Thói quen đọc sách của học sinh Australia
Ở bậc tiểu học, từ lớp dự bị đến lớp 6, mỗi ngày học sinh Australia đều có 30 phút đọc sách ở trường và khoảng 20 phút đọc sách ở nhà với bố mẹ.
Các nhà khoa học cho rằng đọc sách cho trẻ sơ sinh kích thích trí tưởng tượng và phát triển não, dạy trẻ ngôn ngữ và cảm xúc, cũng như gia tăng kết nối giữa cha mẹ và trẻ. Vì vậy không bao giờ là quá sớm để đọc sách cho trẻ. Theo một nghiên cứu năm 2017, khoảng 80% trẻ từ sơ sinh cho tới 2 tuổi ở Australia được cha mẹ đọc sách cho thường xuyên.
Học sinh Australia bắt đầu đi học lúc 5 tuổi (lớp dự bị). Từ đây cho đến lớp 2 (7 tuổi) là thời gian học sinh chính thức được dạy tập đọc. Mỗi ngày các em sẽ được học những từ đơn giản và được thầy cô đọc cho một câu chuyện. Sau đó học sinh sẽ tự đọc những quyển sách do mình chọn, thỉnh thoảng đọc với thầy cô để được chỉnh sửa. Đôi khi thầy cô yêu cầu tóm tắt sách cũng như trả lời câu hỏi để kiểm tra khả năng đọc hiểu của các em.
Trong lớp, sách tập đọc được xếp vào những thùng khác màu nhau từ dễ nhất màu vàng cho tới khó nhất màu đen. Khi mới cắp sách đến trường, nhiều học sinh đã biết tất cả chữ cái hay viết được tên mình. Nhưng cũng không ít em một chữ bẻ đôi không biết thì cũng chẳng có vấn đề gì. Giáo viên sẽ đánh giá trình độ của từng học sinh và chỉ định cho mỗi em một màu.
Nếu học sinh cảm thấy khó hay dễ thì cho giáo viên biết để gia giảm. Thầy cô theo dõi và đảm bảo học sinh tập đọc theo đúng khả năng của mình, không quá dễ để các em không chán mà cũng không quá khó khiến các em nản. Nhờ tập đọc theo đúng trình độ nên các em vui vẻ đọc mỗi ngày và sớm tiến bộ.
Ở bậc tiểu học, từ lớp dự bị đến lớp 6, thời khóa biểu mỗi ngày đều có 30 phút đọc sách. Ngoài ra, mỗi tối các em nhỏ được khuyến khích tập đọc với cha mẹ khoảng 20 phút. Trẻ vừa bắt đầu tập đọc sẽ hiểu nhanh hơn khi nghe người lớn đọc cho hơn là tự đọc, vì phụ huynh có thể giảng giải cho các em nghĩa của một chữ mới. Khi trẻ có thể tự đọc lúc 8 tuổi (lớp 3), không có nghĩa là phụ huynh ngưng không đọc cho trẻ nữa. Đọc sách chung giúp trẻ mở rộng vốn từ vựng, tăng kỹ năng đọc hiểu và tạo sự gần gũi giữa ba mẹ và con cái.
Để kích thích học sinh tiểu học đọc sách ở nhà, trường học Asutralia phát cho mỗi em một quyển nhật ký. Sau khi đọc một cuốn sách cha mẹ sẽ ghi nhận xét và ký tên. Khi cán vạch 25 cuốn, các em sẽ được thưởng một ngôi sao, 50 cuốn và cứ thế các em tự giác đọc mỗi đêm để sớm về đích.
Video đang HOT
Những học sinh lớn hơn có thể đọc một mình thường được yêu cầu dành ít nhất nửa giờ mỗi đêm tự đọc. Nhiều gia đình Australia có thói quen cùng nhau đọc sách chung trước khi các em đi ngủ.
Ảnh: Shutterstock.
Nhà trường hàng năm sẽ cập nhật danh mục sách phổ biến cho từng lứa tuổi để phụ huynh và học sinh tìm đọc. Học sinh lớp 3 thường yêu thích văn hào Roald Dahl, một trong những tác giả thiếu nhi nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên, có em chỉ mê mẩn truyện hài hước như Diary of a Wimpy Kid.
Thầy cô khuyên phụ huynh không nên ép các em đọc những thể loại sách không hứng thú. Mỗi thể loại sách có một giá trị riêng của nó, nên cho các em được tự do chọn lựa những gì mình thích để khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong mỗi em. Đừng nóng vội vì gu đọc sách của học sinh sẽ thay đổi theo thời gian.
Khi trẻ lớn hơn một chút, sở thích của trẻ mở rộng ra thiên nhiên, khoa học, xã hội và các vấn đề đạo đức. Học sinh lớp 4 phần đông thích sách về trẻ em giải quyết những vấn đề của trẻ em, như truyện Boy Overboard của Morris Gleitzman, hay bộ truyện bí hiểm Samurai Kids của Sandy Fussell. Học sinh lớp 5 bắt đầu say mê những quyển sách dày 500 trang như truyện giả tưởng nhiều tập Heroes of Olympus của Rick Riordan. Các bạn lớp 6 rất yêu thích bộ sách khoa học viễn tưởng Harry Potter của nữ tác giả J. K. Rowling, dù có quyển gần 800 trang.
