Thời nghèo khó không tưởng của những đại gia giàu có nhất Việt Nam
Nhiều đại gia Việt Nam từng có một tuổi thơ nghèo khó cùng cực tha hương vật lộn đủ nghề kiếm sống.
Nhiều đại gia Việt Nam từng có một tuổi thơ nghèo khó cùng cực, tha hương, vật lộn đủ nghề kiếm sống.
Nhiều đại gia Việt Nam được mọi người ngưỡng mộ về tài kinh doanh cũng như khối tài sản khổng lồ mà họ sở hữu. Tuy nhiên, càng biết thêm về xuất phát điểm, thưở hàn vi nghèo khó mà họ từng trải qua thì sự thán phục nghị lực vươn lên làm giàu của những đại gia này càng thêm mạnh mẽ.
Bầu Đức: tuổi thơ kéo cày, xẻ đất
Đại gia Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức).
Đại gia Đoàn Nguyên Đức (sinh năm 1962) tại Bình Định. Người ta biết đến ông như một doanh nhân “khét tiếng” trên sàn chứng khoán, bất động sản và kinh doanh đa ngành nghề. Chỉ nhìn vào tài sản của Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) lên tới gần 48 ngàn tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD), còn HAGL Agrico có tài sản gần 23,5 tỷ đồng, báo cáo tài chính quý III/2015 doanh thu từ đàn bò áp giá trị lên tới gần 1,4 ngàn tỷ đồng, nguồn vốn của HAGL tăng gần 31% so với đầu năm, tương đương mức tăng khoảng 11 ngàn tỷ đồng … đã thấy bầu Đức là đại gia vững mạnh như thế nào trên thương trường.
Trước khi trở thành một doanh nhân thành đạt, đại gia Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) cũng phải trải qua một thời kỳ đầy sóng gió, tuổi thơ cơ cực vì sinh ra trong gia đình nông dân nghèo, lại đông anh em ở Bình Định.
Suốt nhiều năm ròng rã, tuổi thơ của đại gia này gắn liền với công việc dắt trâu ra đồng, kéo cày, xẻ đất, phụ cha mẹ công việc đồng áng, bữa cơm độn sắn, độn khoai. Đây cũng là quãng thời gian mà ước mơ thoát nghèo, làm giàu, học giỏi thoát bần hàn càng thêm mãnh liệt. Những lần chăn trâu, cắt cỏ là những lần tranh thủ học bài để thi đại học. Tuy nhiên, ước mơ vào đại học của bầu Đức đã không thành sự thật, đây cũng là một trong những bước ngoặt để đại gia này dấn thân sang con đường kinh doanh.
Năm 1990, bầu Đức điều hành một phân xưởng mộc nhỏ, chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại xã. Sau đó, ông mở rộng hoạt động kinh doanh sang sản xuất hàng nội thất rồi nhiều lĩnh vực khác. Chỉ ba năm sau đó, doanh nghiệp tư nhân Hoàng Anh Pleiku ra đời, đánh dấu mốc đầu tiên cho con đường kinh doanh thành đạt của ông sau này.
Đại gia triệu đô Khải Silk: vốn kinh doanh đủ làm 2-3 cái áo
Đại gia Hoàng Khải (Khải Silk).
Mới đây, chia sẻ trên trang cá nhân của mình, đại gia Hoàng Khải (Khải Silk, sinh năm 1964) đã chia sẻ về những ngày gian khó, vất vả của mình trước khi nổi danh với khối tài sản khổng lồ đáng ngưỡng mộ hiện nay. Người ta biết đến Khải Silk với hàng loạt tài sản giá trị cả triệu đô, với hệ thống cửa hàng tơ tằm, một lâu đài 15 triệu đô, một trung tâm thương mại đẹp nhất Sài Gòn và hàng loạt resort hạng sang… nhưng ít ai biết ngày đầu khởi nghiệp, ông chỉ có đủ tiền để làm 2-3 chiếc áo để bán. Mỗi lần bán hết lại làm tiếp để xoay vòng vốn.
Doanh nhân Hoàng Khải cũng cho biết lúc đó gia đình ông nghèo khó. Ý tưởng sản xuất lụa tơ tằm mở cửa hàng bán cho người nước ngoài sống, làm việc và du lịch đến Việt Nam chỉ lóe lên khi thấy một người bạn nước ngoài muốn tìm mua một món quà ý nghĩa cho người thân, và đang tìm mua lụa tơ tằm. Nhen nhóm ước mơ, bằng tài kinh doanh, ông là doanh nhân đưa sản phẩm tơ tằm thương hiệu Khaisilk trở nên nổi tiếng và ra trường quốc tế.
