Thói quen “bất trị” nhưng nguy hiểm ai cũng dễ mắc trong bối cảnh dịch Covid-19
Đại dịch Covid-19 đã lây lan rộng ra khắp thế giới. Dịch bệnh này dễ lây lan và tăng nguy cơ mắc nếu như chúng ta duy trì thói quen đưa tay lên mặt theo quán tính.
Theo các nghiên cứu khoa học trên thế giới con người thường có thói quen chạm tay vào mặt trung bình từ 9 đến 23 lần/giờ. Ví dụ như: dụi mắt, lau mắt, gãi, cậy mụn, cắn móng tay, vê râu…
Khi công việc căng thẳng, lo lắng hay bối rối con người cũng sẽ có thói quen chạm tay vào mặt theo thói quen. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đưa tay lên mặt trở thành một thói quen “bất trị” và rất nguy hiểm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Ths.BS Nguyễn Quang Minh, Phó trưởng khoa Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho hay, theo khuyến cáo của Bộ Y tế về vấn đề lây lan dịch bệnh hiện nay, thì việc tiếp xúc gần giữa người mang virus và người lành là con đường chính.
Môi trường trong bán kính 2m mang nhiều nguy cơ tiềm ẩn, việc chúng ta không giữ vệ sinh bàn tay sau khi chúng ta giao tiếp hay sờ, tiếp xúc với các vật xung quanh, sau đó đưa lên mắt mũi miệng vùng mặt sẽ gây tăng nguy cơ lây nhiễm virus lên cao.
Ths.BS Nguyễn Quang Minh, Phó trưởng khoa Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương.
Theo bác sĩ Quang Minh rất nhiều người có thói quen hay sờ tay lên vùng mặt, dùng tay dụi mắt, vô tình đưa virus đến gần hơn các cơ quan hô hấp là mô đích của virus… từ đó dễ nhiễm bệnh.
Mặc dù thói quen này đôi khi chúng ta làm vô thức và nghĩ rằng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Do đó, bên cạnh việc rửa tay thường xuyên, việc tránh đưa tay lên xoa mắt mũi miệng cũng là biện pháp giúp chúng ta hạn chế nguy cơ nhiễm virus Covid-19.
Bác sĩ Quang Minh cho hay: “Thói quen sờ tay lên mặt không chỉ tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm mà nó còn gây tác hại xấu tới da.
Việc đưa tay lên mặt, khi chúng ta không đảm bảo vấn đề vô trùng (bàn tay vốn là cơ quan rất dễ nhiễm bẩn) có thể làm cho chúng ta gây nên sự nhiễm trùng (vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu; virus như Covid-19, Herpes, u mềm lây, hạt cơm…; nấm, kí sinh trùng…) từ môi trường bên ngoài cơ thể hay bộ phận khác cơ thể (cào gãi da vùng khác) lên da mặt của mình “.
Video đang HOT
Ngoài ra, có những trường hợp ngoài đưa tay lên mặt còn dùng móng tay cạy gảy, bóp nặn da mặt…từ đó gây nên hiện tượng viêm da, nhiễm khuẩn da như mụn trứng cá…
Bộ Y tế khuyến cáo không nên đưa tay lên mặt thì việc mát xa mặt có nên làm không? – (PV), bác sĩ Quang Minh chia sẻ quan điểm, mát xa mặt được xem là 1 bước thường xuyên của việc chăm sóc da. Việc mát xa mặt được thực hiện tại các cơ sở chăm sóc da và tự thực hiện tại nhà.
Hiện nay trong bối cảnh thực hiện phòng dịch Covid-19 và cách ly xã hội, thì việc mát xa mặt chỉ được khuyến cáo khi thực sự cần thiết và cần đảm bảo người kĩ thuật viên và người được mát xa đều thực sự khỏe mạnh, không nhiễm bệnh. Tuy nhiên thực sự cân nhắc.
“Nếu thực hiện tự mát xa tại nhà, chúng ta có thể thực hiện khi chúng ta đảm bảo tốt việc sát khuẩn tay thường xuyên cũng như sát khuẩn tay trước khi thực hiện. Hoặc chúng ta sử dụng thêm các máy mát xa hỗ trợ cầm tay (các sản phẩm home care..) để hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp tay lên da mặt “, bác sĩ Quang Minh cho hay.
Ngọc Minh
9 thói quen nên tránh để không nhiễm sốt virus
Sốt virus là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Bạn có thể không nhiễm sốt virus, ngăn chặn sự lây lan của chúng nếu không có 9 thói quen này.
1. Dụi mắt là thói quen nên tránh để không nhiễm sốt virus
Dụi mắt là một trong những thói quen nên tránh để không nhiễm sốt virus. Dụi mắt giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn nhưng vô tình bạn lại đem vi khuẩn, virus từ tay lên mắt. Những vi khuẩn, virus này xâm nhập vào niêm mạc mắt gây nên nhiều bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, trong đó có sốt virus.
