Thời hạn phục vụ của Su-27 sẽ cao gấp đôi công bố từ nhà sản xuất?
Các chiến đấu cơ Su-22 và Su-27 được Tập đoàn chế tạo máy bay Sukhoi cho biết có tuổi thọ khung thân chỉ vào khoảng 2.000 giờ bay, tuy nhiên…
Thời hạn phục vụ của Su-27 sẽ cao gấp đôi công bố từ nhà sản xuất?
Vào tháng 7/2015, Không quân Ba Lan đã thông qua chương trình kéo dài niên hạn sử dụng của 18 chiếc Su-22 Fitter 30 năm tuổi, bao gồm 12 chiếc Su-22M4 (phiên bản 1 chỗ ngồi) và 6 chiếc Su-22M3K (phiên bản 2 chỗ ngồi).
Việc kéo dài thời hạn phục vụ cho số Su-22 sẽ giải quyết khó khăn tạm thời của quốc gia Trung Âu này khi ngân sách quốc phòng chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu trang bị tiêm kích thế hệ 4. Hơn nữa Su-22 được đánh giá vẫn phát huy hiệu quả trong tác chiến hiện đại.
Theo các phi công Ba Lan, kể cả khi không được tân trang và chiếc cuối cùng sẽ hết hạn bay vào năm 2018, khung vỏ của Su-22 vẫn rất đáng tin cậy.
Như vậy so với con lý thuyết của Tập đoàn Sukhoi, những máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe Su-22 sẽ đủ khả năng hoạt động trên bầu trời trong khoảng thời gian dài gần gấp đôi kỳ vọng.
Cường kích Su-22 của Ba Lan với màu sơn mới sau khi nâng cấp
Video đang HOT
Quay trở lại trường hợp Su-27, chiếc tiêm kích chiếm ưu thế trên không này cũng chỉ có độ bền khung thân tương đương 2.000 giờ bay hoặc 20 năm phục vụ. Nếu trải qua quá trình sửa chữa lớn, tăng hạn sử dụng thì giới hạn bay vẫn là dưới 30 năm.
Tuy nhiên so với Su-22 hay nhiều chiếc tiêm kích khác, đặc điểm rất đáng chú ý của Su-27 là nó có số lượng linh kiện cấu tạo từ Titanium nhiều hơn đáng kể, đây là kim loại nhẹ nhưng lại bền gấp nhiều lần hợp kim nhôm, từ đó xuất hiện một số nhận định rằng Su-27 khó có thể “nhận sổ hưu” trước Su-22.
Nhìn rộng hơn sang các loại tên lửa như 48N6 của hệ thống phòng không S-300 hay P-800 Yakhont thuộc tổ hợp phòng thủ bờ biển Bastion-P, mặc dù nhà sản xuất cho biết thời hạn bảo quản là 10 năm nhưng chúng luôn được tăng hạn lên ít nhất là gấp đôi con số đó.
Nhiều tiêm kích Su-27 sau khi được Ukraine đại tu về trạng thái zero-time và bán cho nước ngoài vẫn bay tốt cho đến thời điểm hiện tại
Ngoài ra cũng cần nhắc lại rằng hầu hết các máy bay chỉ chịu về hưu thực sự sau vài lần đại tu, sửa chữa lớn. Ví dụ như tiêm kích F-16 đời đầu, sau khi nâng cấp giữa vòng đời để đạt 6.000 giờ bay rồi bị đưa ra “nghĩa địa” Davis-Monthan, chúng vẫn được tái chế nhằm vươn tới ngưỡng ít nhất 2.000 giờ nữa để cung cấp cho một vài đồng minh của Mỹ.
Với những gì diễn ra trong thực tế, khả năng tiêm kích Su-27 sẽ đạt “thời gian tại ngũ” tương đương cường kích Su-22 là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu trong tương lai các chiến đấu cơ Su-27 kiếm đủ số lượng động cơ AL-31 để thay thế thì chắc chắn “Kẻ tấn công sườn” vẫn là đối thủ đáng gờm của tiêm kích thế hệ 5 thêm nhiều năm nữa!
