ hít vào không nhiều bằng mũi dẫn đến tình trạng thiếu oxy nhẹ lên não. Sau một thời gian dài, não bé sẽ bị ảnh hưởng và từ đó khiến trẻ cũng chậm nhớ, hành vi cũng không được nhanh nhẹn.
Ảnh hưởng phát triển chiều cao
Thông thường, hít thở bằng mũi sẽ kích thích tiết hormone tăng trưởng, nhưng thở bằng miệng thì không. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ bởi việc thường xuyên thở bằng miệng khiến trẻ không tiết được hormone để tăng trưởng.
Bên cạnh đó, bé hít thở bằng miệng trong một thời gian dài, không khí trực tiếp đến khoang miệng mà không được lọc, dễ bị bệnh răng miệng. Do rất nhiều nguy cơ khi thở bằng miệng, cha mẹ phát hiện ra thì nên sửa cho con kịp thời bằng các bài tập thở, chạy bộ hoặc trò chơi để trẻ tập hít thở đúng cách.
7 điều không nên làm khi thời tiết thay đổi đột ngột Nhiệt độ miền Bắc đang giảm mạnh và sâu khiến gió lạnh dễ lùa vào người, buốt giá chân tay. Hãy tránh làm những việc dưới đây để đảm bảo sức khỏe trong suốt mùa đông. Ăn mặc phong phanh không đủ giữ ấm cơ thể Ảnh minh họa Thời tiết lạnh nhưng chỉ mặc chiếc áo mỏng nhẹ, phong phanh không cài...