Thời hạn để ByteDance thoái vốn TikTok tại Mỹ có thể kéo dài đến một năm
Chủ tịch Ủy ban Thương mại Thượng viện Mỹ ngày 10/4 cho biết các nhà lập pháp có thể kéo dài thời hạn cho phép công ty mẹ của TikTok là ByteDance thoái vốn khỏi ứng dụng video ngắn này tại Mỹ.
Biểu tượng ứng dụng TikTok trên màn hình điện thoại và quốc kỳ Mỹ (phía sau). Ảnh: AFP/TTXVN
Hồi giữa tháng Ba, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu với tỷ lệ 352 phiếu tán thành – 65 phiếu phản đối để yêu cầu ByteDance thoái vốn khỏi ứng dụng này ở Mỹ trong vòng sáu tháng. Nếu không, công ty sẽ phải đối mặt với lệnh cấm tại thị trường này.
Chủ tịch Ủy ban Thương mại Thượng viện Maria Cantwell cho biết bà đánh giá cao ý tưởng kéo dài thời hạn trên lên một năm. Trả lời các phóng viên ngày 10/4, bà cho hay việc gia hạn sẽ là một yếu tố thuận lợi để đảm bảo thành công cho dự luật.
Hồi đầu tuần này, bà Cantwell cho hay sẽ gặp Lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer và Chủ tịch Ủy ban Tình báo
Video đang HOT
Thượng viện Mark Warner để bàn thảo kế hoạch về cách tiến hành đề xuất đối với ByteDance.
Các trợ lý tại Quốc hội tiết lộ với báo giới rằng ý tưởng về thời hạn một năm đã được thảo luận. Thời hạn dài hơn sẽ buộc bất kỳ lệnh cấm khả thi nào đối với TikTok phải lùi đến năm 2025.
Hôm thứ Tư, bà Cantwell cho biết vẫn “có khả năng” Thượng viện có thể thông qua dự luật của Hạ viện. Nhưng bà nhắc lại rằng các thượng nghị sĩ muốn củng cố dự luật và đặt nó trên một nền tảng pháp lý tốt hơn. Bà lưu ý tới những nỗ lực trước đây của Chính phủ Mỹ và chính quyền bang Montana đã không thành công trong việc cấm TikTok.
Tuần này, Lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell đã lên tiếng ủng hộ việc yêu cầu ByteDance thoái vốn khỏi TikTok.
Trong khi đó, TikTok cho biết họ đã chi hơn 1,5 tỷ USD cho nỗ lực bảo vệ dữ liệu của thị trường Mỹ và lưu trữ dữ liệu tại quốc gia này.
Trước đó, theo hãng tin Bloomberg, lợi nhuận của ByteDance đã tăng 60% trong năm 2023, vượt qua các đối thủ Tencent và Alibaba.
Theo CP Insights, ByteDance đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây để trở thành một trong những công ty công nghệ có giá trị lớn trên thế giới, ước tính 225 tỷ USD. Bloomberg dẫn các nguồn thạo tin cho biết lợi nhuận trước thuế của công ty tăng lên hơn 40 tỷ USD từ mức khoảng 25 tỷ USD trong năm 2022.
Doanh thu của ByteDance cũng tăng lên 120 tỷ USD, từ mức 80 tỷ USD năm 2022. Theo Bloomberg, những dữ liệu trên đánh dấu lần đầu tiên ByteDance vượt qua đối thủ Tencent cả về doanh thu và lợi nhuận. ByteDance chưa bình luận về thông tin trên.
ByteDance đã giới thiệu TikTok năm 2017 và ứng dụng này đã nhanh chóng phủ rộng trên toàn thế giới, vượt mốc 1 tỷ người dùng chỉ trong 4 năm. ByteDance đã nhanh chóng mở rộng hoạt động sang lĩnh vực thương mại điện tử, đặt chỗ du lịch và cũng ra mắt cả ứng dụng chỉnh sửa video. Hiện nay, ByteDance có hơn 150.000 lao động trên toàn cầu.
