Thời gian không đợi người, nhưng cuộc đời còn quá nhiều khoảng trống mà bạn vẫn chẳng nhận ra
Cuộc sống của chúng ta ví như một chiếc bình. Nếu chỉ mải mê lấp đầy những viên đá to nhất vào, là những của cải vật chất, thì chiếc bình sẽ nhanh chóng bị chiếm hết khoảng không.
Cuộc sống tưởng như đầy đủ, nhưng thực ra còn quá nhiều khoảng trống, mà tiền bạc không thể lấp đầy.
Chúng ta đang sống lướt trên đời, tưởng đâu để tiết kiệm thời gian, kỳ thực là đang lãng phí khủng khiếp…
Có câu chuyện kể rằng: Một người giáo viên bước vào lớp học với chiếc bình thủy tinh trống rỗng, một cái túi đá to, một túi sỏi nhỏ và một túi cát cũng nhỏ xinh như hai túi đá kia.
Ông để chúng lên bàn và bắt đầu xếp những viên đá to ở túi thứ nhất vào chiếc bình. Khi viên đá cuối cùng chạm đến miệng bình, ông hỏi học sinh rằng bình đã đầy chưa? Học sinh đáp: “Thưa thầy, đầy rồi ạ”.
Người thầy giáo tiếp tục cầm túi sỏi thứ hai đổ vào bình rồi lắc nhẹ. Những viên sỏi nhỏ hơn viên đá nên chúng nhanh chóng lọt vào khe hở giữa các viên đá. Ông lại hỏi “Các con thấy bình đã đầy chưa?”, nhóm học trò đồng thanh: “Đầy rồi ạ”.
Lựa chọn điều gì, lựa chọn tiêu dùng thời gian như thế nào, trên đời này không có lựa chọn nào là giống nhau cả. Nhưng những chiếc bình thì cứ đầy lên, rồi hết.
Ông mỉm cười lắc đầu rồi tiếp tục đổ nốt túi cát còn lại vào chiếc bình. Rồi ông lại lắc nhẹ, cát tràn vào mọi chỗ trống còn lại của chiếc bình. Khi không thể đổ hơn được nữa, câu hỏi cũ lại vang lên “Các con thấy bình đã đầy chưa?” và câu trả lời cũng vậy, vẫn giữ nguyên “Thưa thầy, đầy rồi ạ”.
Người thầy đưa ánh mắt nhìn đám học trò và tiếp tục rót nước vào bình. Nước từ từ ngấm qua cát, lấp đầy những khe hở giữa các viên sỏi và đá, rồi từ từ mới chạm tới thành bình.
Lúc này, người thầy bắt đầu bài giảng về ý nghĩa nhân sinh của một đời người. Thầy nói rằng cuộc sống của chúng ta ví như một chiếc bình. Nếu chỉ mải mê lấp đầy những viên đá to nhất vào, là những của cải vật chất, thì chiếc bình sẽ nhanh chóng bị chiếm hết khoảng không. Cuộc sống tưởng như đầy đủ, nhưng thực ra còn quá nhiều khoảng trống, mà tiền bạc không thể lấp đầy.
Những viên sỏi nhỏ hơn, được ví như những sở thích cá nhân. Chúng sẽ giúp lấp đầy hơn những khoảng trống còn lại. Có người sống với những sở thích lành mạnh, giúp người, làm từ thiện, rèn luyện, trau dồi bản thân, có người chìm đắm trong những thú vui thị phi, mải mê trong mạng xã hội, tiêu không ít thời gian với truyền hình, vi tính… mà không biết khoảng trống đời người của mình cũng đã bị tiêu tốn không ít. Người khác dùng thời gian cho những việc hữu ích, còn mình, thì thời gian hữu hạn, dù có dùng mà vẫn không cảm thấy thiếu thốn, cuộc sống chênh vênh.
Đá, cát, sỏi, nước – điều gì cần nhất trong cuộc đời?