Chúa đảo Tuần Châu: Làm đủ nghề mưu sinh
Ông Đào Hồng Tuyển – Chúa đảo Tuần Châu.
Chúa đảo Tuần Châu – Đào Hồng Tuyển (sinh năm 1954) khiến nhiều người phải kiêng nể về khối tài sản đồ sộ mà vị đại gia này sở hữu, 14 công ty, 34 nhà máy cùng hàng loạt các dự án bất động sản trị giá hàng triệu đô. Mới đây, đại gia này đã đấu giá siêu xe trị giá 16 tỷ đồng để ủng hộ đồng bào Quảng Ninh vượt qua khó khăn, hoạn nạn trong đợt lũ kỉ lục hồi tháng 7/2015.
Video đang HOT
Trước khi trở thành doanh nhân giàu có nhất nhì Việt Nam, đại gia Đào Hồng Tuyển cũng từng có những ngày cơ cực, vật lộn để kiếm sống. Công việc những năm đầu sau khi rời quân ngũ, ông Tuyển làm bưng bê tại quán nhậu, dọn chuồng lợn… vật lộn đủ nghề mưu sinh. Bốn bề là nhà, khắp vỉa hè, công viên của Sài Gòn cũng có thể thành nơi nghỉ lưng, kiếm giấc ngủ sau những giờ làm việc vất vả.
Chính căn nhà mà ông từng ngủ ngoài bậc thềm mỗi đêm lang thang, sau này, khi đã giàu có, ông mua lại như muốn đánh dấu, nhắc nhở chính mình về những ngày khốn khó đã trải qua.
Tuổi thơ nghèo khó của đại gia Trầm Bê
Ông Trầm Bê.
Ông Trầm Bê sinh năm 1959 tại Trà Vinh. Ông được biết đến như một đại gia có tiếng trong ngành ngân hàng. Tuổi thơ của vị đại gia này cũng trải qua những ngày sóng gió, đi ở đợ, chăn vịt, chở củi thuê… quanh năm chỉ bộ đồ dính da.
Từ khi còn rất nhỏ, cậu bé Trầm Bê đã đi ở đợ và làm thuê chăn vịt, nuôi gà, lợn bán ra chợ, phụ tiền nuôi cha mẹ. Nhiều người ở vùng quê nghèo Hàm Giang (Trà Vinh) vẫn còn nhớ hình ảnh một cậu bé chân đất, quần áo rách, một bộ mặc quanh năm chăm chỉ làm lụng. Không chỉ có vậy, người ta vẫn thấy Trầm Bê hay đứng ngó bạn bè học trong lớp. Tuy sáng dạ, học nhanh, nhưng gia đình vất vẻ, theo học vài năm, Trầm Bê cùng mẹ lên thành phố Sài Gòn để làm thuê, làm mướn.
Năm 13 tuổi, cậu bé Trầm Bê lại ở đợ cho một nhà giàu trên thành phố, rồi chuyển đủ nghề, làm bốc vác cho nhà máy. Chính tuổi thơ cơ cực, bần hàn đã tạo nên ý chí sắt đá và khát vọng làm giàu của vị đại gia này. Ông khởi nghiệp tại Công ty Chế biến Lâm sản Đông Anh từ năm 1991. Sau 10 năm làm trong ngành gỗ, từ năm 1991 – 2001, Trầm Bê đầu tư ngành bất động sản bằng việc đầu tư vào BCCI (Công ty CP Đầu tư xây dựng Bình Chánh) và phất giàu nhanh chóng.
Năm 2004 đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp khi Ông Trầm Bê tham gia đầu tư và trở thành thành viên Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Phương Nam. Ước tính số tài sản của ông Bê khoảng 2.000 tỷ đồng căn cứ vào cương vị cổ đông chính của Ngân hàng Phương Nam và Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Triều An (TP Hồ Chí Minh). Thương vụ đình đám với ngân hàng Sacombank được xem là một trong những dấu mốc đáng nhớ của sự nghiệp đại gia Trầm Bê.
