Thời khắc đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh trong ký ức một vị tướng
“Tôi thấy rất may mắn được chứng kiến thời khắc lịch sử khi tổng thống Dương Văn Minh đọc lời tuyên bố đầu hàng bởi hàng ngàn đồng đội tôi đã gửi lại xương máu trên con đường tiến công trong mùa xuân 1975″ – Thiếu tướng Hoàng Trọng Tình mở đầu câu chuyện 40 năm về trước.
Thiếu tướng Hoàng Trọng Tình sinh năm 1949, tại xã Thạch Thắng, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Ông nguyên là Chỉ huy trưởng đại đội 5, trung đoàn 66, sư đoàn 304 của quân đoàn 2 – đơn vị được giao chiếm giữ Đài phát thanh Sài Gòn ngày 30/4/1975.
Cuộc đời binh nghiệp của ông đã trải qua hàng chục trận đánh lớn nhỏ. Nhưng với ông, trận đánh tại Thượng Đức (huyện Đại Lộc, QuảngNam) và thời khắc chứng kiến lời tuyên bố đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh là những ký ức không thể nào quên.
Chọc thủng “đôi mắt ngọc đầu rồng” của chính quyền Mỹ – Ngụy
Năm 1967, thiếu tướng Hoàng Trọng Tình lúc này mới 18 tuổi đã được gọi bổ sung vào Mặt trận B5 chiến đấu ở Quảng Trị và trực tiếp tham gia chiến dịch Mậu Thân 1968. Năm 1972, Hoàng Trọng Tình được bổ sung làm chính trị viên, tiểu đoàn 9, trung đoàn 66, sư đoàn 304. Trung đoàn 66 là đơn vị đầu tiên của sư đoàn 304 được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
Thiếu tướng Hoàng Trọng Tình – nguyên là Chỉ huy trưởng đại đội 5, trung đoàn 66, sư đoàn 304 của quân đoàn 2 – đơn vị được giao chiếm giữ Đài phát thanh Sài Gòn ngày 30/4/1975.
Tháng 5/1974, trung đoàn của ông nhận được lệnh của Bộ Tổng tham mưu vào tăng cường cho tư lệnh quân khu 5 chiến đấu tiêu diệt chi khu quận lỵ Thượng Đức (huyện Đại Lộc, Quảng Đà – nay là tỉnh Quảng Nam) mở rộng vùng giải phóng. Chi khu quận lỵ Thượng Đức là khu liên hiệp quân sự lớn của miền Nam chính quyền Mỹ – Ngụy, cách Thành phố Đà Nẵng 45km về phía Tây. Được coi là cánh cửa thép để bảo vệ thành phố Đà Nẵng. Với tầm quan trọng chiến lược đó, Chi khu quận lỵ Thượng Đức được tổng thống Nguyễn Văn Thiệu gọi đây là “mắt ngọc đầu rồng” và tổ chức phòng ngự hết sức kiên cố.
Ngày 29/7/1974, quân ta nổ súng tấn công tiêu diệt căn cứ này. Trong 3 năm liền, từ 1968-1970 quân ta nhiều lần tấn công căn cứ này nhưng không thành công.
Quận trưởng Nguyễn Quốc Hùng tự đắc thách thức: “Nước sông Vu Gia (tên một con sông tại khu vực này – pv) cạn thì Việt cộng mới chiếm được nơi này”.
Lời thách thức của Nguyễn Quốc Hùng càng khiến tinh thần chiến đấu của quân ta lên cao. Nhớ lại giây phút ấy, thiếu tướng Hoàng Trọng Tình cho biết: “Qua nhiều trận đánh vào đây, bộ đội ta hy sinh nhiều nhưng tinh thần các chiến sỹ không hề nao núng. Lời thách thức của quận trưởng Nguyễn Quốc Hùng càng khiến ý chí quyết thắng càng dâng cao, đó cũng là yếu tố quyết định cho thắng lợi tại cánh cửa thép này”.
