Thổi phồng hiểm họa Triều Tiên, Mỹ muốn thúc đẩy THAAD
Chuyên gia Trung Quốc cho rằng Mỹ thổi phồng đe dọa từ Triều Tiên là nhằm thúc đẩy việc triển khai hệ thống tên lửa đánh chặn THAAD ở Châu Á.
Chuyên gia Trung Quốc cho rằng Mỹ thổi phồng đe dọa từ Triều Tiên là nhằm thúc đẩy việc triển khai hệ thống tên lửa đánh chặn THAAD ở Châu Á.
Một nhà phân tích quân sự Trung Quốc cho tờ Thời báo Hoàn cầu biết, truyền thông Mỹ thổi phồng hiểm họa Triều Tiên. Ông này lập luận, hệ thống tên lửa hạt phóng từ tàu ngầm vô cùng phức tạp. Ngoài ra, ông không chắc rằng, với trình độ công nghệ như hiện nay, Bình Nhưỡng có khả năng theo đuổi được công nghệ này hay không.
Thậm chí, theo vị này, kể cả khi Bình Nhưỡng sở hữu loại tàu ngầm phóng được tên lửa thì nó cũng phải thường xuyên nổi lên mặt nước để điều chỉnh vị trí, do vậy Mỹ sẽ dễ dàng phát hiện ra tàu ngầm này. Ông nghi ngờ, Mỹ đang cố thổi phồng mối đe dọa từ Triều Tiên nhằm thúc đẩy nhanh quá trình triển khai hệ thống đánh chặn THAAD ở Châu Á.
Cách đây nhiều năm, Triều Tiên đã sở hữu hệ thống tên lửa phóng từ tàu ngầm của Nga là SS-N-6 vốn được coi là tiền đề để nước này phát triển tên lửa tầm trung Musudun.
Trước đó, hôm 5/5, báo mạng Mỹ Washington Free Beacon đưa tin, Triều Tiên thử nghiệm lần thứ ba hệ thống tên lửa phóng từ tàu ngầm thế hệ mới hôm 22/4. Trang này kết luận, việc phóng thử thành công trên cho thấy, Bình Nhưỡng đang dành nhiều công sức và tiền bạc vào dự án này.
Video đang HOT
Chưa kể, báo này còn dẫn lại các tài liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ do Wikileaks tung ra cho thấy, cách đây nhiều năm, Triều Tiên đã sở hữu hệ thống tên lửa phóng từ tàu ngầm của Nga là SS-N-6 vốn được coi là tiền đề để nước này phát triển tên lửa tầm trung Musudun.
Ngoài ra, trang Washington Free Beacon còn dẫn lời các nhà phân tích cho biết, tàu ngầm được trang bị hệ thống tên lửa này có thể là phiên bản nâng cấp từ tàu ngầm động cơ điện-diesel lớp Golf II thời Liên Xô. Bình Nhưỡng sở hữu tàu ngầm loại này vào thập niên 1990 dưới vỏ bọc mua làm sắt phế liệu. Một khả năng nữa cũng được báo Mỹ đề cập trong bài viết đó là Triều Tiên có thể cải tiến một tàu ngầm của Trung Quốc hoặc Nga để lắp đặt hệ thống mới cho phép phóng tên lửa từ tàu ngầm.
Cựu quan chức Cơ quan Tình báo quân sự Mỹ, ông Bruce Bechtol Jr, cho rằng, hệ thống vũ khí mới cải tiến này cho phép Triều Tiên tấn công vào lãnh thổ Mỹ mà không bị các hệ thống cảnh báo tên lửa nào của Washington phát hiện.
“Tàu ngầm mới này có thể giúp họ phóng tên lửa vào lãnh thổ đất liền của Mỹ, khu vực Alaska hay đảo Hawaii.
Thanh Nga (theo WCT)
Theo_Kiến Thức
Mỹ thất bại trong việc thúc đẩy ASEAN đối đầu với Trung Quốc?
Phải chăng Trung Quốc đã thành công phân hóa nội bộ Hiệp Hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)? Tại Thượng đỉnh lần thứ 26 các nước ASEAN, kết thúc ngày 27/04/2015, nước đương kim Chủ tịch ASEAN là Malaysia đã chọn thái độ ôn hòa đối với Trung Quốc trong khi Philippines thúc giục các nước thành viên "đương đầu" với âm mưu lấn chiếm toàn vùng biển Đông, theo bình luận của RFI.