Cát, tuy nhỏ hơn, nhưng lại lại chứa đầy hơn trong chiếc bình “cuộc đời”. Để ý xem, tình cảm yêu thương, tình cha mẹ, tình anh em, tình bè bạn, lòng thương mến lứa đôi… thường hằng hiện hữu trong đời sống, nhưng lại khó nhận thấy, khó nhận ra mình đang có nó, mà mải mê chạy theo những thứ lớn hơn, dễ trông thấy hơn, là của cải vật chất, là đam mê, ý muốn của cá nhân. Lúc cần thì cự cãi, lúc lợi ích cá nhân bị động chạm, thì cát – tình cảm cá nhân bị vùi lấp đi, chảy trôi xuống dưới tiền bạc và lòng ích kỷ. Mấy ai nhận ra, chiếc bình cuộc đời, cuộc sống tuy ngắn ngủi, nhưng tình cảm, tình thân chiếm một phần lớn, là một phần quan trọng mà thiếu mất thì để lại những khoảng trống không gì bù đắp nổi.
Nhưng, ngay cả khi có của cải vật chất, cuộc sống cá nhân và các mối quan hệ an hòa, thì “chiếc bình” cuộc đời vẫn còn nhiều chỗ trống. Đôi khi, có những người có một cảm nhận trống trải, vô định về cuộc đời, một ngày cảm thấy cuộc sống trống rỗng và vô vị, dù người ngoài nhìn vào họ không thiếu điều gì. Vẫn còn những câu hỏi người ta đau đáu tìm… Ý nghĩa của cuộc đời là gì? Vì sao con người cần phải sống? Có phải cuộc sống với vật chất và tình cảm là đủ?
Nước, vốn được ví như mạch ngầm của cuộc sống tinh thần của con người. Có người cảm nhận ra, có người không cảm nhận ra. Nhưng nước vẫn hiện hữu, chỉ là ai biết tự tìm ra và làm đầy vào chiếc bình cuộc đời của mình mà thôi.
Video đang HOT
Vượt lên trên những giá trị vật chất, các mối quan hệ đời thường, là những nhận thức sâu hơn về đời sống tinh thần.
Thời gian chẳng đợi người, vì chiếc bình là hữu hạn. Những thứ của cải vật chất, các mối quan hệ, sự phấn đấu cá nhân, đều là những lý do rất chính đáng để sống. Nhưng nếu đam mê theo đuổi thì cho tới cuối đời, chiếc bình cuộc đời của bạn tưởng như được lấp đầy bởi những điều đó, mà thực chất là còn quá nhiều khoảng trống, nhiều thiếu thốn mà chỉ tự tâm hồn mỗi người biết được.
Theo guu.vn
Lời nhắn gửi của một người vợ gửi chồng làm thức tỉnh cánh đàn ông: 'Sau kết hôn, không phải tiền, anh mới chính là gánh nặng lớn nhất của em'
Em nhận ra rằng, nếu anh không cho em được cảm giác an toàn, đồng tiền có thể thay anh thực hiện nhiệm vụ đó.
Lúc em lấy anh, trong tay anh không có lấy một đồng.
Em nói điều đó không quan trọng, bởi em yêu anh, chứ không say đắm những đồng tiền.
Lúc em nói mọi người em sinh ra để dành cho anh, gia đình em cảnh báo: ' Vì con còn trẻ, nên chưa hiểu hết giá trị của đồng tiền. Hôn nhân là chuyện hệ trọng, đừng vì một chút cảm xúc nhất thời mà lỡ dở một tương lai.'
Cưới nhau được 6 năm, hai người chúng ta vẫn ít tiền vậy. Ít tiền, nhưng không đến mức túng thiếu, ngày tháng trôi qua và chúng ta vẫn tồn tại.
6 năm này, em không thấy khổ vì ít tiền, mà vì chính anh.
'Im lặng là vàng.' Có người đã phán như vậy. Và nếu điều đó là sự thật, em cảm thấy sợ hãi và muốn tránh thật xa thứ vàng ấy. Tình cảm muốn lâu bền cần có sự chia sẻ, trao đổi giữa đôi bên. Đồng nghĩa với việc, em nói một câu, anh đáp một câu, câu chuyện cứ như vậy dần được xây đắp, sự thấu hiểu sẽ ngày một lớn hơn. Người ta nói tình cảm lúc đầu rực cháy, nồng nhiệt lắm, lâu dần về sau sẽ nguội lạnh, nhạt nhoà dần, lí do suy cho cùng cũng chỉ xoay quanh việc: 'Không ai hỏi. Không ai trả lời.' Bức tường vì thế được dựng nên, hai người dần trở nên xa cách, sự thấu hiểu ngày càng trở nên nhạt nhoà...
