Thời gian ủ bệnh của Covid-19 có thể đã kéo dài hơn ước tính ban đầu
Nghiên cứu mới dựa trên các ca bệnh ở Vũ Hán (Trung Quốc) cho thấy, thời gian ủ bệnh của Covid-19 là 8,29 ngày thay vì 7,76 ngày như trước.
Theo SCMP, khi các quan chức y tế cho rằng thời gian ủ bệnh trung bình của Covid-19 là khoảng 5 ngày và nhiều nhất là 2 tuần, các nhà khoa học từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc, Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ và Đại học Bắc Kinh đã tìm ra chỉ số thời gian trung bình có thể cao hơn.
Thời gian ủ bệnh của các ca mắc Covid-19 có thể lâu hơn so với ước tính trước đó. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp tính xác suất đối với dữ liệu lâm sàng của hơn 1.000 bệnh nhân mắc Covid-19 rời Vũ Hán trước khi thành phố này áp dụng lệnh phong tỏa vào ngày 23/1. Theo đó, các nhà khoa học nhận thấy thời gian ủ bệnh trung bình là 8,29 ngày, thay vì 7,76 ngày như lúc trước.
Video đang HOT
“Tính toán chính xác về thời gian ủ bệnh sẽ giúp chúng ta đưa ra khoảng thời gian cách ly một cách tối ưu với mục đích kiểm soát dịch bệnh cũng như cần thiết trong quá trình điều tra cơ chế lây truyền của virus và phát triển các biện pháp điều trị. Mặc dù thời gian ủ bệnh rất quan trọng nhưng chúng tôi thường gặp khó khăn trong việc ước tính do thiếu dữ liệu lâm sàng”, các nhà nghiên cứu cho biết.
Trong nghiên cứu đăng tải trên tạp chí khoa học Science Advances của Mỹ ngày 7/8, các nhà khoa học cho rằng, thời gian ủ bệnh của phần lớn bệnh nhân là không quá 14 ngày – thời gian cách ly được nhiều quốc gia áp dụng. Nhóm nghiên cứu ước tính 10% các ca mắc Covid-19 có thể phát triển các triệu chứng sau hơn 2 tuần nhiễm virus.
Các nhà khoa học cũng lưu ý rằng, nghiên cứu của họ chỉ dựa trên các ca mắc bệnh từ đầu năm 2020 và không áp dụng cho những ca mắc Covid-19 sau này do có thể virus SARS-CoV-2 đã biến đổi khiến thời gian ủ bệnh trung bình có thể thay đổi theo.
Theo các chuyên gia, nắm rõ thời gian ủ bệnh có thể giúp giới chức lập kế hoạch kiểm soát dịch bệnh do mọi người có thể lây truyền virus trước khi họ xuất hiện các triệu chứng mắc bệnh./.
Xét nghiệm sớm âm tính, xin đừng chủ quan
Việc xét nghiệm sớm khi chưa có triệu chứng lâm sàng có rất ít giá trị. Thậm chí điều này có hại nếu người sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính nghĩ rằng mình không bị bệnh và chủ quan tự phá vỡ các quy tắc cách ly.
Cả nước đang nỗ lực xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 cho các đối tượng nghi ngờ. Ai nhận được kết quả âm tính đều hồ hởi vui mừng, thậm chí có nhóm còn hẹn hò tụ tập làm vài quai bia cho vui vẻ.
Thực ra, nếu chưa cách ly đủ 14 ngày thì có kết quả âm tính vẫn chưa thể yên tâm hoàn toàn.
Virus SARS-CoV-2 xâm nhập cơ thể, âm thầm nhân lên đến khi đạt tải lương nhất định thì mới phát tán ra đường hô hấp và gây triệu chứng.
Quá trình âm thầm nhân lên của virus gọi là "Thời gian ủ bệnh". Trong thời gian này do virus chưa phát tán ra qua đường hô hấp nên các xét nghiệm vẫn có thể âm tính mặc dù cơ thể có virus.
Và những người này vẫn có thể trở thành dương tính vào những ngày sau. Thời gian ủ bệnh của hầu hết các bệnh nhân là dưới 14 ngày, nhưng vẫn có một tỷ lệ rất nhỏ có thể dài hơn.
Một người đi qua vùng có dịch hoặc tiếp xúc gần với người bệnh, thì việc tự cách ly và theo dõi trong 14 ngày mới là điều cơ bản mấu chốt. Ảnh: TT
Vì vậy, nếu một người đi qua vùng có dịch hoặc tiếp xúc gần với người bệnh, thì việc tự cách ly và theo dõi trong 14 ngày mới là điều cơ bản mấu chốt. Chỉ ưu tiên xét nghiệm cho những người có triệu chứng hô hấp nhằm phát hiện các ca bệnh để điều trị kịp thời.
Việc xét nghiệm sớm khi chưa có triệu chứng lâm sàng có rất ít giá trị. Thậm chí điều này có hại nếu người sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính nghĩ rằng mình không bị bệnh và chủ quan tự phá vỡ các quy tắc cách ly. Khi đó họ có thể trở thành nguồn lây cho cộng đồng nếu những ngày sau đó họ trở thành dương tính.
Vì thế, nếu đi qua vùng có dịch COVID-19 hay tiếp xúc gần với người nghi có bệnh, xin đừng sùng sục đòi xét nghiệm ngay để cho nó yên tâm. Hãy thông báo cho y tế địa phương để vào danh sách giám sát và được hướng dẫn tự cách ly trong 14 ngày.
Trong vòng 14 ngày đó hãy thông báo lại cho cơ quan y tế bất cứ lúc nào có biểu hiện nghi mắc Covid-19 như: Sốt, ho, đau họng, tiêu chảy, vv ... để xét nghiệm sớm. Còn những trường hợp khác sẽ xét nghiệm vào ngày thứ 13-14 để khẳng định âm tính để người đó được khẳng định an toàn khi tái hòa nhập cộng đồng.
Chỉ cần dựa vào 3 dấu hiệu "siêu nhỏ" này khi đi tiểu, chị em hoàn toàn có thể phát hiện sớm căn bệnh ung thư bàng quang nguy hiểm Không cách nào điều trị bệnh tốt hơn bằng việc nhận biết và phát hiện sớm các dấu hiệu đầu tiên, nhất là với bệnh nan y như ung thư thì điều này lại càng quan trọng. Ung thư không phải là căn bệnh xa lạ gì với chúng ta, nhưng để hiểu nguyên nhân gây bệnh và phát hiện sớm dấu hiệu...