Thời gian giảm phí đường bộ cho doanh nghiệp vận tải quá ít
Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho rằng trong tình hình diễn biến bệnh dịch như hiện nay cần kéo dài việc giảm phí đường bộ lâu hơn nữa.
Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho rằng cần kéo dài việc giảm phí đường bộ lâu hơn nữa
Trả lời Tạp chí Thời Đại, ông Nguyễn Văn Quyền nhận định: “Thông tư của Bộ Tài chính ban hành được lấy ý kiến và triển khai khi làn sóng dịch bệnh COVID-19 đợt 1 đã tạm lắng. Tuy nhiên, ở thời điểm này diễn biến dịch bệnh đang có dấu hiệu phức tạp hơn rất nhiều và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp vận tải. Do đó các cơ quan Chính phủ cần phải nghiên cứu kéo dài hơn nữa thời gian hỗ trợ giảm phí đường bộ theo diễn biến hiện tại của dịch bệnh”.
Đồng quan điểm với ông Quyền, ông Khúc Hữu Thanh Hải, giám đốc Công ty cổ phần vận tải thương mại và dịch vụ Đất Cảng cho biết, việc giảm phí này sẽ giúp cho doanh nghiệp đỡ một phần khó khăn suốt thời gian diễn ra dịch bệnh. Tuy nhiên thời giảm giảm phí như hiện tại là quá ít.
Video đang HOT
“Công ty chúng tôi có khoảng 400 xe loại 5 chỗ ngồi và 70 xe loại 47 chỗ, phí đăng kiểm hàng tháng trung bình cho xe con là 250.000 đồng/tháng, xe to là 450.000 đồng/tháng. Như vậy, với mức giảm 30% thì tính chung cả đợt giảm phí này chúng tôi cũng chỉ giảm được hơn 70 triệu đồng. Chi phí này là rất nhỏ so với những thiệt hại mà dịch bệnh đã gây ra đối với doanh nghiệp chúng tôi”, ông Hải nói.
Ngoài ra, nói về thời điểm được giảm phí lãnh đạo nhà xe Đất cảng cũng nêu lên một điểm bất cập. Theo ông Hải, ảnh hưởng của dịch bệnh đối với doanh nghiệp vận tải đã xuất hiện từ Tết Nguyên đán (tháng 2) và cho đến nay việc kinh doanh vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc chỉ giảm 30% phí cho 4 tháng cách ly xã hội là tương đối bất cập.
“Hơn nữa có những thời điểm cách ly là nhà xe chúng tôi phải dừng hoạt động chứ không phải chỉ giảm thiểu các hoạt động như thống kê của các cơ quan. Việc tạm dừng hoạt động mà vẫn phải đóng tới 70% phí là điều tương đối bất cập”, ông Hải chia sẻ.
Đánh giá về nhận xét mức giảm phí bảo trì của doanh nghiệp ông Quyền đưa ra phản biện rất khác. “Mức giảm 10% – 30% phí đối với các doanh nghiệp được tính toán khá kỹ. Mức này được tham khảo từ những thống kê của Tổng Cục thống kê và đây là mặt bằng chung. Nếu xét về mức độ riêng biệt hay đặc thù của từng doanh nghiệp sẽ rất khó. Hơn nữa, phí bảo trì này được thu trên đầu phương tiện có những thời điểm doanh nghiệp khai thác tốt và hiệu quả phương tiện thì phí này cũng đâu có thu thêm. Do đó, tôi đồng tình với mức giảm bình quân nêu trên của Bộ Tài chính”, ông Quyền nhấn mạnh.
Đề xuất giảm 50% chi phí đổi sang biển vàng đối với xe kinh doanh vận tải
Việc giảm 50% chi phí đổi sang biển số nền vàng, chữ và số màu đen sẽ giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải ô tô.
Lộ trình đổi biển số xe cho các đơn vị kinh doanh vận tải bằng ô tô bắt đầu từ 1/8/2020 cho đến trước ngày 31/12/2021.
Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam - VATA vừa gửi tới Thủ tướng Chính phủ một loạt kiến nghị liên quan đến việc triển khai Thông tư số 58/2020/TT - BC của Bộ Công an về quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
VATA cho biết là ủng hộ chủ trương đổi nền biển số xe ô tô kinh doanh vận tải từ màu trắng sang màu vàng để phân biệt với xe ô tô không kinh doanh vận tải, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động vận tải và đảm bảo TTATGT.
Mặc dầu vậy, VATA cho rằng, chỉ nên đổi số đăng ký và giấy chứng nhận đăng ký trong trường hợp chủ phương tiện có yêu cầu; đồng thời giữ nguyên số đăng ký trên biển số mới (có nền màu vàng) nếu chủ phương tiện không có nhu cầu, và trong trường hợp này cũng không cần đổi lại giấy chứng nhận đăng ký.
"Nếu đổi cả số đăng ký và giấy chứng nhận đăng ký xe sẽ có tác động rất lớn đến các lĩnh vực như: ngân hàng (đang lưu giữ hồ sơ thế chấp của các xe đang thế chấp để vay vốn); bảo hiểm; kiểm định xe cơ giới; thu phí giao thông; dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình", ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch VATA phân tích.
Lãnh đạo VATA cũng cho rằng, với chi phí đổi biển số là 150.000 đồng cho một đầu phương tiện, tổng chi phí đổi biển cho 1,6 triệu xe đang kinh doanh vận tải có thể lên tới 240 tỷ đồng. Trong điều kiện hiện nay do ảnh hưởng dịch Covid - 19, các doanh nghiệp vận tải đang rất khó khăn, việc gia tăng chi phí sẽ tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp. Vì vậy, VATA kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Công an giảm 50% tiền chi phí đổi biển số.
Theo quy định tại điểm đ, Điều 25, Thông tư số 58, biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen sêri biển số sử dụng lần lượt một trong 20 chữ cái sau đây: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, N, P, S, T, U, V, X, Y, Z cấp cho xe hoạt động kinh doanh vận tải. Lộ trình đổi biển số xe cho các đơn vị kinh doanh vận tải bằng ô tô bắt đầu từ 1/8/2020 cho đến trước ngày 31/12/2021.
Lý giải về sự ra đời của điểm đ, Điều 25, Thông tư số 58, đại diện Cục Cảnh sát giao thông cho rằng đăng ký hệ biển màu biển để nâng cao quản lý đồng thời sẽ giúp cơ quan chức năng biết được đây là xe kinh doanh vận tải. Đặc biệt, việc xe kinh doanh vận tải mang màu biển số riêng biệt sẽ là dấu hiệu nhận diện tốt để các cơ quan chức năng thuận lợi trong công tác kiểm soát, phát hiện và xử lý những trường hợp cố tình đi vào phố cấm hay trong giờ cấm. Đây vẫn là một trong những nhiệm vụ phức tạp và gặp rất nhiều khó khăn mà cơ quan chức năng các TP lớn, trong đó có Hà Nội, Tp.HCM đang mắc phải.
Đổi màu biển số ô tô kinh doanh vận tải, cần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Theo Cục Cảnh sát giao thông (CSGT - Bộ Công an), sẽ có khoảng 1,6 triệu ô tô kinh doanh vận tải chịu tác động của Thông tư số 58 của Bộ Công an, trong đó có quy định đổi biển số màu vàng, chữ và số màu đen đối với xe hoạt động kinh doanh vận tải. Đáng chú ý, đa số...