Ngày 29/7, quân ta tiếp tục mở đợt tấn công vào căn cứ Thượng Đức. Trong trận đánh này, phó tiểu đoàn 9 Nguyễn Văn Du đã ôm cọc dây thép gai tại lô cốt đầu cầu, quỳ xuống cho anh em chiến sĩ trèo lên lưng nhảy qua khi hàng rào dây thép không thể mở được. Chiến sĩ đầu tiên bị trúng đạn treo người lên hàng thép gai nhưng các chiến sỹ vẫn tiến lên, làm chủ những lô cốt tiếp theo.
Chỉ trong vòng 10 ngày (từ 29/7 đến ngày 7/8/1974) trung đoàn 66 đã chọc thủng căn cứ uy nghi của địch. Chiếm được căn cứ này, quân ta đã giải phóng được hơn 13.000 dân, bắt hàng nghìn tù binh. Quận trưởng Nguyễn Quốc Hùng phải tự sát ngay trong hầm chỉ huy.
Video đang HOT
Chiến thắng ở Thượng Đức là chiến thắng quan trọng để từ đó làm bàn đạp để quân ta giải phóng thành phố Đà Nẵng.
Sư đoàn 304 tiêu diệt chi khu Thượng Đức – Quảng Nam (ảnh tư liệu).
Ngày 27/3/1975, tiểu đoàn của Hoàng Trọng Tình (lúc này ông đã được điều làm chính ủy viên tiểu đoàn 8, trung đoàn 66) nhận được lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Thần tốc, táo bạo, nhanh chóng đánh chiếm TP.Đà Nẵng”. Chỉ 3 ngày sau, Đà Nẵng đã vào tay quân giải phóng.
Với vai trò quan trọng trong lịch sử, căn cứ Thượng Đức đã được đón nhận là khu di tích cấp Quốc gia vào năm 1982.
Cũng tại trận đánh này, thiếu tướng Hoàng Trọng Tình bị thương. Hiện một phần mảnh đạn còn nằm trong phổi ông.
Thời khắc tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng
Sau chiến thắng Đà Nẵng, quân đoàn 66 tiếp tục củng cố lực lượng, bổ sung đạn dược và quân dụng cùng sư đoàn, quân đoàn làm một cuộc hành quân thần tốc dọc theo miền duyên hải trục đường 1. Chỉ sau 11 ngày đơn vị đã vượt qua chặng đường dài gần 1.000 km xuyên qua 3 quân khu, đi qua 11 tỉnh, 18 thị xã của địch. Trong đó nổi bật nhất là tiêu diệt và làm tan rã 5.000 tên địch, giải phóng thị xã Hàm Tân, góp phần đập tan hệ thống phòng thủ Sài Gòn từ xa trên hướng Đông của Mỹ – Ngụy.
Đêm 26/4/1975 sư đoàn 304 của Hoàng Trọng Tình tập kết tại Đồng Nai và nhận được lệnh đánh vào căn cứ Nước Trong, là điểm phòng ngự rắn nhất còn lại của địch trên hướng Đông Nam Sài Gòn. Ròng rã gần 3 ngày đêm giành giật quyết liệt, hai bên đều bị tổn thất lớn, đến 10 giờ sáng ngày 29/4/1975, quân giải phóng đã hoàn toàn làm chủ khu vực Nước Trong và ngã ba đường 15, sẵn sàng tiến quân vào Sài Gòn.
Thiếu tướng Hoàng Trọng Tình kể lại thời khắc tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng
Trong khi đại đội 6, đại đội 2 tiểu đoàn 7 ngồi lên xe tăng của đại đoàn 4 lữ đoàn 203 tiến thẳng vào Dinh Độc Lập thì đại đội 5 của Hoàng Trọng Tình được giao nhiệm vụ chiếm giữ Đài phát thanh Sài Gòn. Đài nằm trên trục đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, đối diện với Cục an ninh quân đội của địch. Đến 10h30 phút ngày 30/4/1975, đại đội của Hoàng Trọng Tình chiếm được Đài phát thanh Sài Gòn và Cục an ninh quân đội, tên cục phó tự sát ngay tại phòng làm việc.
“Đến lúc này vẫn có 1 chiến sĩ của đại đội tôi bị hy sinh. Đây là chiến sĩ cuối cùng hy sinh trên đường phố Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh. Rất đáng tiếc cho chiến sĩ ấy vì chỉ ít phút nữa thôi đất nước chúng ta hoàn toàn giải phóng”, ông Tình xúc động nói.
