Thời khủng long, vị trí Trái đất ở nơi khác trong thiên hà
Vào thời gian khủng long còn sống, Trái đất của chúng ta ở một nơi hoàn toàn khác trong thiên hà – Tiến sĩ Jessie Christiansen, nhà vật lý thiên văn của NASA cho biết như vậy.
Vào thời gian khủng long còn sống, Trái đất ở một nơi khác trong thiên hà.
Hoạt ảnh (animation) do Christiansen thực hiện cho thấy, khủng long sống khá lâu trên Trái đất, trong khi đó, giai đoạn có loài người xuất hiện khá ngắn ngủi. Điều này được thể hiện qua chuyển động của hệ hành tinh trong thiên hà.
Mặt trời di chuyển xung quanh trung tâm thiên hà của chúng ta một vòng khoảng 250 triệu năm. Hiện nay, Trái đất và Mặt trời ở trong phần thiên hà mà trước đó diễn ra hiện tượng khủng long bắt đầu xuất hiện trên Trái đất trong kỷ Tam Điệp.
Khi các loài khủng long như sterosaurus, velociraptor hay tyrannosaurus xuất hiện, Trái đất ở trong phần khác của thiên hà.
Hoạt ảnh cho thấy, chuyển động của hệ hành tinh chúng ta xung quanh trung tâm thiên hà với từng điểm đánh dấu thời điểm xuất hiện từng loại khủng long.
Toàn bộ thiên hà của chúng ta cũng di chuyển dần dần về phía thiên hà Andromeda.
“Hoạt ảnh cho thấy, chúng ta quay trở về điểm ban đầu, tuy nhiên trong thực tế toàn bộ thiên hà đã di chuyển qua một chặng đường rất dài. Như thể chúng ta di chuyển theo đường xoắn ốc trong vũ trụ”, TS Christiansen nhấn mạnh.
Liên quan đến vấn đề đó, hệ hành tinh của chúng ta sau khi thực hiện một vòng xung quanh trung tâm thiên hà sẽ ở vào vị trí hơi khác với vị trí mà nó đã từng ở từ 250 triệu năm trước.
TS Christiansen cũng nhấn mạnh, trong quá trình di chuyển, khoảng cách từ hệ Mặt trời của chúng ta đến trung tâm thiên hà không thay đổi. Chính vì vậy, các điều kiện trên Trái đất không thay đổi đến mức không cho phép sự sống tiếp tục tồn tại.
Tuấn Sơn
Theo giaoducthoidai.vn Nauka
Cảnh báo thảm kịch thiên thạch tấn công, quét sạch sự sống trên Trái đất
Một nhà thiên văn học hàng đầu tin rằng kịch bản một tiểu hành tinh lao xuống Trái đất, quét sạch sự sống của nhân loại chỉ là vấn đề thời gian.
"Nhân loại không có sự bảo vệ nào trước tác động như vậy", Giáo sư Alan Fitzsimmons tới Đại học Queen, Belfast (Bắc Ireland) cho hay.
Trong cuộc phỏng vấn với BBC, nhà vật lý thiên văn kêu gọi cần phải làm điều gì đó để dịch chuyển hướng đi của hành tinh này để nó không còn cơ hội tấn công Trái đất.
Nhà thiên văn học tin rằng kịch bản một tiểu hành tinh lao xuống Trái đất, quét sạch sự sống của nhân loại chỉ là vấn đề thời gian. (Ảnh: Getty)
Các nhà thiên văn học đang theo dõi gần 2.000 tiểu hành tinh, sao chổi và các vật thể khác đe dọa Trái đất.
Kể từ vụ va chạm của thiên thạch với Trái Đất cách đây 66 triệu năm khiến khủng long tuyệt chủng, Trái đất chưa từng chứng kiến thảm họa tương tự.
Tuy nhiên, các tiểu hành tinh với các kích thước nhỏ hơn vẫn thường xuyên ghé thăm Trái đất gây ra hậu quả khôn lường. Đơn cử như vụ thiên thạch rơi xuống vùng Tunguska ở Siberia, san phẳng một khu vực rộng 2.137 km2 năm 1908.
Giáo sư Fitzsimmons kêu gọi những nhà thiên văn nghiệp dư giúp đỡ các cơ quan vũ trụ như NASA theo dõi các tiểu hành tinh đe dọa tới sự sống của nhân loại.
Các nhà nghiên cứu tới từ Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đang hợp tác nghiên cứu sứ mệnh đầy tham vọng sử dụng tàu vũ trụ để tấn công một tiểu hành tinh có nguy cơ gây hại cho Trái đất.
Họ hy vọng thử nghiệm này sẽ mở đường để phát triển một hệ thống làm chệch hướng các tiểu hành tinh tiềm ẩn nguy cơ gây nguy hiểm.
Tuy nhiên, NASA cũng cho biết thêm rằng, trong vài trăm năm tới, không có vật thể lớn nào có khả năng tấn công và quét sạch sự sống trên Trái đất.
Theo vtc.vn
Cứ 2 tháng, loài khủng long này lại thay răng vì ăn quá nhiều thịt Một loài khủng long ăn thịt từng sinh sống ở Madagascar cách đây 70 triệu năm cứ mỗi 2 tháng lại phải thay toàn bộ hàm răng của mình vì nhai quá nhiều thịt. Theo CNN, nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy loài khủng long Majungasaurus cứ mỗi 2 tháng lại tự thay toàn bộ hàm răng của chúng. Tốc...