Thói quen ăn quá nhanh có hại gì?
Nhiều người có thói quen vừa ăn vừa xem ti vi, đọc sách, hoặc ăn rất nhanh không sửa được. Vậy ăn nhanh có hại như thế nào, làm thế nào để ăn chậm lại.
Ăn quá nhanh thực sự là một thói quen không tốt đối với sức khỏe. Trước hết khi nhai, các tuyến nước bọt bắt đầu hoạt động, cơ thể được thông báo sẽ được cung cấp thức ăn và tạo thêm thời gian chuẩn bị cho quá trình tiêu hóa, nếu ăn quá nhanh thậm chí không kịp thưởng thức mùi vị của thức ăn thì thức ăn chưa được nghiền nát hoặc chưa thực sự nhỏ, khi xuống dạ dày mất nhiều thời gian hơn mới tiêu hóa được thức ăn làm tăng gánh nặng cho dạ dày.
Nếu ăn nhanh trong một thời gian dài có thể gây ra tình trạng đau dạ dày và làm dây thần kinh vị giác vẫn ở trạng thái hưng phấn, kéo dài như vậy sẽ ảnh hưởng đến vị giác. Mặt khác, khi ăn nhanh, nuốt vội vàng khiến cho thức ăn khó di chuyển hơn qua đường tiêu hóa, không hấp thu dinh dưỡng cần thiết và tăng cảm giác cồng kềnh hoặc chướng bụng sau khi ăn.
Thói quen ăn quá nhanh không tốt cho sức khoẻ.
Việc ăn nhanh làm tăng nguy cơ béo phì do cơ thể sẽ ngừng tiết hormone có nhiệm vụ thông báo lên não khi dạ dày đã đầy. Cảm giác no ở dạ dày phải mất 20 phút mới được thông tin đầy đủ đến não. Nếu ăn nhanh, rất dễ xảy ra tình huống là ăn nhiều thức ăn hơn mức cần thiết trước khi nhận ra là mình đã no, sau đó thấy quá no không thể kiểm soát được lượng thức ăn vào cơ thể. Đây cũng là hệ lụy của rất nhiều bệnh do lượng thức ăn vào cơ thể liên tục khiến cơ thể không kịp xử lý gây ra tình trạng ứ đọng chất béo, đường… từ đó ảnh hưởng đến sự điều tiết insullin và hậu quả là làm tăng nguy cơ bệnh đái tháo đường.
Nếu ăn quá nhanh, thậm chí không kịp thưởng thức mùi vị của thức ăn. Thỉnh thoảng còn ăn quá mức cần thiết, vì trong lúc vội vàng không hề để tâm xem mình ăn gì và ăn nhiều đến đâu. Việc ăn nhanh có thể làm mắc nghẹn, gây ra chứng ợ nóng khiến dạ dày khó chịu và còn nhiều căn bệnh khác nữa. Hơn nữa, đối với một số thức ăn có nhiều dầu mỡ hoặc cứng, dạ dày không thể nghiền nát chúng, như thế sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa thức ăn. Điều này không chỉ làm lãng phí chất dinh dưỡng trong thức ăn mà còn làm đau dạ dày.
Do vậy, để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cần ăn chậm nhai kỹ để thức ăn sẽ được nghiền nhỏ hơn, làm tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn, giúp cho thức ăn được tiêu hóa triệt để hơn. Các chất dinh dưỡng được hấp thu tốt hơn và dạ dày cũng làm việc bớt cực nhọc hơn. Từ việc nhai kỹ thức ăn, có thể tiết kiệm được lượng thức ăn mỗi ngày, vừa tiết kiệm chi phí, vừa giảm bớt gánh nặng cho dạ dày mà vẫn đảm bảo đủ năng lượng.
Nếu cảm thấy khó khăn khi tự kiểm soát thói quen ăn của mình, hãy làm theo những lời khuyên dưới đây để giúp ăn chậm, nhai kỹ: Dùng đũa để gắp thức ăn; Ngồi thẳng, hít thở chậm và sâu khi ăn; Chỉ tập trung cho việc ăn uống, loại bỏ buồn phiền; Dành không gian riêng chỉ để ăn uống; Tự nấu nướng để nâng cao chất lượng bữa ăn hơn.
Bác sĩ Nguyễn Hồng
Video đang HOT
Theo Sức khỏe & Đời sống
Cách hay diệt vi khuẩn, ngăn chặn hôi miệng mà ai cũng có thể làm ngay tại nhà để có hơi thở thơm tho
Chắc chắn không ai muốn để miệng hôi. Nhưng không phải ai cũng biết cách diệt vi khuẩn trong miệng và cách ngăn chặn miệng hôi.
Hãy nhớ cảnh tượng khóa môi giữa Jack và Rose trong bộ phim đoạt giải Oscar Titanic năm 1998, thử tưởng tượng Jack có hơi thở hôi thì thế nào? Chắc chắn không ai muốn ở trong tình huống như vậy. Tuy nhiên, theo một cuộc khảo sát, khoảng 35-45% người trên Thế giới bị hôi miệng tại một số điểm trong ngày. Mỗi năm, người Mỹ chi khoảng 10 tỷ đô la cho các sản phẩm vệ sinh răng miệng (ví dụ: Bạc hà, kẹo cao su, nước súc miệng, kem đánh răng...) để chống lại hơi thở hôi.
Dưới đây là 7 cách giúp bạn dễ dàng loại bỏ ngay hơi thở hôi, đặc biệt, bạn còn có thể làm ngay tại nhà với những thứ có sẵn hoặc rất dễ tìm kiếm.
