Thời gian không ủng hộ TPP
Đại sứ New Zealand tại Mỹ Tim Groser tất cả các nước thành Viên Hiệp Groser tuần trước cảnh báo, định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đều đó có “kế hoạch B” trong trường hợp Quốc hội Mỹ không thông qua TPP. “Bi kịch là kế hoạch này sẽ khong bao gồm Mỹ”, ông Groser nói.
Trong các cuộc tranh luận nảy lửa giữa hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ Donald Trump và Hillary Clinton, nếu để ý sẽ thấy họ có chung một quan điểm: phản đối TPP – thỏa thuận thương mại khổng lồ giữa Mỹ và 11 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương.
Mặc dù chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe coi TPP là “thỏa thuận làm nên thời đại” nhưng nhiều nông dân và công nhân ngành xe hơi của Nhật vẫn liên tục biểu tình phản đối TPP.
Khoảng trống
“TPP cũng tệ như Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA – gồm Canada, Mỹ và Mexico)”, ông Trump nói, được tờ The Washington Post dẫn lời. Trước đó, ông gọi NAFTA là “một trong những thỏa thuận tồi tệ nhất được thực hiện”. Còn bà H.Clinton, nếu như năm 2012, gọi TPP là “tiêu chuẩn vàng”, thì nay cũng đã thay đổi quan điêm. “Liệu nó có tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập, và hơn nữa là vấn đề an ninh quốc gia của chúng ta?”, bà Clinton nêu câu hỏi trong cuộc tranh luận hôm thứ Tư tuần trước ở Las Vegas. “Tôi chống lại TPP bây giờ. Tôi cũng sẽ chống lại nó sau cuộc bầu cử và chống lại nó khi trở thành tổng thống”, bà nhấn mạnh.
TPP là một trong những trọng tâm trong chiến lược “tái cần bằng” của Tổng thống Barack Obama đối với châu Á. Ông Obama muốn thông qua hiệp định này để khẳng định vai trò lãnh đạo của Mỹ tại một khu vực phát triển nhanh nhất thế giới và kìm hãm sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhưng đến thời điểm này, khi nhiệm kỳ của ông Obama sắp kết thúc, Quốc hội Mỹ vẫn chưa phê chuẩn TPP.
“Việc không thông qua TPP sẽ là một đòn rất lớn vào uy tín của Mỹ”, Davin Chor, nhà kinh tế tại Đại học Quốc gia Singapore nói với The Washington Post. Ông Chor cho biết, các quốc gia trên toàn khu vực đã “ngấm ngầm bực tức” với quyết định này, ngoại trừ Bắc Kinh – không phải là thành viên TPP.
“Việc Mỹ không thể phê chuẩn hiệp định mà họ đã tích cực đàm phán sẽ tạo ra một khoảng trống” – một nhà ngoại giao châu Á nhận định. “Ai sẽ tìm cách lấp đầy khoảng trống đó?”, ông đặt câu hỏi và cho biết thêm, Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ tình hình.
Video đang HOT
Phương án B
Trong khi bà H.Clinton và ông D. Trump đang tranh luận ở Las Vegas, các nhà lãnh đạo của 14 quốc gia châu Á, cùng với Úc và New Zealand, bận rộn nhóm họp ở thành phố Thiên Tân, Trung Quốc. Họ bước vào vòng thảo luận lần thứ 15 của cuộc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Thành viên của RCEP gồm 10 nước ASEAN và 6 nước mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do (gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ), Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand).
RCEP được cho là hiệp định đối đầu trực tiếp với TPP. Điểm khác nhau lớn nhất là TPP có Mỹ mà không có Trung Quốc, còn RCEP thì ngược lại. Bảy quốc gia có mặt trong cả hai hiệp định là Việt Nam, Brunei, Malaysia, Australia, New Zealand, Nhật và Singapore.
“Thời gian không đứng về phía chúng ta, còn thế giới thì đang di chuyển nhanh về phía trước”, Đại sứ Australia tại Mỹ, Joe Hockey, cảnh báo trong bài phát biểu gần đây tại một diễn đàn ở Honolulu. “Nếu phê chuẩn TPP, Mỹ sẽ đảm bảo vai trò lãnh đạo quan trọng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Còn không, cái giá của sự thất bại có thể sẽ lớn tới mức khó tưởng tượng”, ông nói.
