Thời nhà Thanh có hình phạt kỳ lạ chỉ bắt ăn 2 bát mỳ: Vì sao phạm nhân thà chết không ăn?
Sự thật về hình phạt ăn 2 bát mỳ hóa ra đáng sợ đến nỗi phạm nhân thà bị chém đầu cũng không ăn.
Vào thời phong kiến, có nhiều hình phạt tra tấn được áp dụng nhằm mục đích chính là để lấy lời khai. Đơn cử như thập đại cực hình (hay 10 hình thức tra tấn) được sử dụng trong thời nhà Thanh. Cụ thể, 10 hình thức tra tấn này được đánh giá là những hình phạt nặng nhất và vô cùng tàn khốc. Trong đó có thể kể đến như hình phạt lột da, ngũ mã phanh thây, lăng trì, chém eo,…
Vào thời nhà Thanh, có 10 loại cực hình đáng sợ nhất.
Điểm chung của những hình phạt này đều khiến cho tội phạm sống không bằng chết. Do đó, phần lớn các phạm nhân khi nghe thấy những hình phạt tra tấn trên đều vô cùng sợ hãi, có người còn lập tức nhận tội.
Xử chém đầu đôi khi còn là cái chết nhẹ hơn nhiều so với những hình phạt tra tấn trên, đặc biệt là phạt lăng trì. Hình phạt này được thực hiện rất đáng sợ, khiến phạm nhân chỉ muốn chết cho xong vì vô cùng đau đớn.
Nhiều hình phạt tra tấn rất dã man khiến phạm nhân sống không bằng chết.
Tần Thủy Hoàng đánh bại 6 nước chư hầu, sử gia nhà Hán tiết lộ: “Tiên đoán” đã có từ lâu
Chẳng hạn, Khang Tiểu Bát, người cuối cùng bị xử lăng trì trong lịch sử Trung Quốc, là một minh chứng. Theo đó, Khang Tiểu Bát là một tên thổ phỉ khét tiếng hoành hành khắp vùng Bắc Kinh – Thiên Tân. Hắn không những cướp tiền của triều đình mà lời lẽ còn rất ngông cuồng. Sau khi bị bắt về quy án và bị thẩm vấn, Khang Tiểu Bát còn đòi “làm nhục” Từ Hi Thái hậu.
Video đang HOT
Tin tức này đã nhanh chóng truyền đến tai của Từ Hi Thái hậu. Bà lập tức hạ lệnh lăng trì Khang Tiểu Bát cho đến chết và đặc biệt là không hạn chế về số đao.
Trên thực tế, theo luật của nhà Thanh, phạm nhân bị xử lăng trì thì nhiều nhất cũng chỉ 3.600 đao. Tuy nhiên, vào năm 1905, Khang Tiểu Bát bị xử lăng trì tới 3784 đao cho đến chết.
Hình phạt chỉ ăn 2 bát mỳ đáng sợ thế nào?
Phạm nhân bị bỏ đói nhiều ngày trước khi thực hiện hình phạt ăn 2 bát mỳ.
Bên cạnh thập đại cực hình trên, các ghi chép lịch sử còn chỉ là một hình thức tra tấn đáng sợ khiến phạm nhân nửa sống nửa chết. Đó là hình thức tra tấn có tên là ” Nhị long thổ tu” – “Nôn ra râu rồng”. Hình phạt này có yêu cầu là phạm nhân phải ăn 2 bát mỳ.
Thoạt đầu mới nghe ai cũng cho rằng đây là hình phạt đơn giản, nhẹ nhàng, nhưng thực chất quy trình thực hiện và kết quả lại không như vậy.
Ban đầu, phạm nhân sẽ không bị đánh đập, nhưng lại không được cho ăn. Thay vào đó, họ chỉ được uống một ít nước để duy trì chút sự sống. Sau khi bị bỏ đói ít nhất từ 2 – 3 ngày, cơ thể của phạm nhân rơi vào tình trạng suy sụp, đói không chịu nổi, đầu óc mê man.
Đúng lúc này, cai ngục mang ra 2 bát mỳ nóng hổi thơm ngon tới. Phạm nhân lúc này được thả ra lập tức lao tới chỗ 2 bát mỳ mà ăn ngấu nghiến vì quá đói. Tuy nhiên, 2 bát mỳ này chưa được nấu chín hẳn nên rất khó tiêu hóa, gây khó chịu cho dạ dày, đặc biệt là với người bị bỏ đói nhiều ngày.
Phạm nhân bị treo ngược lên khi đang ăn mỳ khiến họ nhanh chóng bị sặc, mỳ tuôn ra từ mũi và miệng.
Khi phạm nhân đang ăn dở hai bát mỳ thì cai ngục tới treo ngược lên khung, đồng thời trói tay chân và đặt thẳng đứng xuống. Chẳng mấy chốc, mặt của phạm nhân sẽ sưng và tím tái lên, bụng khó chịu, lượng mỳ ở trong dạ dày cũng nhanh chóng tìm đường ra ngoài thông qua khoang mũi hoặc miệng.
