Thời hạn làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
Người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động phải trực tiếp đến Trung tâm giới thiệu việc làm để đăng ký thất nghiệp.
Điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo quy định tại Điều 49 của Luật Việc làm thì người lao động quy định tại khoản 1, Điều 43 của Luật Việc làm đang đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ điều kiện sau đây:
- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trừ các trường hợp, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
- Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, khoản 1, Điều 43 Luật Việc làm; đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 43 Luật Việc làm.
Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: – Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp. – Bản sao hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp. – Sổ Bao hiêm xa hôi đã được xác nhận đóng bảo hiểm xã hội.
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định.
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ các trường hợp, thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù; Ra nước ngoài định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; Chết.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm và văn bản hướng dẫn thì trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Có thể ủy quyền nộp hồ sơ hưởng trợ cấp
Video đang HOT
Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau: Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền; Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.
Khoản 1, Điều 45 Luật Việc làm quy định, thời gian đóng BHTN để xét hưởng BHTN là tổng các khoảng thời gian đã đóng BHTN liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng BHTN cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật việc làm.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Nhận diện những thủ đoạn đục khoét quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) ra đời với mong muốn sẽ là chỗ dựa cho người lao động (NLĐ) khi lâm vào tình trạng mất việc làm.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích từ chính sách này đem lại, không ít người lao động đã coi đây là một loại... "quỹ sinh lời" và từ đó chính nó lại khiến cho không ít người lao động ỷ lại, "lách luật" làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp ảo để hưởng lợi thật từ trợ cấp thất nghiệp (TCTN).
Thực trạng này đã tồn tại suốt năm 2014, PV đã thâm nhập thực tế và nhận ra không ít thủ đoạn trục lợi chính sách này. Kể từ ngày 1/1/2015 Luật Việc làm có hiệu lực và được kỳ vọng sẽ giải quyết những bất cập bấy lâu nay. Hy vọng rằng từ những thực tế mà chúng tôi ghi nhận, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ có những biện pháp cụ thể hóa để luật thực sự đi vào đời sống, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi những hành vi lạm dụng như đã và đang tồn tại...
Những kẻ "tầm gửi" để trục lợi
Để tìm hiểu những thông tin và bức tranh chính diện về vấn đề này, PV đã tìm đến trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội (nằm trên phố Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội) vào một ngày cuối năm. Tại đây, PV nhận thấy, các quầy làm thủ tục luôn trong tình trạng nhộn nhịp. Tại thời điểm đó, chúng tôi đếm được ít nhất khoảng 30 người đến làm hồ sơ xin hưởng TCTN.
Số lượng người xin hưởng TCTN tăng cao dịp cuối năm (ảnh chụp tại trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội).
Chia sẻ với chúng tôi, anh Vũ Văn Th. (Hưng Yên) cho hay, trước đây anh là công nhân ở công ty TNHH VPTL, một đơn vị chuyên cung cấp thang máy. Tuy nhiên, vì một vài lý do cá nhân nên anh Th. xin nghỉ việc. Vì thời điểm cuối năm chưa xin được việc mới, nghe bạn bè mách, anh Th. đến làm thủ tục xin hưởng TCTN. Tại công ty cũ, anh Th. đã đóng bảo hiểm được 24 tháng và mức lương của anh bình quân là 8 triệu đồng/tháng. Vì vậy, anh mong muốn, sẽ được hưởng mức trợ cấp tương xứng với những gì mình đã đóng để vượt qua thời gian khó khăn này.
Hiện tại, anh Th. cũng đã nộp đơn xin việc tại vài công ty mới nhưng chưa được hồi âm. Với kinh nghiệm hơn 3 năm trong nghề, anh Th. thể hiện sự tự tin là sẽ sớm tìm được việc làm. Tuy nhiên, điều anh muốn nhất giờ là việc hoàn tất thủ tục để được... trợ cấp thất nghiệp.
Chị Trần Thị M. (Cầu Diễn, Hà Nội), trước đây làm việc tại công ty Phát hành sách N.N. Cách đây 4 tháng, công ty có kế hoạch giảm nhân sự nên chị M. cùng một số đồng nghiệp phải nghỉ việc. Chị M. đã đóng phí bảo hiểm thất nghiệp được 40 tháng nên thời gian hưởng TCTN là 6 tháng. Tuy nhiên, sau khi nghỉ việc 2 tháng, chị M. đã xin được công việc mới. Chiếu theo quy định, thời gian hưởng TCTN của chị vẫn còn 4 tháng nên chị không xin dừng hưởng TCTN.
Chị M. cho hay: "Tiền của mình cả, tội gì không nhận. Lương trước đây tôi được hưởng bình quân là 7 triệu đồng/tháng. Thế nên, tiền TCTN tôi được hưởng là 4,2 triệu đồng/tháng. Tính ra, hưởng chế độ này 6 tháng là đã được hơn 20 triệu đồng. Cũng gần đủ để đổi "con xe máy" mới cho chồng đi".
Vào thời điểm tháng 12/2014, phóng viên đã vào vai một người lao động thất nghiệp đi làm thủ tục xin hưởng TCTN, PV nhận thấy thủ tục xin hưởng TCTN khá đơn giản. Khi đến để xin BHTN chỉ cần có đơn đề nghị hưởng TCTN; bản sao có công chứng hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc quyết định thôi việc hoặc xác nhận cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Bên cạnh đó, người lao động phải mang theo sổ bảo hiểm và chứng minh nhân dân gốc. Thời gian làm các thủ tục tham gia xin hưởng BHTN rất nhanh gọn, chỉ trong vòng 15 phút là có thể xong.