Đại sứ New Zealand tại Mỹ, Tim Groser, cho biết tất cả các nước tham gia TPP đều đã có kế hoạch B. “Bi kịch là trong kế hoạch B của chúng tôi sẽ không bao gồm Mỹ”- ông nói hôm thứ Hai tuần trước tại một sự kiện diễn ra ở Washington, theo World Trade Online.
Thỏa thuận trong TPP dự kiến sẽ xóa bỏ và làm giảm các rào cản thương mại và thuế quan tại 12 quốc gia thành viên, khu vực chiếm một phần tư dân số thế giới và 40% sản lượng kinh tế. Chính quyền Obama lập luận rằng TPP sẽ thúc đẩy tăng trưởng của Mỹ, tạo công ăn Việc làm, tăng thu nhập lên hàng tỉ đô la cho ngành nông nghiệp bằng cách mở cửa thị trường châu Á, đồng thời cũng thúc đẩy các tiêu chuẩn về lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, những người chỉ trích cho rằng TPP mang lại quá nhiều quyền lực cho các công ty đa quốc gia lớn và cắt xén việc làm cũng như tiền lương của người Mỹ.
Các nhà lãnh đạo châu Á hiện đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến từ Mỹ.
“Đối với bạn bè và đối tác của Mỹ, việc Mỹ phê chuẩn TPP là một phép thử của sự tin cậy và mức độ nghiêm túc trong mục đích của Mỹ” – Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu với các nhà lãnh đạo kinh doanh tại Washington vào tháng 8 vừa qua.
Tại Tokyo tuần trước, Quốc hội Nhật Bản đã có cuộc thảo luận nóng về TPP. Thủ tướng Shinzo Abe đã thúc giục thông qua hiệp định mà ông gọi là “thỏa thuận làm nên thời đại”, trước khi kết thúc phiên họp đặc biệt của quốc hội vào tháng sau.
Nhà lãnh đạo Nhật Bản kỳ vọng TPP sẽ giúp thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế chậm chạp của Nhật. Ông cho rằng đã đến lúc Nhật Bản phải đi tiên phong để giúp TPP không bị “trôi dạt”, theo thông tin được hãng Jiji đăng tải.
Ông Abe muốn gửi một thông điệp tới Mỹ là: “Chúng tôi đã lên tàu và chờ quý vị lên càng nhanh càng tốt” – một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật bình luận trên The Washington Post. “Nhưng nếu chính quyền Mỹ không sẵn sàng tham gia TPP, sẽ có các hiệp định tự do thương mại khu vực khác thay thế”, quan chức này nhấn mạnh.
Bước thụt lùi lớn
Ông Junichiro Sugawara của Viện Nghiên cứu Mizuho nhận xét, có sự “thất vọng” tại Tokyo về việc chính quyền Obama đã không nỗ lực hơn để TPP được thông qua trong mùa hè vừa qua. “Nếu thất bại, đây sẽ là cú sốc lớn cho Nhật Bản”, ông nói.
Tại Malaysia, ông Shankaran Nambiar của Viện Nghiên cứu kinh tế Malaysia nhận định, không khí bế tắc đang đè nặng lên tâm trí của các nhà hoạch định chính sách. Theo ông Nambiar điều này xảy ra một phần bởi TPP đã loại bỏ kế hoạch trước đó về việc ký thỏa thuận tự do thương mại Mỹ-Malaysia.
Theo The Washington Post, những người lo lắng về việc Trung Quốc sẽ lấp đầy chỗ trống mà Mỹ bỏ lại, hoàn toàn có lý do để suy nghĩ như vậy vì trước đây đã có tiền lệ: khi Quốc hội Mỹ không ủng hộ kế hoạch cải tổ của Quỹ Tiền tệ quốc tế nhằm tạo cho Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển khác có tiếng nói lớn hơn, Trung Quốc đã xoay chuyển bằng cách thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) vào năm ngoái. Việc này khiến cho một số đồng minh thân cận nhất của Washington, bao gồm Australia và Anh, không có nhiều lựa chọn, ngoài việc phải xếp sau Bắc Kinh để tham gia AIIB.