Sử dụng nước súc miệng tự nhiên và làm mát hơi thở
Một số loại thảo dược gia vị như bạc hà, đinh hương, bạch đậu khấu, hạt thì là... có công dụng rất tuyệt vời là đem lại mùi thơm dễ chịu. Vì vậy, sử dụng các loại thảo dược này để pha làm nước súc miệng có thể loại bỏ mùi hôi miệng và làm cho hơi thở của bạn thơm mát hơn.
Baking soda cũng là một nguyên liệu có sẵn và có tác dụng làm sạch vi khuẩn gây ra mùi hôi miệng. Chỉ cần hòa tan một muỗng cà phê baking soda vào một cốc nước và sử dụng nó để súc miệng. Ngoài ra, bạn ta cũng có thể nhúng bàn chải ướt vào baking soda và chải lên răng để giữ cho răng sạch sẽ.
Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày
Rõ ràng, uống nước có nhiều lợi ích sức khỏe nhưng ít ai biết rằng uống đủ nước còn có tác dụng giảm mùi hôi miệng. Cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ tạo điều kiện cho các tuyến nước bọt hoạt động hiệu quả, nước bọt tiết ra nhiều hơn. Nước bọt ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và từ đó hạn chế mùi hôi trong miệng.
Tuy nhiên, bạn cũng nên tránh uống các loại nước ép có đường vào ban đêm vì chúng có thể hỗ trợ tích tụ vi khuẩn trong đêm và làm cho tình trạng hôi miệng trầm trọng hơn.
Kiểm tra lại những gì bạn ăn
Một số loại thực phẩm được biết là gây ra hơi thở hôi, vì vậy tốt nhất chúng ta nên tránh chúng nếu muốn miệng có mùi tươi mát. Hành tây và tỏi là 2 nhóm thực phẩm đứng dầu danh sách này.
Tuy nhiên, có nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn hành tây ở mức vừa phải có tác dụng tiêu diệt chủng vi khuẩn khác nhau có thể gây sâu răng và bệnh nướu răng. Vậy nên, bạn không nên loại bỏ thực phẩm này hoàn toàn. Điều quan trọng là bạn nên ăn ở mức vừa phải và có kế hoạch xử lý mùi sau khi ăn chúng.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh các loại thực phẩm có hàm lượng fructoza hoặc axit axít cao vì chúng khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn.
Nếu đang đói, chúng ta hãy thử ăn táo hoặc một ít sữa chua. Táo chứa pectin heteropolysaccharide có tác dụng kích thích sản xuất nước bọt, còn các ci khuẩn sống trong sữa chua được coi là có thể giúp giảm vi khuẩn trong miệng.
Cạo lưỡi
Lưỡi của chúng ta có thể là nơi sinh sản của vi khuẩn, mà vi khuẩn tích tụ lại chính là nguyên nhân gây ra mùi hôi miệng. Vậy nên, sau khi đánh răng, hãy sử dụng bàn chải đánh răng để cạo lưỡi để loại bỏ bất kỳ vi khuẩn, sản phẩm phụ từ vi khuẩn hoặc mảng bám. Chăm chỉ làm việc này hàng ngày sẽ giảm đáng kể nguy cơ khiến bạn bị "tẩy chay" vì hơi thở không thơm tho.
Chải răng 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa 1 lần/ngày
Chúng ta nên đánh răng 2 lần/ngày, mỗi lần tối thiểu trong 2 phút và dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày. Một nghiên cứu của Hiệp hội Nha khoa Mỹ cho thấy chỉ có hơn 55% phụ nữ chải răng 2 lần/ngày và tỷ lệ nam giới làm như vậy thậm chí còn thấp hơn, chỉ có 49%. Đánh răng và dùng chỉ nha khoa giúp loại bỏ thực phẩm bị mắc kẹt và vi khuẩn gây mùi từ miệng.
Giữ nướu khỏe mạnh
Vi khuẩn tập hợp trong túi tại các cơ sở của răng tạo ra một mùi. Bệnh nướu răng được biết là gây ra hơi thở hôi. Để giữ cho nướu của chúng ta khỏe mạnh, hãy chọn kem đánh răng có chứa florua.
Ngoài ra, bỏ thuốc lá là việc rất đáng làm không chỉ vì lợi ích răng miệng mà còn vì sức khỏe nói chung. Hút thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch của chúng ta và liên quan chặt chẽ với sự khởi đầu của các vấn đề liên quan đến nướu. Ngoài ra, hút thuốc làm cho nướu răng của chúng ta trở nên khó chữa lành sau khi bị hư hại.
Nhai vỏ hoa quả
Rửa sạch vỏ hoa quả có múi như chanh hoặc cam trước khi cho vào miệng để nhai. Vỏ những loại quả này sẽ không chỉ giúp cho hơi thở của chúng ta một sự tươi mát mà axit citric trong nó cũng sẽ khuyến khích các tuyến nước bọt sản xuất nước bọt nhiều hơn, mà nước bọt chính là chất bảo vệ tự nhiên của miệng chống lại hơi thở hôi và mảng bám sâu răng gây ra.
Theo Helino
Lợi ích tuyệt vời của sô cô la đối với sức khỏe Sô cô la có hơn 600 hợp chất hương vị khác nhau, chúng cùng hòa quyện và tạo ra hương vị đặc trưng của sô cô la. Ngoài vị giác, sô cô la còn tác động đến các bộ phận khác của cơ thể, từ não đến da. Ăn sô cô la có thể khiến tậm trạng vui vẻ hơn - SHUTTERSTOCK Những...