Thời gian ‘chết’ ở Vũ Hán – sáng thức giấc chỉ có virus corona
Buổi sáng thức giấc, điều đầu tiên nhiều người hay nghĩ tới là những người thương yêu. Đối với dân Vũ Hán, mở mắt là virus corona chiếm trọn tâm trí. Đó là nếu họ may mắn ngủ được!
Vào buổi sáng, Vũ Hán tĩnh mịch đến nỗi tiếng chim kêu vang vọng trên đường phố một thời từng tấp nập. Chó hoang phi nước kiệu giữa đường cao tốc vắng hoe. Người dân đeo khẩu trang kín mít lặng lẽ ra khỏi nhà, nỗi lo lắng hiện rõ trong mắt họ.
“Virus corona thường trực trong tâm trí ngay khi tôi thức dậy”
Họ xếp hàng trước các bệnh viện tràn ngập loại virus mà hầu hết chưa từng nghe thấy tên cho đến vài tuần trước.
Họ xếp hàng bên ngoài các hiệu thuốc mặc dù treo biển hết khẩu trang, thuốc khử trùng, găng tay phẫu thuật và nhiệt kế. Họ xếp hàng để mua gạo, trái cây và rau quả từ các cửa hàng thực phẩm hiếm hoi vẫn còn hoạt động.
Sau đó, họ lết về nhà tiếp tục chờ đợi cuộc phong thành thế kỷ XXI này kết thúc. Những người kém may mắn nhất đều đang nằm ở nhà hoặc trong bệnh viện, mắc căn bệnh sốt viêm phổi có thể dẫn tới cái chết liên quan đến virus corona, còn được biết đến với cái tên 2019-nCoV.
Một người phụ nữ đi trên cầu qua sông Dương Tử ở Vũ Hán, Trung Quốc tuần trước. Ảnh: Getty Images
“Trước giờ, tôi chưa bao giờ nghe nói về thứ gọi là virus corona”, Sun Ansheng, một người đàn ông ngoài 50 tuổi đang ngồi trên bậc thềm trước cửa Bệnh viện Hankou ở Vũ Hán, nơi vợ ông đang bị cách ly vì nghi nhiễm virus, nói. “Tuy nhiên, giờ nó thường trực trong tâm trí tôi ngay khi tôi thức dậy mỗi ngày”.
“Vẫn không đủ giường và không đủ bác sĩ”, ông nói.
Vũ Hán hôm thứ hai. Ảnh: Getty Images
Vũ Hán, một thành phố công nghiệp rộng lớn ở miền Trung Trung Quốc, là trung tâm của dịch bệnh virus corona – đang ảnh hưởng đến hơn 20 quốc gia, đã bị cách ly gần 2 tuần.
Người dân ở đây và trên khắp tỉnh Hồ Bắc đang bị cách ly trong động thái chưa từng thấy của Trung Quốc, khiến giới quan sát toàn cầu đặt câu hỏi: Liệu có thể ngăn chặn sự lây lan của virus bằng cách đặt hàng chục triệu người dưới một lệnh phong tỏa, cảnh báo họ chỉ ở trong nhà, và chặn mọi con đường ra khỏi thành phố?
Thành phố ma
Sự lây lan của virus corona và lệnh phong tỏa biến Vũ Hán từ một đô thị 11 triệu dân sầm uất trên sông Dương Tử thành một đô thị ma. Nhiều cư dân cho biết cuộc sống yên bình của họ mới chỉ một tháng trước đã bị đảo lộn hoàn toàn và tương lai thì bất định.
Một số người vẫn bình tĩnh một cách kiên cường, tiếp tục những thói quen của cuộc sống bình thường: chạy bộ, đi dạo bên bờ sông, đưa trẻ em ra ngoài trời để hít thở không khí trong lành. Nhiều người cảm thấy ngột ngạt trong sự buồn chán và sợ hãi.
“Tôi bắt đầu mất khái niệm về thời gian rồi”, Yang Dechao, một công nhân nhà máy 34 tuổi ở Vũ Hán, nói. “Giờ là chủ nhật hay thứ hai? Bạn quên vì mọi hoạt động bình thường đều đã dừng lại. Cuộc sống của nhiều người chỉ gói gọn trong nhà và chiếc điện thoại”.