Ngọc Linh (Tổng hợp)
Theo_Kiến Thức
Đo độ giàu của đại gia có lâu đài triệu đô rải khắp Sài thành
Nhiều người đã gọi Khải Silk là triệu phú tiền đô. Bản thân ông cũng đã từng thừa nhận mình là kẻ xa xỉ.
Là ông hoàng của lụa, ông chủ của hàng loạt các chuỗi nhà hàng độc đáo và ấn tượng cùng các resort siêu sang, xuất phát từ những cuộc đầu tư tiền tỷ, nhiều người đã gọi Khải Silk là triệu phú tiền đô. Bản thân ông cũng đã từng thừa nhận mình là kẻ xa xỉ. "Tôi nghĩ là tôi tiêu hoang lắm", ông đã từng bật mí với báo chí.
Và xe cũng có thể là một sự xa xỉ. Từ năm 2007, chiếc Rolls-Royce Phantom đột ngột xuất hiện trước cửa khách sạn Sheraton đường Đồng Khởi, quận 1, TP HCM, người ta ngay lập tức nhận ra, người lái chiếc xe trị giá triệu đôla này là Chủ tịch tập đoàn Khải Silk - Hoàng Khải.
Vào thời điểm đó, chiếc Rolls-Royce Phantom được coi là chiếc xe đắt nhất Việt Nam.
Trong mắt các nhân viên, Tổng giám đốc Hoàng Khải luôn là một người rất thân thiện, cởi mở và lúc nào cũng mỉm cười. Thậm chí nhân viên của anh còn ưu ái đặt cho tên gọi "Peace the World"- người mang hòa mình cho thế giới.
Ngoài đam mê và gắn tên mình với thương hiệu lụa, ông còn lấn sân sang lĩnh vực resort và nhà hàng. Ông mở resort đầu tiên ở Hội An và gần như là resort đầu tiên ở Việt Nam, được một tạp chí rất uy tín của Mỹ bình bầu là một trong những resort tốt nhất thế giới.
Ông cũng bắt tay với tập đoàn Thủy Lộc xây dựng Paragon, nơi được quảng cáo là một trong những trung tâm thương mại đẹp nhất Việt Nam. Paragon đặt ở Phú Mỹ Hưng (quận 7, TP HCM) cao 12 tầng, có 4 tầng dành cho thương mại. Khác với Trung tâm thương mại Diamond hay Parkson là những nơi dễ mua sắm, Paragon lại mang một thương hiệu khác, phong cách rất đặc biệt.
"Cũng như nhà hàng Ming Dynasty, tôi không chắp vá từ ngôi nhà cổ hay villa, mà xây mới hoàn toàn theo đúng ý tưởng đặt ra ban đầu, nên tính chuyên nghiệp rất cao, mà chuyên nghiệp luôn là con đường dẫn đến thành công", ông Khải nói.
Tòa lâu đài siêu sang màu trắng trị giá lên tới 15 triệu USD của ông được xây dựng vào đúng lúc kinh tế khủng hoảng đã khiến nhiều người phải trầm trồ thán phục. Chủ tịch Tập đoàn Khải Silk chia sẻ, ông chỉ muốn nghĩ tới những điều không thể vươn tới. Ngoài ra, ông muốn biến nơi đây thành một lâu đài mở cửa, để cho tất cả du khách, từ người giàu có đến người bình thường nhất, từ những chàng sinh viên nghèo đến những cô bé bán dạo, kể cả những cô giáo, thầy giáo... khi qua đây đều có thể ghé thăm.
Lâu đài trắng Tajmasago hay Ming, Cham Charm, Nam Phan của ông chủ Khải Silk khiến nhiều người sững sờ bởi vẻ tuyệt mỹ và phí xây dựng triệu đô.
Dù ở vị trí khác nhưng ông Hoàng Khải, Chủ tịch Hội đồng quản trị Khaisilk Group, luôn tâm niệm: điều cốt lõi của một nhà lãnh đạo đắc nhân tâm là hòa đồng.
Với thâm niên 17 năm học Nhạc viện, âm nhạc, nghệ thuật có thể coi là một sợi dây kết nối dẫn đến sự thành công của Chủ tịch tập đoàn Khải Silk trong kinh doanh. Ông cho biết, nhờ âm nhạc, ông trở thành người có sự nhạy cảm đặc biệt với nghệ thuật, và đã khai thác tối đa điều đó trong kinh doanh. Làm về thời trang hay nhà hàng, ông đều chú ý học hỏi, khai thác làm sao để đẩy được những tinh túy, tinh hoa của văn hóa lên cao nhất.