Sau khi hoàn thành thủ tục, trung tâm sẽ hẹn ngày đến lấy quyết định (khoảng 20 ngày sau - PV). Nếu như quá ngày hẹn từ 2 đến 3 ngày, đối tượng xin hưởng không đến lấy thì trung tâm Giới thiệu việc làm sẽ huỷ quyết định theo quy định.
Tuy nhiên, điều khiến chúng tôi kinh ngạc chính là tiết lộ của anh Th. Anh này cho hay, bạn bè anh tiết lộ cho anh một "bí quyết" để kéo dài thời gian hưởng TCTN. Đó là, thời gian tới, dù có tìm được việc làm mới thì cũng không nên vội báo dừng hưởng chế độ này. Bởi khi đi làm, công ty mới chưa đóng bảo hiểm ngay cho mình. Khi đó, trung tâm Giới thiệu việc làm cũng không có cách nào phát hiện ra được mình đã có công việc mới nên hàng tháng vẫn được hưởng tiền TCTN như thường(?!).
Chị Nguyễn Thanh N. từng làm việc tại một công ty hóa chất ở quận Hà Đông, Hà Nội thì tâm sự: "Tôi làm việc ở công ty hóa chất được 5 năm nhưng vì người nhà cho rằng, không thể làm mãi ở môi trường độc hại như vậy nên dù đang hưởng mức lương 9 triệu đồng/tháng (chưa kể phụ cấp), tôi vẫn quyết định nghỉ việc. Song cả tuần nay, nhờ bạn bè, người thân giới thiệu, tôi vẫn chưa tìm được công việc thích hợp. Hiện tại, tôi đã có việc làm nhưng chưa ổn định, thu nhập vẫn chưa bằng công việc cũ nên vẫn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thôi thì, cứ được đồng nào hay đồng đó".
"Cảnh báo đỏ" từ thực tế
Cũng theo tìm hiểu của PV, có thực tế, một số người lao động đã đóng đủ 12 tháng BHTN, liền xin nghỉ việc để hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Bởi họ biết, theo quy định cũ (trước khi Luật Việc làm có hiệu lực) người lao động đóng BHTN đủ từ 12 đến... 36 tháng thì đều được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp, cùng một khung hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng thời gian đóng bảo hiểm lại quá lệch nhau nên họ đã lợi dụng kẽ hở này. Một vấn đề nữa, đó là quy định về độ tuổi hưởng chế độ BHTN chưa có giới hạn nên một số NLĐ hết tuổi lao động, đủ điều kiện nhận lương hưu vẫn đăng ký thất nghiệp để hưởng trợ cấp, sau đó mới làm thủ tục hưởng lương hưu(?!).
Trao đổi với PV về hiện tượng trên, bà Phạm Thị Thêu, Phó phòng Bảo hiểm thất nghiệp của trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội xác nhận có việc trục lợi do người lao động chủ động thất nghiệp. Tuy nhiên, bà Thêu cho rằng, đây là tình trạng phổ biến ở các tỉnh phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM nơi có nhiều khu công nghiệp tập trung. Còn tại Hà Nội, đơn vị bà chưa phát hiện trường hợp nào như vậy!
Theo thông tin PV tìm hiểu được từ trung tâm này, tại Hà Nội, trong năm 2014 chỉ có 265 trường hợp đang hưởng TCTN xin không hưởng TCTN vì có công việc mới hoặc không có nhu cầu hưởng. Đây có lẽ là con số quá nhỏ so với số 33.041 người được Sở Lao động, Thương binh & Xã hội Hà Nội ban hành quyết định được hưởng TCTN trong năm 2014.
Thông tin về các trường hợp chấm dứt hưởng TCTN, bà Thêu cho hay, trong trường hợp người lao động có quyết định hưởng TCTN nhưng không đến nhận thì trung tâm sẽ huỷ theo quy định. Cũng có những trường hợp, họ tìm được công việc mới, không có nhu cầu hưởng nữa, họ có đơn đến báo là xin không hưởng để thời gian đã đóng tham gia bảo hiểm thất nghiệp được bảo toàn, cộng dồn sau này.
Tuy nhiên, theo bà Thêu, những trường hợp có việc làm mà không thông báo với trung tâm, đương nhiên trung tâm không có cách nào để phát hiện. Bảo hiểm không có cách nào khác là vẫn phải chi trả cho những đối tượng này. Những trường hợp này, khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội của lần tiếp theo do có việc làm mới thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ rà soát, phát hiện và thông báo với trung tâm ngay để trung tâm cắt hồ sơ, thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp. Theo bà Thu chỉ khi nào cơ quan bảo hiểm phát hiện, trung tâm mới biết để tiến hành xử lý. Nếu người lao động không trung thực thì cũng không có cách nào phát hiện được cách làm trục lợi đó của họ.
Tình trạng người có việc nhưng vẫn khai báo thất nghiệp rõ ràng không phải câu chuyện hi hữu nữa. Theo thông báo của trung tâm Giới thiệu việc làm Đông Nam Bộ (đóng tại Đồng Nai) thì trong 8 tháng đầu năm 2014, trung tâm này đã hủy và thu hồi 540 quyết định trợ cấp thất nghiệp với số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Theo NTD
Hỗ trợ nhiều nhất một triệu đồng/tháng cho người tham gia bảo hiểm thất nghiệp học nghề Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 77/2014/QĐ-TTg quy định mức hỗ trợ học nghề cho lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, mức hỗ trợ học nghề nhiều nhất cho nhóm đối tượng này là một triệu đồng/người/tháng. Tư vấn cho người lao động của Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội (Ảnh minh họa:...