ASEAN vẫn do dự trong việc tìm kiếm một liên minh đối trọng với Trung Quốc. Ảnh Reuters
Theo giới phân tích, bất đồng quan điểm trong ASEAN sẽ cản trở Hoa Kỳ thành lập một liên minh NATO châu Á. Sự kiện Trung Quốc tăng tốc lấn chiếm biển Đông nam Á, xây dựng cơ sở tính chuyện chiếm đóng lâu dài gây lo âu cho nhiều nước khu vực.
Tuy nhiên, phản ứng của mỗi thành viên ASEAN không giống nhau. Nếu Tổng thống Philippines Benigno Aquino dứt khoát lên án Bắc Kinh đang hoàn tất kế hoạch "đương nhiên kiểm soát biển Đông, phá hoại hòa bình ổn định" thì Malaysia gạt lập trường cứng cỏi này qua một bên.
Trong diễn văn kết thúc Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 26 tại Kuala Lumpur, Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã đưa ra một đường lối tránh xung đột với Trung Quốc và cũng là lập trường "chính thức" của các nước Đông Nam Á: thuyết phục Bắc Kinh đàm phán với ASEAN một giải pháp "xây dựng".
Theo nhà phân tích Jean-Paul Baquiast của Mediapart, trang báo điện tử có uy tín tại Pháp, đằng sau những tuyên bố dị biệt của các lãnh đạo Đông Nam Á là cả một cuộc đối đầu càng ngày càng lớn giữa Mỹ và Trung Quốc. Washington muốn tăng cường hiện diện quân sự và kinh tế trong vùng châu Á Thái Bình Dương trong khi Trung Quốc cũng muốn bành trướng thế lực.
Trong khu vực này, Hoa Kỳ có hai nhóm đồng minh thân thiết. Ở Đông Bắc Á, Washington trông cậy vào Hàn Quốc và nhất là Nhật Bản mà trong chuyến công du của thủ tướng Shinzo Abe, hai bên đã quyết định tăng cường hợp tác quân sự, cho phép quân đội Nhật mở rộng thẩm quyền can thiệp ra bên ngoài biên giới.
Ở phía nam, theo nhà báo Jean-Paul Baquiast, nhiều nước Đông Nam Á cũng đặt kỳ vọng vào sự can thiệp của Mỹ và muốn làm đồng minh với Hoa Kỳ nhưng lại không dám trực tiếp đương đầu với Bắc Kinh dù chỉ qua những tuyên bố.
NATO Á Châu ?
Trong khuôn khổ kế hoạch "tái định vị" hay "chuyển trục" về Châu Á để đối phó với hiểm họa Trung Quốc tuy Mỹ không nói thẳng ra, nhiều nhà phân tích cho rằng Tổng thống Barack Obama muốn thành lập một liên minh quân sự theo mô hình tổ chức Bắc Đại Tây dương NATO, cũng do Hoa Kỳ lãnh đạo với các thành viên là một số nước ASEAN.
Đặc biệt, Tổng thống Barack Obama kỳ vọng vào quyết tâm của Philippines, Việt Nam, của Malaysia và Brunei để củng cố vị thế chiến lược trong khu vực.
Trước thượng đỉnh Kuala Lumpur, cơ quan tình báo Mỹ đã tiết lộ một số hình ảnh vệ tinh liên quan đến những hoạt động xâm lấn của Trung Quốc, xây dựng phi trường trong lãnh hải của Philippines.
Tổng thống Benigno Aquino cho biết thêm những động thái khác của hải quân Trung Quốc uy hiếp ngư dân Philippines. Được Washington khuyến khích, Manila muốn Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 26 là cơ hội để đưa ra một lập trường chung mạnh mẽ lên án Trung Quốc, bất chấp rủi ro xảy ra hải chiến.
Tuy nhiên, nhiều thành viên khác của Hiệp hội Đông Nam Á xem trọng quyền lợi thương mại và quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh hơn là chủ quyền biển đảo.
Hoa Kỳ có thể đã thất bại huy động Đông Nam Á vào chiến lược "chuyển trục" của mình nhưng liệu lập trường "mềm mỏng" của một số nước thành viên ASEAN có sẽ thành công buộc Trung Quốc đàm phán nghiêm túc? Hay trái lại, nói theo ngôn ngữ của ngư dân : ASEAN có nguy cơ mất cả chì lẫn chài, vẫn theo bình luận của RFI.
Theo VOV/Biz Live
Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Á-Phi thúc đẩy hợp tác kinh tế Tham dự hội nghị có 500 đại biểu gồm các quan chức chính phủ, nhà ngoại giao và lãnh đạo doanh nghiệp từ các nước châu Á và châu Phi. Ngày 21/4, tại Trung tâm hội nghị quốc tế Jakarta, Indonesia diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Á - Phi (AABS 2015), với chủ đề "Hiện thực hóa Quan hệ đối...