Anh còn nhớ bát mì mang thương hiệu của anh và em chứ?
Những ngày đầu ăn chúng ta cảm thấy rất ngon miệng.
Anh cho cà chua, vẩy thêm chút đường. Bát mì ăn chua chua ngọt ngọt.
Em cho thêm chút dấm và hạt tiêu. Bát mì bây giờ vừa chua vừa ngọt lại vừa cay.
Khi bát mì không hợp khẩu vị, anh đổ thêm nước vào, rồi tiếp tục pha chế theo công thức của riêng mình.
Dần dần, tất cả mọi gia vị đều được chúng ta thử qua. Cuối cùng, chúng ta cùng nhau tạo nên một bát mì với màu sắc bắt mắt, vị ngon miễn bàn.
Nhưng sau này, anh trở nên lười biếng và không cho thêm đường nữa. Vị ngọt mất đi. Còn em, vẫn chăm chỉ đổ dấm, ớt và hạt tiêu vào bát mì. Anh ăn, cay xé lưỡi, chua nhăn mặt, cũng không buồn đổ thêm nước. Bây giờ, không vừa miệng là anh bỏ không ăn.
Cứ như vậy, bát mì thương hiệu anh và em dần trôi vào dĩ vãng. Tệ hơn, chúng ta không bao giờ nấu mì cho nhau ăn nữa.
Tình cảm cũng giống như bát mì này. Muốn ngon, hai người phải cùng xắn tay vào nấu. Muốn bát mì hoàn hảo, hợp khẩu vị đổi bên, nhất nhất phải có sự điều chỉnh từ hai phía.
Thời gian gần đây, em làm bạn với sự im lặng của anh. Ngày trôi qua, may mắn lắm em mới nghe được một lời anh nói. Bao tình cảm yêu thương chết dần chết mòn bởi sự im lặng đó. Im lặng như một căn bệnh truyền nhiễm. Anh không nói, dần dần em cũng kiệm lời. Tình cảm ngày một hời hợt, hai người yêu nhau trở thành hai người dưng sống chung một nhà.
Sự im lặng là nỗi khổ thứ nhất mà em phải chịu đựng.
Những năm gần đây, em cực kì ghét sự thoả hiệp.
Một lần cãi nhau, anh mặt mày nghiêm trọng bảo: 'Anh ghét nhất phải tranh luận với một người cãi cùn như em.'
Em cũng không vừa, đáp lại: 'Còn em ghét nhất phải tranh luận với một người cãi dai dẳng và bền vững như anh.'
Kết quả của cuộc tranh cãi gay gắt đó, em là người chịu xuống nước, mở miệng nói lời xin lỗi, sau đó quay lại và ôm lấy anh.
Một điều nhịn bằng chín điều lành. Ông cha đã dạy chúng ta như vậy.
Nhưng thực ra, cuộc sống này phức tạp hơn thế nhiều. Không phải cứ nhẫn nhục chịu đựng, mọi chuyện sẽ yên bình trôi qua, và ngày mới bắt đầu như chưa có chuyện gì xảy ra.
Những lần tới anh và em cãi nhau, anh luôn chờ em mở lời xin lỗi trước. Anh chờ em tự chứng minh em là người sai, tự chứng minh em là người đang làm lãng phí thì giờ của 2 bên.
Em dần nhận ra rằng: 'Thoả hiệp không làm cho anh tốt hơn, cũng không làm cho em tốt hơn. Thoả hiệp cũng không giúp cho vấn đề của chúng ta thực sự được giải quyết. Sự thoả hiệp sẽ biến mối quan hệ tình cảm trở thành quan hệ chủ tớ, người chủ ngày càng trở nên hống hách, còn người đày tớ ngày càng cảm thấy nghiệt ngã, bất công.'
Thoả hiệp là nỗi khổ thứ hai em phải chịu đựng.
Những ngày gần đây, em ý thức được tầm quan trọng của đồng tiền.