Các nhà khoa học của Đại học Colorado, Mỹ đã chỉ ra rằng, một trong những thói quen nên tránh để không nhiễm sốt virus chính là dụi mắt. Trong tay của bạn có tới hơn 150 loài vi khuẩn, virus trong đó có virus gây bệnh đường hô hấp- nguyên nhân chủ yếu gây nên chứng bệnh sốt virus.
2. Lười rửa tay
Lười rửa tay cũng là một trong những thói quen nên tránh để không nhiễm sốt virus. Thói quen lười rửa tay sẽ khiến virus gây bệnh sốt virus dễ dàng di cư và gây bệnh cho con người. Thói quen lười rửa tay tưởng chừng như vô hại nhưng chúng lại ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn.
Lười rửa tay dễ khiến bạn bị nhiễm virus - Ảnh Internet
Để phòng bệnh sốt virus hay những căn bệnh nguy hiểm khác như tiêu chảy, cúm,... bạn cần thường xuyên rửa tay với các dung dịch diệt khuẩn, đồng thời vệ sinh thân thể thường xuyên. Đây được xem là biện pháp đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu giúp phòng bệnh do virus, vi khuẩn gây ra.
3. Không tiêm vacxin
Không tiêm vacxin cũng là một trong những thói quen nên tránh để không nhiễm sốt virus. Khi cơ thể bạn được tiêm phòng đầy đủ sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, giúp bạn phòng chống được chứng bệnh sốt virus hiệu quả hơn.
4. Thời gian biểu không cố định
Một lịch trình sinh hoạt thiếu khoa học cũng là thói quen nên tránh để không nhiễm sốt virus. Điều này tưởng chừng như vô lý nhưng khi lịch trình sinh hoạt không ổn định sẽ khiến cho nhịp sinh học bị thay đổi. Nhịp sinh học thay đổi là một trong những tác nhân khiến sức đề kháng của bạn suy giảm nghiêm trọng.
Thay đổi thời gian biểu thường xuyên có thể khiến bạn căng thẳng, stress,... kích thích cơ thể sản sinh ra hormone stress cortisol. Hormon stress cortisol gây suy giảm miễn dịch, làm giảm khả năng chống chọi của cơ thể đối với bệnh sốt virus.
5. Lười vận động
Lười vận động là một trong những thói quen nên tránh để không nhiễm sốt virus. Khi bạn lười vận động cơ thể bạn sẽ trở nên nặng nề và chậm chạp hơn. Đồng thời, lười vận động khiến tuần hoàn lưu thông máu kém đi, lưu lượng máu nuôi dưỡng tới các cơ quan trong cơ thể cũng kém đi, điều này ảnh hưởng xấu đến khả năng chống chọi với virus gây bệnh sốt virus.
6. Cắn móng tay
Cắn móng tay là một trong những thói quen nên tránh để không nhiễm sốt virus. Cắn móng tay tàn phá mạnh mẽ sức khỏe của bạn. Theo đó, những người thường xuyên cắn móng tay có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy hay nôn mửa do Escherichia coli hay mắc cúm, mắc các bệnh do virus gây ra, trong đó có sốt virus cao hơn những người không thường xuyên làm động tác này.
7. Hút thuốc lá
Thói quen nên tránh để không nhiễm sốt virus tiếp theo mà chúng tôi muốn nói tới chính là thói quen hút thuốc lá. Hút thuốc lá không chỉ khiến bạn có nguy cơ mắc chứng ung thư phổi mà còn làm suy giảm chức năng miễn dịch do trong chúng chứa lượng lớn các chất độc hại đối với sức khỏe. Khi sức đề kháng suy giảm thì khả năng bạn mắc sốt virus là rất lớn.
Hút thuốc lá không tốt cho sức khỏe - Ảnh Internet
8. Không giặt ga trải giường thường xuyên
Không giặt ga trải giường thường xuyên là thói quen nên tránh để không nhiễm sốt virus. Trong ga trải giường chứa rất nhiều bụi vải, vi khuẩn, virus,... bạn tiếp xúc hàng ngày với chúng sẽ khiến bạn tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh do virus gây ra, trong đó có sốt virus.
9. Thiếu ngủ
Thiếu ngủ cũng là thói quen nên tránh để không nhiễm sốt virus. Thiếu ngủ khiến tế bào trong cơ thể không được nghỉ ngơi, chúng phải hoạt động quá mức. Đặc biệt là các tế bào miễn dịch, để ngăn chặn tình trạng suy giảm miễn dịch do thiếu ngủ, bạn cần ngủ đủ giấc từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm để cơ thể hồi phục.
Phạm Thị Mai
Vụ spa "cỏ" khiến mặt cô gái trẻ biến dạng: Bác sĩ nói khả năng điều trị khỏi gần như là không thể Sau hàng loạt những vụ việc biến chứng "rợn người" vì thẩm mỹ, do khách hàng bị "tiêm đủ thứ" lên mặt khiến nhiều người hoang mang, Pháp Luật Plus có cuộc trao đổi với bác sĩ của Bệnh viện Da liễu Trung ương để tìm hiểu rõ hơn về phương pháp làm đẹp này. Mặt sưng phù, da mặt sưng mủ lỗ...