Thói quen dùng tủ lạnh siêu hại cho sức khỏe
Hầu hết các gia đình đều có thói quen dùng bình nhựa đựng nước lọc rồi bỏ vào tủ lạnh làm mát hay để đông đá. Khi ở nhiệt độ thấp, nhựa sẽ tiết ra độc tố dioxin. Đây là một chất cực độc và là nguyên nhân chính gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú.
Dùng bình nhựa để nước lọc trong tủ lạnh
Hầu hết các gia đình đều có thói quen dùng bình nhựa đựng nước lọc rồi bỏ vào tủ lạnh làm mát hay để đông đá. Khi ở nhiệt độ thấp, nhựa sẽ tiết ra độc tố dioxin.
Đây là một chất cực độc và là nguyên nhân chính gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Không chỉ vậy, thành phần nhựa còn chứa các chất như bisphenol A(BPA), Phthalates… Các chất này rất gây hại cho con người, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em. Bisphol A có thể khiến thai nhi chết non hoặc phát triển dị dạng. Trẻ mới sinh dùng nhiều đồ nhựa như bình uống sữa sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển.
Đặt thịt ở ngăn trên cùng
Thịt gà sống hay nhiễm vi khuẩn campylobacter nguy hiểm, thường gây các triệu chứng như đau bụng, sốt và tiêu chảy. Do đó, nếu đặt thịt gà sống trên ngăn đựng rau, nước trong thịt sẽ rỉ qua các khe hở, thấm vào rau và đầu độc bạn nếu bạn ăn rau sống. Tốt nhất là bạn nên bỏ thịt gà vào trong hộp kín và để ở ngăn dưới cùng của tủ lạnh. Bạn cũng có thể để riêng thực phẩm ăn sống với thức ăn chế biến sẵn, nấu chín hoặc thịt, cá sống.
Để cơm nguội trong tủ lạnh
Bacillus cereus – loại vi khuẩn thường thấy ở những thực vật trồng gần mặt đất như lúa, ngũ cốc và các loại rau gia vị, có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn và bệnh tiêu chảy. Trong quá trình nấu, vi khuẩn này không hoạt động, nhưng khi cơm nguội, nó bắt đầu sản sinh các bào tử độc hại.
Mật ong
Mật ong chứa hàm lượng fructose và glucose rất cao nên bảo quản ở nhiệt độ thấp không phải là cách tốt nhất vì ở nhiệt độ thấp, đường sẽ kết tủa. Do mật ong thuộc loại chất ngọt có độ tinh khiết cao, vi khuẩn rất khó sinh trưởng. Trong thời hạn sử dụng, bảo quản mật ong ở nhiệt độ trong phòng không hề làm biến chất mật ong. Vì vậy, không cần cất mật ong trong tủ lạnh. Sau khi vặt chặt nắp, bạn chỉ cần bảo quản ở nơi thoáng mát là được.
Video đang HOT
Không đậy nắp thức ăn thừa
Hàng ngày, đồ ăn thừa sau các bữa ăn được nhiều người để nguyên trên chiếc đĩa bát, và đưa vào tủ lạnh bảo quản cho bữa ăn hôm sau. Thậm chí, nhiều món ăn có mùi, độ mặn như bát nước mắm, đĩa cá kho ăn còn thừa cũng vô tư để vào tủ lạnh mà không hề được đậy nắp hay túi bóng bảo quản. Từ đây, vi khuẩn có điều kiện để sinh sôi nảy nở và chắc chắn tủ lạnh nhà bạn sẽ luôn có mùi khó chịu.
Bởi vì với nhiệt độ làm mát hoặc lạnh vừa phải của tủ lạnh, một số loài vi khuẩn chỉ bị làm ngưng hoặc giảm hoạt động chứ không hề bị tiêu diệt hoàn toàn Còn một số vi khuẩn khác vẫn phát triển, đó là chưa kể đến có nhiều loại vi khuẩn hiện nay rất ưa lạnh.
Để thực phẩm quá nhiều trong tủ lạnh
Bạn để thực phẩm quá nhiều trong tủ lạnh khiến luồng khí lạnh không thể lưu thông, dẫn đến nhiệt độ ở một số vị trí trong tủ có thể tăng cao, làm hỏng thức ăn. Nếu tủ lạnh của bạn chứa đầy thức ăn, hãy điều chỉnh nhiệt độ thấp xuống, đồng thời thường xuyên vệ sinh tủ lạnh. Giáo sư Humphrey khuyên bạn nên lau tủ lạnh 1 lần/tuần với nước nóng và thuốc khử trùng, Riêng ngăn đựng thịt sống thì nên vệ sinh cách nhau vài ngày.