Trong chương trình tiếng Anh của học sinh trung học (từ lớp 7 đến 12), mỗi năm các em phải đọc 3 quyển sách bắt buộc và viết bài luận phân tích tác phẩm. Ngoài ra, các em cũng đọc thêm khoảng 2 cuốn nên trung bình một học sinh trung học Australia đọc khoảng 5 quyển sách mỗi năm.
Để khuyến đọc, vào tháng 4 hàng năm các tiểu bang tổ chức chương trình Thử thách đọc sách của Thủ hiến dành cho học sinh từ lớp dự bị tới lớp 10. Mỗi học sinh tham gia sẽ nhận được chứng chỉ xác nhận số quyển sách đã đọc khi chương trình kết thúc vào tháng 9.
Trong thời gian thử thách từ tháng 4 đến tháng 9, học sinh các lớp dự bị, lớp 1 và lớp 2 được khuyến khích đọc 30 quyển. Sách tập đọc của các em độ tuối này rất đơn giản, nhiều hình minh họa, màu sắc hấp dẫn. Thực tế trung bình mỗi tuần các em đọc khoảng 5 cuốn, nếu tính luôn những quyển đọc lại thì một năm các em đọc hơn 200 quyển sách.
Sách của học sinh từ lớp 3 đến 6 dày hơn, khó hơn nên các em được khuyến khích đọc 15 quyển trong chương trình năm tháng đọc sách này. Điều này hợp lý vì thông thường một học sinh lớp 5 sẽ đọc xong một quyển sách dày 300 trang trong vòng 10 ngày, mỗi năm em có thể đọc trên dưới 30 quyển sách.
Chương trình Thử thách đọc sách của Thủ hiến cung cấp danh mục sách được chọn lọc có nội dung và thể loại phong phú phù hợp với từng lứa tuổi. Danh mục này được bổ sung mỗi năm và hiện có gần 20.000 quyển sách của hàng nghìn tác giả xưa và nay. Học sinh có thể mượn những quyển sách này ở thư viện trường hay thư viện địa phương. Các gia đình có điều kiện thường mua ở tiệm sách hay trên mạng.
“Nếu bạn muốn có con thông minh, hãy cho con một quyển sách. Nếu bạn muốn con thông minh hơn nữa, hãy cho con nhiều sách hơn nữa”, Jackie French, một tác giả sách thiếu nhi Australia từng nói.
1,7 tỷ học sinh, sinh viên bị gián đoạn học tập
Đến 27/3, 162 quốc gia và vùng lãnh thổ đóng cửa trường học ở phạm vi và thời gian khác nhau, làm 1,7 tỷ học sinh, sinh viên bị gián đoạn học tập.
Theo báo cáo của UNESCO, trong 162 quốc gia và vùng lãnh thổ tại năm châu lục cho nghỉ học, 153 nơi áp dụng trên phạm vi toàn quốc, làm gián đoạn học tập của hơn 1,5 tỷ học sinh và sinh viên. 9 khu vực còn lại đóng cửa trường trên phạm vi địa phương gồm: Trung Quốc, Mỹ, Seychelles, Việt Nam, Nga, Greeland, Canada, Brazil, Australia.
Số học sinh, sinh viên bị ảnh hưởng bởi quyết định đóng cửa trường lên tới 1,7 tỷ, chiếm hơn 81% người học trên toàn thế giới. Những nước có số học sinh bị ảnh hưởng nhiều nhất là Trung Quốc (hơn 200 triệu), Iran (18,5 triệu), Nhật Bản (16,4 triệu), Italy (11,2 triệu)...
Ngày 16/2, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên cho học sinh nghỉ học vì Covid-19 bùng phát tại Vũ Hán. Ba ngày sau, Mông Cổ, đất nước có đường biên dài với Trung Quốc, đóng cửa trường học trên cả nước, khiến hơn một triệu học sinh, sinh viên bị ảnh hưởng. Sau hơn 40 ngày, số quốc gia, vùng lãnh thổ đóng cửa trường đã tăng thêm 160, nhiều nơi cho học sinh nghỉ vô thời hạn.
Một trường tiểu học tại Nagoya (Nhật Bản) nhận trông coi một số học sinh có cha mẹ không thể nghỉ làm, ngày 3/3. Ảnh: Kyodo/ Reuters
Đến sáng 27/3, Covid-19 đã xuất hiện tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 531.000 người nhiễm bệnh, gần 24.000 người chết. Việc nhiều quốc gia cho học sinh nghỉ học để phòng bệnh đã khiến các kỳ thi chuẩn hóa bị hủy bỏ, một số cột mốc giáo dục thay đổi và xu hướng học online phát triển mạnh mẽ.
Tại Việt Nam, số ca mắc bệnh tăng lên 153, trong đó 20 người đã khỏi và chưa ai tử vong. Để phòng dịch, học sinh từ mầm non đến THCS nghỉ hết tháng 3 hoặc đến khi có thông báo mới, 29 tỉnh thành vẫn cho học sinh THPT đi học. Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục lùi thời điểm kết thúc năm học đến trước 15/7, kỳ thi THPT quốc gia ngày 8-11/8, chậm một tháng rưỡi so với mọi năm.
Thanh Hằng
Mùa dịch Covid-19 bóc trần khoảng cách giàu nghèo của sinh viên Tác động của đại dịch đã làm mất sự bình đẳng vốn có giữa các học sinh, sinh viên, thứ trước nay vẫn được tạo ra và gìn giữ trong môi trường giáo dục. Zing dịch tổng hợp các bài đăng từ The New York Times, BBC và Asia One, đề cập đến sự tương phản giàu nghèo trong đời sống của học...