Với hình phạt này, thậm chí cả khi những sợi mỳ mà phạm nhân ăn may mắn có thể được tiêu hóa trong dạ dày, khó có thể trào ra khỏi miệng thì chúng vẫn có thể bị sặc trong khoang mũi. Điều này khiến phạm nhân cực kỳ khó chịu, cảm thấy ngạt thở, mặt tím tái. Do mỳ thường được tuôn ra ở mũi nên hình thức tra tấn này mới được gọi là “Nhị long thổ tu” – “Nôn ra râu rồng”.
Bị treo ngược xuống dưới sau khi ăn mỳ khiến phạm nhân bị sặc mỳ, khó thở đến mức chỉ muốn chết là xong. Chính vì vậy, rất ít người có thể sống sót khỏi hình phạt tra tấn này.
Ảnh hiếm ghi lại chân dung thành viên gia đình của Từ Hy Thái hậu, bất ngờ nhất là nhan sắc hai cô cháu gái
Nhờ có Từ Hi Thái hậu, nhiều thành viên trong gia đình bà được sống trong nhung lụa, có chức vị cao trong triều đình.
Từ trước đến nay, Từ Hi Thái hậu đã luôn là một nhân vật gây tranh cãi trong lịch sử Trung Quốc. Theo đó, sử sách cho rằng bà là một người tàn nhẫn, thao túng người thân và triều thần của mình và một mình thống trị quyền lực. Vào cuối triều đại nhà Thanh, vô số hiệp ước được bà ký kết đã khiến người dân trong nước phải sống trong cảnh nghèo khó.
Tuy nhiên, mặt khác, Từ Hi Thái hậu cũng được cho là đã cải cách nhiều phong tục cổ hủ, cấm tục bó chân của phụ nữ, thành lập trường học dành cho phụ nữ và đồng thời sử dụng tiền để xây dựng cơ sở giáo dục và thúc đẩy sự phát triển của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Từ Hi Thái hậu còn được biết đến là một người sành điệu, thời trang và thích chụp ảnh. Vào cuối thế kỷ 19, khi văn minh phương Tây du nhập Trung Quốc, Từ Hi là người đầu tiên được thưởng thức đèn điện, ô tô Mercedes-Benz, xe lửa và nước hoa Pháp và đặc biệt dành tình cảm cho chiếc máy ảnh. Đó là lý do tại sao Từ Hi để lại rất nhiều ảnh chụp bà và các thành viên trong gia đình.
Từ Hi Thái hậu đang mặc một bộ quần áo lộng lẫy và đang chỉnh trang trước gương
Phụ mẫu của Từ Hi Thái hậu
Mặc dù Từ Hi này là một người độc ác và tàn nhẫn, nhưng bà lại được cho là người rất hiếu thảo với cha mẹ mình. Vào lễ mừng thọ lần thứ 60 của mẹ ruột, bà thậm chí đã viết một bài thơ tình cảm dành cho mẹ mình. Một vài câu thơ trong bài thơ này của bà sau này đã được lan truyền và sử dụng rộng rãi.
Bức ảnh này được chụp vào sinh nhật lần thứ 60 của mẹ ruột Từ Hi Thái hậu
Em trai Từ Hi Thái hậu
Từ Hi có một người em trai tên Quế Tường. Theo đó, sau khi Từ Hi trở thành thê thiếp của Vua Hàm Phong, gia đình bà đã được sống trong phú quý. Khi Từ Hi lên nắm quyền điều hành đất nước, em trai bà nhanh chóng được thăng chức. Đáng tiếc thay, ba người con gái của ông sau này đều trở thành "con tốt" của Từ Hi.
Cháu gái Từ Hi Thái hậu - Hoàng hậu Long Dụ
Hoàng hậu Long Dụ, là con gái thứ 2 của Quế Tường, em trai Từ Hi Thái hậu. Để củng cố thêm địa vị của mình, Từ Hi đã cố gắng để Long Dụ kết hôn với vua Quang Tự dù cháu gái bà không có nhan sắc quá nổi bật. Tuy nhiên, bà vẫn dùng cháu gái làm "con tốt" để giúp bà theo dõi Hoàng đế Quang Tự mọi lúc.
Hoàng hậu Long Dụ
Cháu gái Từ Hi Thái hậu - Cảnh Vinh
Cảnh Vinh là con gái lớn của Quế Tường và là chị gái của Hoàng hậu Long Dụ, vì vậy cô cũng là cháu gái của Từ Hi. Giống như Long Dụ, cô cũng chỉ là "quân cờ" trong mắt Từ Hi. Tuy nhiên, khác với chị gái mình cô được cho là sở hữu nhan sắc xinh đẹp. Trong ảnh, dù đứng bên cạnh một người nước ngoài nhưng khí thế của cô không kém cạnh chút nào, ngũ quan cũng rất thanh tú.
Cháu gái thứ 2 của Từ Hi (phải) sở hữu gương mặt xinh đẹp
Áo giáp đi ngược xu hướng của binh lính Trung Quốc xưa: Làm bằng giấy nhưng cứng hơn thép, cản được kiếm, tên và cả đạn Thật khó để tưởng tượng rằng áo giáp giấy lại có sức mạnh đáng gờm tới mức đao kiếm, mũi tên hay đạn súng hỏa mai đều không thể xuyên thủng. Người Trung Quốc xưa rất chuộng dùng áo giáp giấy thay vì sắt hoặc thép. (Ảnh: Sohu) Bất cứ một quốc gia nào từng tham chiến chắc chắn việc chế tạo áo...