Khi chiếm được Đài phát thanh rồi, Hoàng Trọng Tình đã giao cho đại đội 5 đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đài. Các chiến sĩ đã hạ cờ ba que của địch trên nóc Đài phát thanh và giương cờ quân giải phóng lên. Sau đó ít phút, Trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ cùng một số sĩ quan ngồi trên chiếc xe Jeep dẫn Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Ngọc Mẫu ra Đài phát thanh để đọc văn bản tuyên bố đầu hàng.
Phải mất mấy chục phút, đại đội của Hoàng Trọng Tình mới chuẩn bị đầy đủ thiết bị cho Dương Văn Minh tuyên bố. Đúng 11h30 ngày 30/4/1975, từ căn phòng thu âm của Đài phát thanh Sài Gòn, Dương Văn Minh tuyên bố: “Tôi, Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi Quân lực Việt Nam Cộng Hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn, từ trung ương đến địa phương trao lại cho Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam”.
Tống thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện vào 11h30 ngày 30/4/1975
Sau đó, giáo sư Vũ Văn Mẫu phát biểu trực tiếp tiếp theo: “Trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, tôi, giáo sư Vũ Văn Mẫu, Thủ tướng, kêu gọi tất cả các tầng lớp đồng bào vui vẻ chào mừng ngày hòa bình của dân tộc, và trở lại sinh hoạt bình thường. Các nhân viên của các cơ quan hành chánh quay trở về vị trí cũ theo sự hướng dẫn của chính quyền Cách mạng”.
Kế tiếp là lời chấp nhận đầu hàng của Chính ủy Bùi Văn Tùng: “Chúng tôi đại diện lực lượng quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam long trọng tuyên bố Thành phố Sài Gòn đã được giải phóng hoàn toàn, chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của Tướng Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn”.
“Thời khắc đó, tất cả chúng tôi đã vỡ òa, ôm chầm lấy nhau, niềm vui hòa lẫn máu và nước mắt. Những hình ảnh này luôn in đậm trong tâm khảm tôi bởi để có được những phút giây này đã có biết bao xương máu của anh em chiến sĩ, đồng bào, đồng chí đã đổ xuống. Giây phút ấy tôi vẫn cảm thấy mình may mắn vì được dự đến trận đánh lớn sau cùng của dân tộc”, thiếu tướng Hoàng Trọng Tình xúc động.
Phượng Vũ
Theo Dantri
Người lính từng lái xe đưa Dương Văn Minh đi đọc tuyên bố đầu hàng
40 năm trước, vào ngày 30/4/1975, người lính Đào Ngọc Vân đã cầm lái chiếc xe đưa Dương Văn Minh đến Đài phát thanh Sài Gòn đọc tuyên bố đầu hàng.
Cựu chiến binh Đào Ngọc Vân (66 tuổi) nay sống ở phường Ngọc Trạo, thành phố Thanh Hóa. Những ngày này, khi cả nước hân hoan đón mừng lễ kỷ niệm 40 năm giải phóng, lòng ông lại bồi hồi khôn tả.
Dương Văn Minh (ngồi bên phải) đọc tuyên bố đầu hàng trưa ngày 30/4/1975.
Ông Vân nhớ lại, hồi ấy trước khi nhập ngũ, ông từng tham gia đội xe giải phóng giao thông cầu Hàm Rồng. Người thanh niên Đào Ngọc Vân chỉ với cân năng 35kg, vóc dáng nhỏ nhắn nhưng rất hoạt bát, nhanh nhẹn, được điều động vào làm lái xe của Đại đội 14, Trung đoàn E66, Sư đoàn 304.
Ông Đào Ngọc Vân.
Trên những nẻo đường của các trận đánh ác liệt tại các chiến trường như đường 9 Nam Lào, chiến trường A Sầu, A Lưới, Thượng Đức, Đại Lộc... đều in dấu chân ông và các đồng đội. Tại chiến trường Đại Lộc, sau trận đánh ác liệt, quân địch tháo chạy, Trung đoàn E66 thu được nhiều chiến lợi phẩm, trong đó có chiếc xe Jeep mang biển số 15770.