Với chủ tịch tập đoàn Khải Silk, 17 năm học âm nhạc có vai trò rất quan trọng trong suốt chặng đường kinh doanh của mình. Những resort, nhà hàng hay các lĩnh vực mà ông đầu tư đều gắn bó mật thiết với nghệ thuật.
Ví dụ, khi mở nhà hàng Pháp, ông đã đi Pháp rất nhiều để tìm hiểu văn hóa nơi đây. Khi mở nhà hàng Hoa, sau khi học hỏi hai năm, ông quyết định xây dựng không gian trên âm nhạc, từ chất liệu làm nhà hàng cũng như vật dụng trang trí. Những bức tượng chiến binh thời xưa đều được mang từ Trung Hoa về, đem tới cảm giác họ đang ở Trung Quốc, chứ không phải Việt Nam. Các chính khách Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan còn khen ở đất nước họ cũng không có được nhà hàng như thế. Và đó chính là động lực để ông mở tiếp nhà hàng Cham-Charm.
Khi thiết kế nhà hàng này, ông đã mê mải ngắm hoàng hôn lúc 5-6 giờ chiều xem nó dừng ở điểm nào, và từ đó khai thác kiến trúc để làm sao thâu được ánh hoàng hôn đó. Thời gian này đó là thời gian ông kinh doanh nhiều nhất. "Tôi sẽ nói cho mọi người biết nên đến thời điểm đó để ngắm hoàng hôn", ông nói.
Còn các khu resort ở Việt Nam luôn có những đồng lúa rất đẹp, đến kỳ là trổ bông. Trong khu nghỉ mát có nhà hàng Đò nằm cạnh con sông, ngồi ăn có thể thấy thuyền bè đi lại đánh cá, nghe cả những tiếng gõ ở mạn thuyền để cá rơi vào lưới. Ở đó, khách có thể tận hưởng về một bức tranh làng mạc Việt Nam đúng nghĩa.
Hay khi bước vào Brothers Cafe nghĩa là bước vào một ngôi nhà cổ, nơi tái tạo truyền thống xưa, đó là những gánh hàng rong với bánh cuốn, chả, phở... Đó cũng là những truyền thống văn hóa đặc thù của Việt Nam. Chuỗi nhà hàng sau đó đều có phong cách riêng, nhưng có một điểm chung là đặc trưng văn hóa luôn được thể hiện một cách cao nhất.
"Nếu không học nhạc, chắc chắn rằng tôi không thể nắm bắt được những tinh thần đó", ông Hoàng Khải khẳng định.
Chia sẻ về sự chuyển hướng từ nghệ thuật sang làm kinh doanh, ông Hoàng Khải đã từng nói, ba tôi là nhạc sĩ và ông muốn tôi đi theo con đường âm nhạc. Theo định hướng của ba tôi học, nhưng khi lớn lên tôi lại thấy kinh doanh lại hấp dẫn hơn âm nhạc, nhất là khi mẹ tôi là một doanh nhân rất nhạy bén với thương trường. Điều quan trọng là qua ba và mẹ tôi hiểu thành công trong âm nhạc hay kinh doanh đều mang lại vinh quang cho người biết tạo ra nó.
Dưới đây là những tài sản khủng của đại gia Khải Silk
Lâu đài phong cách Ấn Độ trị giá 15 triệu đô
Chủ tịch tập đoàn Khải Silk gây chú ý với tòa lâu đài trắng siêu sang trọng mang tên Tamasago. Tòa lâu đài có giá 15 triệu đô này được Hoàng Khải lấy cảm hứng từ ngôi đền Taj Mahal Ấn Độ, nằm tại số 6 đường Phan Văn Chương, khu đô thị Phú Mỹ Hưng (phường Tân Phong quận 7 - TPHCM).
Tất cả đều nhìn ra hướng sông, trong đó, căn phòng Tổng thống có diện tích 260m2 là một không gian lộng lẫy và choáng ngợp.
Một hồ bơi biếc xanh nằm lọt giữa lâu đài, hắt lên những hoa văn trắng được trang trí với các môtíp hoa lá theo kiểu phù điêu đắp nổi. Những vòm trần và các bức tường được trang trí các hình học phức tạp, mô phỏng theo kiến trúc Mogon và kiểu chữ viết cổ rất đẹp và bóng bẩy của người Ấn Độ... Khu vườn kéo dài đến mặt sông chỉ trồng duy nhất một loài cây màu huyết dụ.
