Thời gian như gió, ào qua đời người…
Có lần tôi đọc đâu đó rằng: “Thời gian gắn liền với sự chảy trôi không ngừng. Nhưng nó không phải là thời gian vô thủy vô chung của vũ trụ, mà là thời gian nhân sinh, nó được đo đếm bằng đơn vị đời người. Đấy là chuyến tàu tốc hành của đời người…”.
Cho bạn
“Hôm nào cà phê nhé!” – Bạn có thấy câu nói này quen không? Quen như đã từng nghe, từng nói.
Quả thật, chúng ta đã từng nhiều lần nói với bạn bè câu nói này. Và cũng đã nhiều lần nghe bạn bè nhắn nhủ vậy. Nhưng hôm nào là hôm nào? Không ai biết! Không ai nhớ! Và câu hẹn “Hôm nào cà phê nhé!” lại như chiếc lá vàng rời cây quăng theo gió, chao đảo, chấp chới giữa trời, trước khi rớt xuống ở một nơi nào đó.
Sáng mở mắt ra, chân duỗi dài trong chăn cũng là lúc đầu óc quay lại với công việc: Ngày hôm nay có việc gì mình phải hoàn thành? Đấy, đến công việc còn có hạn chót, vậy mà cuộc hẹn với bạn thân, bạn tri kỷ chúng ta cứ lại gói gọn trong hai chữ “hôm nào” vô định. Chẳng nhẽ những cuộc hẹn lại đắt đỏ và hiếm hoi đến thế hay sao, giữa thời buổi mọi giá trị đều được đo lường bằng thứ vật chất đếm là tiền?
Chúng ta, ai cũng đã từng thấy mình trong một nhóm bạn. Ngày ra trường, ngày rời cơ quan cũ, ngày dọn nhà chia tay mảnh đất đã gắn bó bao năm…, nhóm bạn ấy đã từng nói với nhau rằng: “Nhất định chúng mình sẽ không quên nhau, sẽ gặp nhau dài dài bạn nhé!”.
Nhưng rồi, cuộc đời có bao nhiêu mà hững hờ. Chẳng mấy chốc mà hết tuần. Loáng cái hết tháng. Vèo cái hết năm. “Gặp nhau dài dài” biết bao giờ thực hiện? “Hôm nào mình tụ tập làm bữa” – đến cả ngày mai mình còn chưa biết mình sẽ ra sao, đi đâu, gặp ai thì sao khẳng định được cái “hôm nào mình tụ tập làm bữa” đó là ngày nào, tháng nào.
Hứa và quên dù chính bản thân mình cũng đã từng được lời hẹn đó làm cho tâm trạng vui vẻ được mấy hôm. Nhưng rồi, chờ mãi, chờ mãi, lời hứa ấy cứ thế trôi vào quên lãng, cho đến ngày thảng thốt trách nhau: “Mình còn chưa gặp nhau mà!”, “Mình đã hẹn cafe rồi mà sao bạn đã vội xa”…
Chỉ thêm vài cái hôm nào nữa thôi, cũng hết cả một cuộc đời người. Vậy thì, thay vì “hôm nào”, hãy là “tối nay”, “tối mai”, “thứ 6″ bạn nhé. Ngay và luôn đi bạn, bởi cuộc đời vô thường lắm!
Cho tôi
Thuở ấu thơ, ấn tượng nhất trong tôi có ba điều.
Đó là khu vườn rộng rãi với đủ loại cây ăn quả. Những trưa hè mắc võng nằm giữa hai gốc cây to, nghe gió biển miền Trung mát rượi, nhìn bóng nắng đu đưa xuyên qua kẽ lá, không gì thú vị bằng.
Đó là cái rãnh nước nằm giữa hai mảnh sân trên và dưới, mỗi khi trời mưa biến thành dòng sông nhỏ cho thuyền giấy của tôi vun vút lao đi, để rồi chưa đến nửa đường đã chìm vì một giọt mưa to tướng.
Video đang HOT
Đó là cái giếng nằm góc vườn cạnh gốc chanh già, sâu hun hút và mát rượi. Sợ tôi ngã, ba mẹ cấm tôi lại gần giếng, nhưng cái âm thanh âm âm vang vang mỗi khi ta úp mặt vào thành giếng gào to lại rất cuốn hút. Thế nên, cứ vắng người lớn là tôi ra đó nghịch, có hôm vì nghịch mà làm đứt cả sợi dây gàu.
Khi tôi lớn cũng là lúc tôi phải xa ngôi nhà của tuổi thơ để đi nơi khác sống. Nhưng, trong tôi luôn trở về hình ảnh của khu vườn, cái rãnh nước và cái giếng cùng những kỷ niệm ấu thơ.