Mở tủ lạnh quá lâu
Nhiều gia đình có thói quen mở tủ lạnh để một lúc lâu mới đóng. Đây là một trong những lý do làm tủ lạnh mất nhiệt. Chính vì vậy sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn thâm nhập. Một số vi khuẩn không ngừng sinh sôi trong tủ lạnh nên có thể là nguồn gây ngộ độc thực phẩm.
Không rửa rau sống trước khi bỏ tủ lạnh
Chúng ta thường không để ý tới vai trò của rau trong quá trình truyền vi khuẩn gây bệnh. Khuẩn E.Coli thường tồn tại dưới dạng lạnh, đông lạnh và thường được thấy trong đất trồng rau. Loại vi khuẩn này có thể nhiễm chéo từ rau sang các thức ăn khác trong tủ lạnh, do đó, bạn đừng quên rửa sạch rau trước khi cho vào ngăn dự trữ riêng trong tủ lạnh.
Để lẫn thực phẩm sống chín
Nhiều gia đình rau mua về chưa cắt gốc, cá tươi, trứng vẫn còn dính phân, thịt các loại, hoa quả tươi chưa rửa… đã để vào tủ lạnh. Những túi đồ ăn này dính nhiều chất bẩn được lê la khắp chợ hay nước từ đồ ăn dây ra vô tình đã chảy, dính khắp tủ lạnh .Đồng thời với đó, đồ ăn chín ăn chưa hết cũng được… tống vào đây. Tất cả những điều đó khiến tủ lạnh trở thành kho chứa thực phẩm hỗn độn trong khi vấn đề vệ sinh lau chùi không thường xuyên.Vì thế , đồ sống trước khi cho vào tủ lạnh cần được rửa sạch, cho vào túi, hộp sạch, kín. Thịt cá nên bảo quản trên ngăn đá, ngăn mát chỉ nên để 1-2 ngày.
Nên vệ sinh tủ lạnh thường xuyên, tốt nhất cứ 2-3 ngày một lần, nếu lỡ để đồ ăn, nước từ thực phẩm rớt ra tủ lạnh thì cần lau sạch ngay. Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra đồ trong tủ lạnh, sử dụng những đồ dễ hỏng trước, loại bỏ các thực phẩm không thể dùng được nữa.
Để khoai tây trong tủ lạnh
Nhiệt độ của tủ lạnh có thể làm suy giảm hương vị, chất lượng khoai tây. Vì vậy, thay vì để trong tủ lạnh chỉ nên đựng vào bao gói bằng giấy và để ở nhiệt độ thường, không nên cho vào túi ni lông vì độ ẩm sẽ làm đẩy nhanh quá trình thối rữa của khoai tây. Hầu hết các loại khoai có thể để trong bao gói bằng giấy dài tới 3 tuần.
Theo Phunutoday
Ăn thịt bò tái: Ngon nhưng... tắc đường ruột suýt chết!
Nhiều người có thói quen ăn thịt bò, phở bò tái kèm rau sống mà không biết rằng trong thực phẩm chưa được chín kỹ này tiềm ẩn nguy cơ các nang ấu trùng xâm nhập trực tiếp vào cơ thể, sống ký sinh và phá huỷ các nhu mô gan.
Viện sốt rét ký sinh trùng Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhân Đ.Đ.C (35 tuổi) ở Cửa Lò, Nghệ An nhập viện trong tình trạng sốt, đau thượng vị, dạ dày bị tổn thương, rối loạn tiêu hoá.
Trước đó bệnh nhân có nằm tại bệnh viện tỉnh khoảng 15 ngày. Trong thời gian điều trị, thường xuyên bị đau bụng, đi ngoài phân lỏng. Các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị đau dạ dày và cho chuyển viện.
Theo bác sỹ Thọ, sán lá gan ở giai đoạn trưởng thành sẽ gây ổ mủ trong gan
Bác sĩ Trần Hữu Thọ, Trưởng khoa Khám bệnh Viện sốt rét ký sinh trùng Trung ương cho biết, bệnh nhân C nhập viện với các triệu chứng rất điển hình của bệnh sán lá gan lớn.
Kết quá xét nghiệm cho thấy thông số bạch cầu ái toan tăng cao 70%. Kiểm tra máu bằng kỹ thuật miễn dịch tìm thấy kháng thể sán lá gan lớn trong huyết thanh. Ngoài ra còn tìm thấy trứng ấu trùng sán lá gan trong phân.
Điều trị tại viện được hơn một tuần nay, sức khoẻ đã ổn định hơn, bệnh nhân C. cho biết, thường có thói quen ăn phở bò tái kèm rau sống vào mỗi buổi sáng.
Bác sĩ Thọ cảnh báo, nhiều người Việt hiện nay có thói quen ăn thịt bò, phở bò, lẩu bò tái mà không biết rằng đây chính là nguy cơ nhiễm bệnh do ấu trùng sán lá gan dễ dàng xâm nhập trực tiếp vào cơ thể.