Khu trung tâm thương mại và giải trí
Tháng 7/2009, "Sài Gòn Paragon"- Khu trung tâm thương mại và giải trí chính thức được khai trương. Với lối thiết kế theo phong cách cổ điển châu Âu, Saigon Paragon kiêu hãnh, quý phái và tráng lệ như một tòa lâu đài cổ.
Có số vốn đầu tư lên tới 35 triệu đô la Mỹ, Sài Gòn Paragon cung cấp 19.000 m2 khu thương mại, 4.000 m2 khu giải trí tiện nghi, 15.000 m2 khu văn phòng cho thuê theo phong cách Châu Âu sang trọng và 3.000 m2 dành riêng cho khu vực tổ chức hội nghị. Đây được coi là thiên đường vui chơi, giải trí, thăm quan, mua sắm độc đáo của du khách.
Ông chủ của một trong những resort tốt nhất thế giới
Năm 2000, khu nghỉ dưỡng cao cấp đầu tiên của Tập đoàn Khaisilk "Hội An Riverside Resort & Spa" được đặt tại Hội An, Quảng Nam.
Trong đó, với lôi kiên trúc đâm chât phương Đông, nhà hàng Vườn & Nướng của Hôi An Riverside Resort & Spa có thể tiêp đón những đoàn khách từ 20 đên 400 người.
Giá phòng hiện nay Hôi An Riverside Resort & Spa đang áp dụng là từ 2,1 - 3,3 triệu đồng/đêm tùy từng loại phòng.
Ông chủ hệ thống cửa hàng thời trang cao cấp
Hoàng Khải (Khải Silk) kinh doanh lụa tơ tằm, quần áo thời trang cao cấp, trụ sở giao dịch đặt tại số 96 Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm , Hà Nội. Nơi đây cũng là cửa hàng tơ lụa đầu tiên của thương hiệu Khaisilk.
Để khẳng định vị thế của mình, Khaisilk đã không ngừng phát triển thêm các cửa hàng tại Hà Nội. Hiện Khaisilk có 3 cửa hàng lớn nằm tại khách sạn Metropole, khách sạn Nikko và khách sạn Sofitell Plaza.
Năm 2002, thị trường Sài Gòn đã làm nên một Khaisilk danh tiếng của ngày hôm nay, với các chi nhánh được hình thành , phát triển tại các khách sạn đẳng cấp (5 sao) như khách sạn Legend, khách sạn NewWord và Nhà hàng Ngôi Nhà nhỏ " Au Manoir De Khai".
Nhà hàng lâu đài triệu đô mang tên Cham Charm
Cham Charm được xem như một trong những nhà hàng đẹp nhất thuộc chuỗi các nhà hàng triệu đô của Khaisilk, một tập đoàn có các thiết kế nhà hàng đều mang nét cung đình, từ Việt Nam (Nam Kha) đến Trung Hoa (Ming) và Chăm Pa (Cham Charm).
Cham Charm được xem như một trong những nhà hàng đẹp nhất thuộc chuỗi các nhà hàng triệu đô của Khaisilk.
Cham Charm có diện tích 5.000m2, có thể chứa đến 600 khách. Không gian nhà hàng được chia làm 3 khu vực.
Tầng trên cùng dành cho thực khách thưởng thức các món nướng trong không gian rộng rãi và thơ mộng.
Nhà hàng còn được biết đến như một gallery ẩm thực đầu tiên của châu Á, nơi có tới hơn 1.300 loại rượu từ khắp thế giới.
Theo Ngọc Anh (Đời sống & Pháp luật)
Ông Trầm Bê rời "ghế" Phó chủ tịch HĐQT thường trực Sacombank Sacombank (mã STB) vừa công bố nghị quyết về việc thôi giữ chức vụ Phó chủ tịch HĐQT thường trực đối với ông Trầm Bê. Ông Trầm Bê vui mừng khi cổ đông SouthernBank thông qua phương án sáp nhập vào Sacombank HĐQT Sacombank thống nhất cho ông Trầm Bê thôi giữ chức vụ Phó Chủ tịch thường trực HĐQT Sacombank kể từ...