Đến nỗi, nhiều đêm trong giấc mơ, tôi gặp lại mình đang đứng bên thành giếng hay tha thẩn trong vườn, để rồi tỉnh dậy lại thấy ướt má nước mắt với ước mơ cháy bỏng “có lần về lại”. Và, cũng vì yêu quá nên đi đâu gặp giếng, gặp vườn tôi hay so sánh và thấy chúng đều không to, không được như cái tôi đã từng có, từng yêu.
Thế rồi tôi có dịp về lại thật. Ngôi nhà, khu vườn đã thuộc về chủ mới, nhưng khi nghe tôi kể lể sự tình họ đã mở cổng cho tôi vào, dù chẳng quen. Tôi thấy bước chân mình đi băng băng qua cổng, qua lối vào rải sỏi và đứng sựng lại.
Khu vườn rộng lớn và mộng mơ của tôi đâu rồi? Sao chỉ thấy một mảnh đất con con trồng cây ăn trái? “Dòng sông nhỏ” của tôi ngày nào lại một cái lằn nông choèn choèn nằm giữa hai mảnh sân. Và, cái giếng, trong ký ức, nó cao ngang bụng trên của tôi, vậy mà bây giờ nó khiêm tốn nằm ở ngang ống chân tôi với vòng tròn chả khác miệng cái lu là mấy, trong khi ngày xưa hai tay giang ra của tôi chưa tới.
Ngồi trên chiếc xe trở về, ngắm cảnh vật vùn vụt qua khung cửa, nghĩ cho cùng khu vườn, cái rãnh và chiếc giếng chúng chẳng có lỗi gì cả. Và tôi nữa, tôi cũng chẳng có lỗi gì khi giận chúng không còn như xưa.
Tất cả chỉ vì tôi đã lớn, đã thay đổi. Cảnh vẫn cũ, nhưng người không còn xưa, vì thời gian không ngừng trôi.
Có lần tôi đọc đâu đó rằng: “Thời gian gắn liền với sự chảy trôi không ngừng. Nhưng nó không phải là thời gian vô thủy vô chung của vũ trụ, mà là thời gian nhân sinh, nó được đo đếm bằng đơn vị đời người. Đấy là chuyến tàu tốc hành của đời người…”.
Có lẽ hôm nay, trên chuyến tàu tốc hành của đời người ấy, tôi đã hiểu rằng là một sự sống mong manh trong vũ trụ, con người không thể nào thực hiện được một khát vọng rất tự nhiên muôn thuở của mình: Khát vọng đảo chiều thời gian.
Thay vào đó, hãy để tâm hồn mình được lưu giữ và tưới tắm bằng những mảnh kí ức trong trẻo, tinh khôi, ngọt ngào và tươi tắn nhất. Như tôi, sẽ sớm quên đi hình ảnh của khu vườn, rãnh nước và chiếc giếng của ngày hôm nay, để chỉ trở về với chúng của ngày hôm qua, của những ngày đã xa mà tôi thường nhớ…
Dù rằng, sâu thẳm trong tôi vẫn âm ỉ một câu hỏi: Thời gian ơi, sao mãi trôi?
Xuân Hoa
Theo baophapluat.vn
Đề kiểm tra học kỳ thường trục trặc, sai sót
Cứ đến mùa kiểm tra học kỳ, thi cử là thường xảy ra những vấn đề trục trặc, sai sót, nhầm lẫn... liên quan tới khâu ra đề kiểm tra, đề thi.
Báo chí phản ánh, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân (Hà Nội) ra đề thi kiểu "đánh đố" khiến 70% học sinh trên địa bàn bị điểm dưới trung bình, phải tổ chức thi lại. Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân bị thanh tra việc ra đề thi.
Nội dung đề kiểm tra yêu cầu học sinh nhận định " buông bỏ, cần nhiều sức mạnh hơn vạn lần so với sự theo đuổi" trong đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 12 thuộc học kỳ 1 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Đà Nẵng cũng gây ra nhiều ý kiến trái chiều.
Người thì đồng tình, cách hỏi hay để học sinh phản biện, bày tỏ quan điểm riêng của mình. Người thì cho rằng, yêu cầu như thế dễ dẫn đến tiêu cực, buông bỏ, thiếu khát vọng, ước mơ ở lứa tuổi mới lớn, học sinh cấp 3.
Đề kiểm tra học kỳ thường trục trặc, sai sót. (Ảnh minh hoạ: Thieunien.vn)
Một vụ việc khác, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã khẩn trương chỉ đạo Trường Trung học phổ thông Gò Vấp (quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh) kiểm tra, báo cáo về việc thầy giáo trưởng bộ môn Vật lý của trường đăng đề thi và đáp án lên Facebook.
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, không có việc bị lộ đề vì bài kiểm tra đã được đánh giá rồi, chấm rồi và kết quả phù hợp với quá trình các em học tập trên lớp.