Bác sỹ Thọ khuyến người bệnh cần ý thức hơn trong vấn đề ăn những thức ăn tái, sống
Theo bác sĩ Thọ, sán lá gan thường ký sinh ở gan và đường mật của những động vật ăn cỏ, trâu bò, dê... Khi nhóm động vật này thải phân ra ngoài, ấu trùng trứng sán lá gan sẽ phát triển ở ngoài không khí, một số sống trong môi trường nước, bám vào các cây rau sống ở dưới nước như rau ngổ, rau muống,...
Trong khi con người ăn thịt bò, kèm với các loại rau sống này, thì khả nguy cơ nhiễm bệnh rất lớn. "Trong thịt bò tái có chứa các nang ấu trùng, chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể bằng đường miệng di qua dạ dày, tá tràng vào ổ bụng rồi di chuyển đến gan. Ấu trùng đục thủng bao gan chui vào nhu mô gan để sinh trưởng và tiết ra các chất độc phá huỷ nhu mô gan, gây cảm giác đau bụng, đau vùng rốn, và gây tắc đường ruột". Bác sỹ Thọ lưu ý.
Bác sỹ Thọ cũng cho biết thói quen ăn lẩu cũng là một trong những nguy cơ nhiễm sán lá gan tăng cao. Vì đi kèm với những nồi lẩu là rất nhiều loại rau sống như rau muống, rau cần, rau ngổ... Khi người một người nhúng thức trong nhiệt độ nước chưa kịp sôi đồng nghĩa với việc nang ấu trùng chưa bị tiêu diệt. Các ấu trùng này sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng.
Bác sỹ Thọ kể, Viện cũng đã điều chữa trị cho nhiều bệnh nhân nhiễm sán lá gan tập trung chủ yếu ở các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Vì những tỉnh này, theo tập tục, thói quen họ hay ăn những rau trồng dưới nước, như rau cần, rau ngổ, ngó sen... Đối với "dân nhậu" thì đây là những món khoái khẩu nhưng không biết rằng những loại rau sống dưới nước này là nơi ký sinh của ấu trùng sán lá gan.
Bác sỹ Thọ chia sẻ, trước đây viện cũng có những bệnh nhân nhập trong tình trạng sán lá gan đã ở giai đoạn trưởng thành, gây tắc nghẽn ruột, nhu mô gan bị tổn thương nặng nề. Bệnh nhân đến bệnh viện K khám, bác sỹ nghi ngờ là ung thư gan cho chuyển viện, nhưng khi về Viện sốt rét ký sinh trùng xét nghiệm lại là sán lá gan lớn. Bệnh nhân này ban đầu không đi được vì sán lá gan tạo thành ổ áp se gan, là ổ mủ rải rác trong gan gây đau và suy nhược cơ thể.
"Nhiều trường hợp bị nhiễm sán lá gan, Bệnh viện K nghi ngờ là ung thư gan nhưng họ vẫn gửi mẫu đến Viện sốt rét ký sinh trùng Trung ương xét nghiệm để đưa ra kết luận cuối cùng, thì lại phát hiện là sán lá gan". Bác sĩ Thọ cho biết.
Bệnh ký sinh trùng do sán lá gan gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh, đặc biệt là gây rối loạn đường tiêu hoá. Nếu ký ấu trùng ký sinh lâu trong cơ thể sẽ bào mòn hết những vi chất dinh dưỡng, làm cho cơ thể không hấp thụ được thức ăn, lâu dài dẫn đến suy kiệt. Nặng có thể nguy kịch đến tính mạng. Vì vậy, người dân không nên chủ quan với canh bệnh này, khi phát hiện đau bụng bất thường, chán ăn, thường xuyên buồn nôn và đi ngoài liên tục cần đến ngay các cơ sở aukhám để điều trị kịp thời.
"Đối với các loại thức ăn, cần phải nấu chín, đun kỹ thì không bao giờ bị nhiễm bệnh. Quan trọng ý thức người dân là chính, cần phải thay đổi thói quen, phong tục tập quán, không ăn thức ăn tái, sống, rau sống, những thực phẩm chưa nấu chín. Trước khi ăn và sau khi đi ngoài cần vệ sinh và đặc biệt không nên uống nước lã." Bác sỹ Thọ khuyến cáo.
Theo Đời sống & Pháp luật
Bài thuốc đơn giản trị say nắng, say nóng Các biểu hiện của say nắng, say nóng có thể từ nhẹ: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu... đến nặng, thậm chí rất nặng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, tử vong. Do đó, chúng ta cần biết cách phòng tránh và xử trí khi có người bị say nắng, say nóng. Khi bị say nắng, say nóng cần nhanh...