Thời gian sẽ làm nguôi ngoai những nỗi đau…
Ông Phan Thành.
Công việc chính hiện nay của tôi là chăm chút tới dự án “Làng tôi” sao hài hoà với sự phát triển của TPHCM trong thế kỷ 21. Tôi trở về quê hương sống, kinh doanh từ 1984. Cho tới giờ này, tôi thấy việc mình về nước sớm là hoàn toàn đúng đắn.
Những ngày đầu mới về, tôi cũng còn nhiều câu hỏi, băn khoăn về sự hoà hợp, hoà giải dân tộc. Dần dần, càng sống, tôi càng hiểu, thấm thía những suy nghĩ, cư xử rất hài hoà, nhẹ nhàng, có hiểu biết của người mình về vấn đề dân tộc.
Nhìn lại lịch sử nước nhà: Năm 1954 chúng ta có khoảng 1 triệu người di cư từ miền Bắc vào Nam, họ sinh sống, nối dòng giống thời gian đó cũng có nhiều người từ miền Nam tập kết ra miền Bắc. Sau ngày 30.4.1975, thêm nhiều người Bắc vào Nam sinh sống… Tôi nghĩ, sự dịch chuyển Bắc-Nam, Nam-Bắc của hơn 2 triệu người này góp phần làm cho sự hòa hợp, hoà giải dân tộc mình diễn ra nhanh, dễ dàng hơn…
Tới hôm nay, 38 năm sau ngày thống nhất đất nước, tôi thấy vui vì sự phát triển của đất nước, Nhà nước có nhiều động thái thể hiện sự quan tâm tới công tác kiều bào, cụ thể như Nghị quyết 36 và tiếp đó là nhiều những nghị định cụ thể có lợi hơn cho kiều bào như về vấn đề xin visa, thủ tục nhập quốc tịch đơn giản hơn,… Chính những điều này khiến kiều bào thấy được Chính phủ thực sự quan tâm tới vấn đề hoà hợp, hoà giải dân tộc. Những năm qua, một số nhân vật đặc biệt của Chính phủ Sài Gòn cũ đã trở về quê hương như ông Nguyễn Cao Kỳ,…
Có người nói với tôi, 38 năm qua, tháng 4 với một số ai đó vẫn là một tháng “nhạy cảm”, trong lòng ai đó, của những người cả hai phía từng tham chiến, vẫn còn những lấn cấn băn khoăn chưa giải toả được khiến họ khó ngồi lại với nhau để hướng tới sự hoà giải… Tôi nghĩ, chúng ta là con người bình thường, mỗi người mỗi tính, nên sự lấn cấn trong lòng là có, bởi con người ta không dễ gì quên đi những nỗi đau… Nhưng, với kinh nghiệm của mình, tôi thấy rằng, những con người đó không phải là nhiều.
Tôi tin rằng thời gian sẽ làm con người ta nguôi ngoai nỗi hận thù, sự nghi kỵ cũng sẽ biến mất…Với người Mỹ – “người ngoài”, từng là kẻ thù – bây giờ chúng ta còn hợp tác được, nữa là chúng ta, anh em trong một nhà cho dù đã có những năm tháng hai bên bờ chiến tuyến, nhưng cùng là máu đỏ da vàng cùng dòng giống, quê hương… Làm sao lại không thể hoà hợp, hoà giải với nhau?
Theo laodong
Quyền làm chủ của dân gắn với tính thượng tôn pháp luật
Hôm 15-3, tại Hà Nội, cán bộ, công chức ngành ngoại giao Việt Nam đã nêu nhiều ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Trước đó, nhiều ý kiến đóng góp của kiều bào Việt Nam ở nước ngoài cũng được Bộ Ngoại giao tập hợp, phản ánh về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh, đây là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý quan trọng của toàn ngành ngoại giao. Nhiều chuyên gia trong ngành ngoại giao khẳng định các quy định của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã thể chế hóa tư tưởng chỉ đạo về đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế của Đảng được thể hiện trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH và Nghị quyết Đại hội XI. 28 đơn vị trực thuộc Bộ Ngoại giao và gần 70 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã hoàn thành việc lấy ý kiến đối với Dự thảo. Công chức ngành ngoại giao bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đối với quy định tại Điều 4 của Dự thảo và nhấn mạnh sự cần thiết phải khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp.
Các đơn vị trực thuộc Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã chủ động tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến nội dung, cách thức lấy ý kiến hiệu quả, thiết thực tới từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Hội nghị nhất trí cho rằng, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp có những tiến bộ vượt bậc cả về nội dung cũng như kỹ thuật lập hiến so với các bản Hiến pháp trước đây. Dự thảo đã thể hiện nhiều điểm mới quan trọng như ghi nhận nguyên tắc quyền làm chủ của nhân dân gắn với tính thượng tôn Hiến pháp; nguyên tắc về tổ chức quyền lực nhà nước với sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, các nguyên tắc tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân... Toàn bộ chương II của dự thảo với 28 điều về quyền con người và quyền, nghĩa vụ công dân đã thể hiện cách tiếp cận mới so với Hiến pháp năm 1992 và cơ bản phù hợp với các điều ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam tham gia.
Hơn 2 tháng qua, cùng với hàng triệu người dân trong nước đóng góp ý kiến tâm huyết cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, bà con kiều bào Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới cũng thể hiện trách nhiệm của mình với đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý rộng lớn này. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh cho biết: Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn tuyên truyền và chỉ đạo công tác lấy ý kiến đóng góp của Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. "Bà con kiều bào có nhiều thành phần, nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, những người đóng góp tích cực nhất là những người thường xuyên về thăm quê hương"- Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh khẳng định khi trả lời phỏng vấn.
Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo thủ trưởng cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài gặp gỡ, tiếp xúc với bà con kiều bào, trong đó cung cấp cho bà con tài liệu về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, gợi ý những chủ đề đóng góp, sau đó tổng hợp ý kiến đóng góp và gửi về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Cho đến nay, Bộ Ngoại giao đã tập hợp được rất nhiều ý kiến cá nhân, của các hội đoàn để phản ánh về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài rất đặc thù, bao gồm những đối tượng khác nhau, từ nhân sĩ, trí thức, chuyên gia cho đến người lao động và thậm chí có thái độ và động cơ chính trị cũng rất khác nhau. Bởi vậy, đợt góp ý sửa đổi Hiến pháp lần này là dịp tập hợp trí tuệ và sức mạnh của bà con Việt kiều vốn có tình cảm gắn bó với quê hương đất nước, nhận thức đúng đắn về đất nước.
Theo ANTD
Kiều bào là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam và quốc tế Chiều 4.2, tại TP.HCM, Thành ủy, UBND TP.HCM tổ chức buổi họp mặt kiều bào mừng xuân Quý Tỵ 2013. Tham dự có 800 kiều bào từ hơn 20 nước. Tại buổi họp mặt, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân đánh giá cao sự đóng góp của kiều bào qua lượng kiều hối chuyển về trong năm 2012 hơn 4 tỉ USD...