Những điều người lớn đúc kết luôn có mặt đúng. Tiền rất quan trọng. Người trẻ có thể không quan tâm lắm về vấn đề tiền nong. Nhưng khi trưởng thành, gặp đủ thứ chuyện, họ sẽ bắt đầu ý thức được sức ảnh hưởng của đồng tiền.
Ngày xưa anh và em không một xu dính túi, nhưng anh trao cho em tình cảm chân thành và đáng quý. Bây giờ chúng ta vẫn không có nhiều tiền, nhưng tình cảm anh trao em lại dần biến mất!
Tình yêu phai màu rồi, em chỉ còn biết cố gắng kiếm tiền để khoả lấp nỗi buồn đó.
Và thật kì lạ, khi kiếm ra tiền, cách suy nghĩ của em thay đổi, và cách nói cũng từ đó mà đổi thay theo.
Em nhận ra rằng, nếu anh không cho em được cảm giác an toàn, đồng tiền có thể thay anh thực hiện nhiệm vụ đó.
Anh bắt đầu trách em thiếu quan tâm, không còn được như trước. Anh nói, việc kiếm tiền để anh lo, em chỉ cần lo dựng xây tổ ấm.
Nhưng anh à, tiền của anh mãi là tiền của anh, không phải của em. Em không thể tập trung dựng xây tổ ấm khi trong đầu luôn phải nghĩ đến chuyện thu tiền của anh.
Kiếm thêm chút tiền thôi, em không còn bị phụ thuộc.
Không còn bị ràng buộc về tiền, em cũng sẽ bớt khổ, bớt phải chịu đựng anh, và nhờ thế mới có thể toàn tâm toàn ý tìm cách làm gia đình mình trở nên hạnh phúc.
Những ngày gần đây, cảnh vẫn vậy, nhưng tình thì đổi thay.
Chúng ta vẫn nằm chung một giường. Nhưng thưa dần những cái ôm, hết dần những ngày em tựa đầu vào tay anh rồi say giấc ngủ.
Bây giờ, mỗi người một gối, mỗi người nằm một bên giường. Chúng ta phân định rõ ranh giới, không ai được phạm vào địa phận của người kia.
Chúng ta giờ, khác gì những người lạ thân quen?
Trước đây, cuộc sống của em xoay quanh anh. Em vẫn thường nghĩ vui rằng: Em là Trái Đất, xoay xung quanh Mặt Trời là anh. Em đi đâu làm gì cũng có anh, anh xuất hiện cả trong giấc mơ của em. Và em hạnh phúc vì điều đó.
Nhưng em quên mất một điều rằng: Trái đất, không chỉ quay xung quanh Mặt Trời, mà còn quay xung quanh chính nó nữa.
Và khi nhận ra rồi, em bắt đầu thay đổi.
Em học cách yêu bản thân mình hơn, tập dành cho bản thân những ngày không anh. Những ngày như thế, bất ngờ là, em cảm thấy nhẹ nhõm, hạnh phúc lắm.
Em có thể chăm sóc tốt cho bản thân mình, thậm chí có thể chăm sóc cho bản thân mình tốt hơn khi không có anh bên cạnh.
Ngày xưa, em luôn mong muốn tìm được ai đó để mình có thể dựa vào. Bây giờ, em đã tìm được, không phải anh, mà chính là em.
Anh à, em hi vọng anh không chờ em phải gồng gánh, chịu đựng mọi khó khăn để mở lời: 'Cuộc sống em ổn không?' Bởi nếu một người có thể gồng gánh, chịu đựng tất cả khó khăn, người đó cũng không cần phải ở bên ai làm gì.
Em không yêu cầu anh phải san sẻ khó khăn cùng em, chỉ cần anh thấu hiểu và quan tâm em hơn một chút thôi, anh nhé!
Theo tiin .vn
Bức tâm thư của người vợ làm "thức tỉnh" mọi người chồng: "Sau hôn nhân, em không khổ vì tiền, mà khổ vì anh" Hôn nhân như một sợi dây thun vậy, khi hai người kéo căng, nó sẽ đứt. Thế nhưng nếu một người buông tay thì người còn lại sẽ chịu đau. Sau hôn nhân, em không khổ vì tiền, mà khổ vì anh Lúc em lấy anh, trong tay anh không có lấy một đồng. Em nói điều đó không quan trọng, bởi em...