Điều vinh dự lớn với ông Vân khi đó là ông được giao lái chiếc xe Jeep 15770. Hưởng ứng Chiến dịch Hồ Chí Minh, cuối tháng 3/1975, Trung đoàn của ông được lệnh tấn công vào sào huyệt của chính quyền Sài Gòn, tiến thẳng vào Dinh Độc Lập.
Sáng ngày 30/4/1975, Trung đoàn nhận lệnh chuẩn bị phối hợp với các binh chủng chọc sâu vào trung tâm đầu não của địch tại Sài Gòn, xa lộ Biên Hòa, Thủ Đức, cầu Sài Gòn. Ông điều khiển chiếc xe Jeep xuất phát từ bến cảng Sài Gòn, trên xe có 5 người khác là: Trung đoàn phó - Đại úy Phạm Xuân Thệ, Trung úy tác chiến Nguyễn Khắc Nhu, Trung úy Phùng Bá Đam, lính thông tin Bàng Nguyên Thất và đồng chí Nguyễn Huy Hoàng thuộc Ban liên lạc.
Đến 6h sáng ngày 30/4/1975, Trung đoàn E66 cùng với xe tăng của Lữ đoàn 203 tiến về hướng cầu Sài Gòn. Sau khi chiến đấu với quân địch tại đây, Đại úy Phạm Xuân Thệ nhận lệnh của Bộ Tư lệnh Sư đoàn 304 dùng xe Jeep 15770 dẫn đơn vị vượt cầu Sài Gòn, tiến sâu vào nội đô cùng phối hợp chiến đấu với các binh đoàn khác.
Đến trưa ngày 30/4/1975, đơn vị của ông đã tiến sát cửa ngõ Sài Gòn, cả Sài Gòn lúc bấy giờ hừng hực khí thế tiến công của quân và dân ta. Khi còn cách Dinh Độc Lập khoảng 500m, Lữ đoàn xe tăng 203 đi trước làm nhiệm vụ phá cổng chính và cổng phụ của tòa nhà, còn chiếc xe Jeep 15770 do ông Vân cầm lái tiến thẳng vào sảnh chính của Dinh.
Trước khí thế hừng hực của quân giải phóng, Dương Văn Minh cùng nội cácđã phải đầu hàng vô điều kiện. Tiếp đó, Dương Văn Minh và thuộc cấp của mình được đưa lên chiếc xe Jeep do ông Vân lái để raĐài phát thanh Sài Gòn kêu gọi binh lính, chính quyền Sài Gòn bỏ vũ khí đầu hàng lực lượng quân giải phóng vào 11h30trưa ngày 30/4/1975.
Một số hình ảnh kỷ niệm của ông Đào Ngọc Vân (ảnh do nhân vật cung cấp).
Niềm tự hào khi được chứng kiến thời điểm lịch sử trọng đại của đất nước vẫn còn nguyên vẹn trong kí ức người lính quân giải phóng 40 năm qua. Tận hưởng 40 năm hòa bình, mỗi lần nhớ về quá khứ ông lại trào nước mắt thương những đồng đội đã ngã xuống, không kịp chứng kiến ngày Bắc - Nam liền một dải.
Rời quân ngũ trở về với cuộc sống thời bình, ông Vân xin về đơn vị cũ công tác. Sau này ông nghỉ hưu về vui sống bên gia đình. Giờ đây, người dân khu phố Ngô Văn Sở, phường Ngọc Trạo đã quá quen thuộc với hình ảnh người cựu binh ngày ngày phụ giúp vợ bán đồ ăn sáng...
Nguyễn Cường - Duy Tuyên
Theo Dantri
Vào hang cọp bắt hổ quy hàng! Điệp báo An ninh T4 "nằm vùng" trong sào huyệt địch, cung cấp về những thông tin chuẩn xác để cách mạng có phương án tác chiến phù hợp. Lực lượng Trinh sát vũ trang khéo léo giáng cho địch những đòn chí mạng, tiêu diệt những tên Việt gian đầu sỏ... khiến địch hoang mang, lo sợ. Khác với khối An ninh...