Theo Soha News
Su-22, Su-27, Su-30MK2 của Không quân Việt Nam đồng loạt xuất kích
Ngày 27-9, các đơn vị Không quân trong Quân chủng PK-KQ đã đồng loạt tổ chức ban bay cán bộ trên các loại máy bay Su-22, Su-27, Su-30, An-26 và trực thăng. Theo dõi, chỉ đạo các ban bay có đại diện các cơ quan chức năng Quân chủng PK-KQ; lãnh đạo, chỉ huy các Sư đoàn 370, 371, 372, Lữ đoàn 918.
Các đơn vị Không quân tổ chức ban bay cán bộ
Sau khi thực hiện thành công các chuyến bay trinh sát khí tượng, các đơn vị không quân đã tổ chức quán triệt, giao nhiệm vụ cho các thành phần tham gia thực hiện ban bay chặt chẽ, tỉ mỉ. Tiếp đó, các đơn vị đã tổ chức thực hiện thành công các chuyến bay huấn luyện theo kế hoạch đề ra, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Kết quả: Trung đoàn 925 (Sư đoàn 372) bay được 8 lần chuyến trên máy bay Su-27; Trung đoàn 929 (Sư đoàn 372) bay được 7 lần chuyến, Trung đoàn 937 (Sư đoàn 370) bay được 5 lần chuyến trên máy bay Su-22; Trung đoàn 930 (Sư đoàn 372) bay được 10 lần chuyến, Trung đoàn 917 (Sư đoàn 370) bay được 17 lần chuyến, Trung đoàn 916 (Sư đoàn 371) bay được 11 lần chuyến trên trực thăng; Trung đoàn 935 (Sư đoàn 370) bay được 9 lần chuyến, Trung đoàn 923 và Trung đoàn 927 (Sư đoàn 371) bay được 16 lần chuyến máy bay Su-30; Lữ đoàn 918 bay được 9 lần chuyến trên máy bay An-26.
Thành công của ban bay cán bộ đã khẳng định trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị, góp phần củng cố niềm tin, xây dựng quyết tâm cho cán bộ, chiến sĩ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, chỉ tiêu công tác huấn luyện năm 2016.
Sau ban bay cán bộ, các đơn vị tiếp tục tăng cường công tác giáo dục, quán triệt nhiệm vụ, tổ chức duy trì nền nếp huấn luyện bay, củng cố và nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, quản lý vùng trời được giao.
Dưới đây là một số hình ảnh ban bay cán bộ của Trung đoàn không quân 925 (Sư đoàn 372) và Trung đoàn không quân 935 (Sư đoàn 370).
Trung đoàn 925 tổ chức quán triệt, giao nhiệm vụ trước ban bay.
Đội ngũ kỹ thuật của Trung đoàn 925 kiểm tra máy bay trước chuyến bay.
Máy bay Su-30, số hiệu 8541 của Trung đoàn 935, lăn bánh ra đường băng.
Máy bay Su-30 của Trung đoàn 935 thực hành bay huấn luyện.
Máy bay Su-27 của Trung đoàn 925 cất cánh bay huấn luyện.
Phi công Trung đoàn 925 trao đổi kinh nghiệm sau chuyến bay.
Theo Báo Phòng không - Không quân
Tiêm kích Su-30 Việt Nam lại đồng loạt cất cánh Ngày 27/9, Không quân Việt Nam đã đồng loạt tổ chức thành công ban bay cán bộ trên các loại máy bay Su-22, Su-27, Su-30, An-26 và trực thăng. Sau khi thực hiện thành công các chuyến bay trinh sát khí tượng, các đơn vị đã tổ chức quán triệt, giao nhiệm vụ cho các thành phần tham gia thực hiện ban bay...