Hồi tháng 8, tám cựu quan chức an ninh và đối ngoại của đảng Cộng hòa đã lên tiếng cảnh báo trên tạp chí Chính sách đối ngoại (Foreign Policy) rằng, việc Mỹ không phê chuẩn TPP sẽ “nhường cho Trung Quốc vai trò xác định các quy tắc thương mại khu vực. Đây sẽ là một đòn đau vào vị thế và nền kinh tế Mỹ”.
Ngoại trưởng John F. Kerry trong một bài phát biểu hồi tháng trước cho rằng, điều đó sẽ là một “bước thụt lùi khổng lồ” đối với vai trò lãnh đạo của Mỹ trong khu vực. “Người ta sẽ đặt câu hỏi rằng, nếu không thể dựa vào Mỹ, nên dựa vào đâu? “- ông Kerry nói.
Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman trong một bài trả lời phỏng vấn gần đây cho biết chính quyền của Tổng thống Obama đang “làm việc ngày đêm” để tạo cho TPP một cơ hội được thông qua vào giai đoạn vịt què (lame-duck) giữa cuộc bầu cử Mỹ ngày 8-11 và lễ nhậm chức của chính quyền mới vào tháng 1-2017. Nhưng lãnh đạo phe đa số trong Thượng viện, ông Mitch McConnell, cho rằng thương mại là một chủ đề “độc hại” vào lúc này, và bất kỳ các cuộc thảo luận thêm nào trong Quốc hội sẽ phải được chủ trì bởi Tổng thống mới. Thời gian đang không ủng hộ TPP. “
Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
Donald Trump: Chính sách đối ngoại của bà Clinton sẽ khai màn Thế chiến III
Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa cho rằng kế hoạch của đối thủ đảng Dân chủ tại Syria sẽ mở màn cho Thế chiến III, do xung đột tiềm ẩn với lực lượng Nga.
Tỷ phú Trump hôm qua trả lời Reuters tại Miami, Florida. Ảnh: Reuters
"Chúng ta sẽ có kết cục là Thế chiến III ở Syria nếu nghe theo Hillary Clinton", ông Trump hôm qua nói trong cuộc phỏng vấn độc quyền với Reuters ở khu nghỉ dưỡng sân golf Trump National Doral, thành phố Miami, bang Florida.
Bà Clinton đề xuất lập vùng cấm bay trên bầu trời Syria, điều một số người cho rằng có thể dẫn đến xung đột với các máy bay Nga. Ông Trump cho rằng điều Mỹ cần làm là tập trung tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) thay vì thuyết phục Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ chức.
"Chúng ta không còn chiến đấu với Syria nữa, chúng ta đang chiến đấu với Syria, Nga và Iran, đúng không? Nga là một quốc gia hạt nhân, một đất nước sử dụng vũ khí hạt nhân trong khi các nước khác đối thoại", ông nói.
Ông cũng một lần nữa công kích cách hành xử của bà Clinton trong quan hệ Nga - Mỹ khi làm ngoại trưởng. Trump cho rằng những lời chỉ trích mạnh mẽ Tổng thống Vladimir Putin của bà Clinton khiến ông nghi ngờ khả năng bà có thể quay lại, thương lượng với lãnh đạo Nga nếu đắc cử tổng thống Mỹ.
Chiến dịch vận động của bà Clinton bác bỏ lời chỉ trích, cho rằng các chuyên gia an ninh quốc gia của cả đảng Dân chủ và Cộng hòa đều lên án ông Trump, rằng ông không phù hợp để trở thành tổng tư lệnh. "Một lần nữa, ông ta đang nói như vẹt về chủ đề Putin và đánh vào nỗi sợ hãi của người Mỹ, nhưng không đưa ra được bất cứ kế hoạch nào của riêng ông để đánh bại IS hay tránh tổn thất nhân đạo ở Syria", Jesse Lehrich, phát ngôn viên của bà Clinton, tuyên bố.
Trọng Giáp
Theo VNE
Duterte ngả về TQ, chiến lược Mỹ ở châu Á bên bờ sụp đổ Trong bối cảnh Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố "ly thân" với Mỹ để ngả về Trung Quốc, không chỉ vai trò chiến lược của Washington bị ảnh hưởng mà chính Philippines ít nhiều cũng sẽ bị tổn thương. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (trái) trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung QuốcTập Cận Bình ở Bắc Kinh. Tác giả Max Boot...