Tuy nhiên, Trường Trung học phổ thông Gò Vấp sẽ phải họp rút kinh nghiệm để đảm bảo an toàn bảo mật đề thi cho các đợt thi tiếp theo, để học sinh cảm thấy công bằng, khách quan trong kiểm tra.
Mặc dù, đề thi và đáp án môn Vật lý 12 được thầy Nghĩa đăng lên Facebook với chế độ chỉ mình tôi, sau khi thi xong thầy mới chế độ công khai.
Nhưng cách làm của thầy tổ trưởng bộ môn Vật lý là cực kỳ nguy hiểm, khi mà các hacker hoặc các em giỏi công nghệ thông tin hoàn toàn dễ dàng tìm cách vào được.
Để bảo mật đề thi, tốt nhất nên để trong máy tính cá nhân để bảo mật tuyệt đối đề thi.
Ba vụ việc nêu trên đều liên quan đến khâu ra đề kiểm tra học kỳ 1 của Phòng Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và đào tạo, của giáo viên ở trường trung học phổ thông.
Mỗi vụ việc là một khía cạnh khác nhau. Đề kiểm tra tiếng Anh của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Xuân thì ra kiểu "đánh đố" khiến nhiều học sinh không hiểu, không làm được bài.
Đề kiểm tra Ngữ văn của Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng đưa ra ngữ liệu và nội dung cần nghị luận chưa thật phù hợp với nhận thức của học sinh, dễ làm cho các em lệch lạc, tiêu cực về lẽ sống.
Đề kiểm tra môn Vật lý của thầy Nghĩa ở Trường Trung học phổ thông Gò Vấp (Thành phố Hồ Chí Minh) khi học sinh chưa kiểm tra đã đăng đề và đáp án lên Facebook cá nhân dễ có nguy cơ bị lộ đề, vi phạm về tính bảo mật của đề kiểm tra.
Nhiều năm nay, qua theo dõi, tôi nhận thấy hễ đến mùa kiểm tra học kỳ, thi cử là thường xảy ra những vấn đề trục trặc, sai sót, nhầm lẫn... liên quan tới khâu ra đề kiểm tra, đề thi.
Lúc thì đề của trường, khi thì đề của Phòng, của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Theo tôi trong thực tế, các đề kiểm tra học kỳ của giáo viên, nhà trường, phòng, sở bị sự số, mắc lỗi còn nhiều nữa, vì không phải sự số, mắc lỗi nào ở đề kiểm tra cũng được phát hiện, phản ánh trên báo chí, trên cộng đồng mạng.
Quả thật, công đoạn ra đề kiểm tra, đề thi là khâu trần ai, khó khăn, vất vả và thử thách nhất đối với thầy cô giáo ra đề.
Chẳng mấy ai dám xung phong nhận nhiệm vụ nặng nề, cực nhọc, hao tổn nhiều sức lực này. Nhưng vì trách nhiệm, yêu cầu của nhà trường, cấp trên mà phải đương đầu.
Không còn cách nào khác, từng thầy cô ở các cơ sở giáo dục, các chuyên viên thuộc Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo phải lo đầu tư, rèn rũa chuyên môn của mình cho sắc bén, thâm hậu để trước hết giảng dạy tốt và sau đó luôn cẩn trọng, sáng suốt ở khâu ra đề, lập ma trận và đáp án với tiêu chí đảm bảo chuẩn kiến thức - kỹ năng, vừa sức và phân hóa được năng lực học sinh.
Trên diễn đàn Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đang đăng nhiều bài viết, ý kiến phân tích về các ưu điểm và nhược điểm ở đề kiểm tra học kỳ do Trường, Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo với các khía cạnh khác nhau.
Có một bạn đọc tên là Nguyễn Văn Bốn đưa ra chia sẻ rất chí lý (dưới bài "Đề kiểm tra học kỳ của Phòng, Sở Giáo dục vẫn đang cần thiết" của tác giả Sông Trà, ngày 17/12):
" Giáo dục cần thay đổi tính cách của người thầy trước khi bàn đến chuyện đề của ai ra. Xưa nay người thầy dạy thì ra đề. Vấn đề chính là Tính Trung thực!"
Đúng vậy, người thầy cô giáo ra đề, phản biện đề mà không có tính trung thực, toàn "sính thành tích", tính đường có lợi cho học sinh của mình thì dù các quản lý giáo dục có đổi mới, cải tiến đến đâu đi nữa cũng đành bất lực, bó tay.
SÔNG TRÀ
Theo giaoduc.net
Vùng hồ Willandra Vùng hồ Willandra nằm ở phía tây nam New South Wales. Hệ thống hồ này là phần còn lại của mô hình thoát nước sông Lachlan dài khoảng 150 km và rộng 40 km thường theo hướng bắc-nam từ hồ Mulurulu đến Prungle. Diện tích của nó khoảng 600.000 hecta. Song song với bờ phía đông là những dải cát và đụn cát...