Các trường học ở Canada đồng loạt kiện các 'ông lớn' công nghệ
Ngày 28/3, các trường học tại Canada đã đồng loạt tham gia một cuộc chiến pháp lý chống các công ty công nghệ lớn (Big Tech), theo đó cùng đệ đơn lên tòa án tố cáo các nền tảng truyền thông xã hội này gây tổn hại sức khỏe tâm lý và làm ảnh hưởng tới việc học tập của trẻ em nước này.
Các trường học ở Canada đồng loạt kiện các "ông lớn" công nghệ. Ảnh: Reuters
Theo phóng viên TTXVN tại Canada, 4 sở giáo dục lớn ở Ontario đã đệ trình khiếu nại lên Tòa án tỉnh bang này. Trong đơn kiện, các sở giáo dục ở thành phố Toronto, Ottawa và Peel Region cáo buộc các "Big Tech" như Meta sở hữu Facebook và Instagram, ByteDance sở hữu TikTok, và Snap Inc. sở hữu Snapchat thực hiện các hoạt động kinh doanh mang tính bóc lột, tìm cách tối đa hóa lợi nhuận bất chấp nguy cơ gây tổn hại sức khỏe tinh thần và hạnh phúc của học sinh.
Đơn kiện nêu rõ bản chất gây nghiện của mạng xã hội khiến các giáo viên phải dành thêm nhiều thời gian ở trên lớp để giúp học sinh tập trung vào bài học. Việc bắt buộc phải sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội trong giảng dạy cũng gây căng thẳng các nguồn lực vốn đã hạn chế của các sở giáo dục bởi các trường học yêu cầu phải có thêm nhân sự và chương trình dành cho sức khỏe tinh thần; phải bố trí thêm nhân sự để giải quyết các hành vi hung hăng hay các vụ bắt nạt qua mạng; dịch vụ công nghệ thông tin và chi phí an ninh mạng cũng tăng.
Các nguyên đơn yêu cầu khoản tiền bồi thường tổng cộng khoảng 4,5 tỷ CAD (hơn 3,3 tỷ USD) và yêu cầu các "Big Tech" phải thiết kế lại sản phẩm để đảm bảo an toàn cho học sinh.
Người phát ngôn của Meta và ByteDance chưa có bình luận chính thức về vụ kiện này, trong khi người phát ngôn của Snap cho rằng nền tảng Snapchat được thiết kế có chủ ý khác biệt với các nền tảng truyền thông xã hội khác, giúp người dùng có thể giao tiếp với bạn bè hay người thân tốt hơn.
Việc trẻ em và thanh thiếu niên sử dụng mạng xã hội là chủ đề được thảo luận rộng rãi giữa các phụ huynh, các nhà hoạch định chính sách và người công tác trong ngành giáo dục. Tại Canada, ngày càng nhiều ý kiến lo ngại về nguy cơ các nền tảng truyền thông xã hội là nơi lan truyền các hành vi bắt nạt trên mạng, dẫn tới tình trạng giấc ngủ bị gián đoạn, cản trở sự phát triển trí não và khả năng tập trung của giới trẻ.
Kết quả một cuộc khảo sát từ Trung tâm cai nghiện và sức khỏe tâm thần gần đây cho thấy 91% học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 sử dụng mạng xã hội hằng ngày và hơn 30% nhóm này dành 5 giờ mỗi ngày trở lên cho mạng xã hội. Theo các cơ quan giáo dục Canada, khoảng 1/2 số học sinh ở Ontario không ngủ đủ giấc, một phần do bị cuốn hút vào các nền tảng này. Tình trạng căng thẳng tâm lý và rối loạn cơ thể cũng xảy ra thường xuyên khiến trường phải chi hàng triệu CAD để thuê nhân viên xã hội, cố vấn tâm lý và các nhân viên khác.
Thêm các nước xem xét những quan ngại liên quan đến TikTok Ngày 21/3, một số nghị sĩ cấp cao của Anh đã thể hiện lo ngại về quyền sở hữu TikTok ở Anh, sau khi Hạ viện Mỹ tuần trước thông qua dự luật cấm ứng dụng chia sẻ video này trừ khi công ty mẹ ByteDance của Trung Quốc từ bỏ quyền kiểm soát ứng dụng. Biểu tượng mạng xã hội TikTok trên...