Dòng người chờ đợi bên ngoài Bệnh viện Chữ thập đỏ Vũ Hán tháng trước. Ảnh: Hector Retamal/ Agence France-Presse/Getty Images
Vào sáng 23/1, ông Yang giải thích một cách buồn bã, ông đặt chân đến Vũ Hán để kiểm tra y tế vừa kịp chỉ để nghe rằng chính phủ vừa cấm gần như tất cả cư dân rời khỏi thành phố.
Từ đó tới nay, ông chỉ nói chuyện với cha mẹ già của mình ở quê bên ngoài thành phố bằng những tin nhắn thư thoại ngắn gọn, kiểm tra sức khỏe của họ và cạn dần nguồn cung thực phẩm.
“Tôi có người thân ở đây, nhưng tôi không dám đến thăm họ”, Yang nói, dừng lại trên đường tìm một khách sạn rẻ hơn để ở. “Mọi người đều sợ du khách. Nhiều người ở đây cảm thấy bị cô lập. Tôi cũng vậy”.
Dịch xuất phát không phải ở một khu ổ chuột, mà là một thành phố hiện đại
Đi vòng quanh Vũ Hán bằng ôtô và đi bộ trong hai tuần qua đã cho thấy sự tương phản giữa sự lạc quan và âm thanh cũng như cảnh tượng thê lương của một thành phố bao phủ bởi sự hoang mang, lo lắng và thất vọng.
Những khẩu hiệu xoa dịu dân chúng được phát thanh hàng ngày nói về sự quan tâm của giới chức trách và khuyên nhủ cư dân đeo khẩu trang và giảm thiểu việc ra ngoài. Biểu ngữ treo trên rào chắn đường và tường khuyến cáo người dân không được nghe theo những tin đồn phương thuốc thần kỳ.
Một phụ nữ đang kiểm tra xem con trai có bị sốt không. Ảnh: Getty Images.
Tuy nhiên, nhiều người không giấu giếm sự thất vọng với phản ứng được cho là chậm trễ của giới chức trách địa phương. Trong các cuộc phỏng vấn, nhiều người đã nói hẳn ra tên của các quan chức địa phương mà họ nói có trách nhiệm trong việc để virus vượt khỏi tầm kiểm soát. Nhưng hầu hết cư dân đều bất lực và mạng xã hội đang trở thành nơi để họ trút giận.
“Trước tiên, chúng ta cần sự trung thực và minh bạch”, Mao Shuo, một nhân viên kỹ thuật 26 tuổi, nói. “Ai phải chịu trách nhiệm, ai phải bị trừng phạt, điều đó rồi sẽ phải đến, nhưng bây giờ chúng tôi chỉ muốn sống sót”.
Cô nói thêm, “Tất cả các khẩu trang y tế ở đâu? Họ đang tích trữ chúng ở đâu đó phải không? Đó là những gì tôi muốn biết nhất”.
Bên ngoài chợ bán thịt, cá và hải sản, nơi được cho là virus bắt nguồn lây lan, cảnh sát và nhân viên bảo vệ ngồi xung quanh, yêu cầu người qua đường tránh xa. Cách đó một dãy nhà, hàng loạt cửa hàng mới tinh tươm – Starbucks, điện thoại 5G – và các khu chung cư toát lên khát vọng vươn tới tầng lớp trung lưu. Dịch bệnh này bắt nguồn không phải ở một khu ổ chuột, mà là một thành phố hiện đại.
Các cụ ông đang “giết thời gian” ở Vũ Hán. Ảnh: Getty Images.
Cách đó không xa, hàng chục con chó ủ rũ bị nhốt bên trong một tiệm spa thú cưng. Dường như không có ai ở bên trong, và không rõ liệu chúng có được chăm sóc hay không. Trên đường phố cũng vậy, chó hoang đi lang thang, có thể xổng ra khỏi nhà vì những người chủ đang ở trong bệnh viện hoặc bị đuổi ra khỏi nhà vì những tin đồn vô căn cứ rằng thú cưng lây lan virus corona.
Nhưng nhiều cư dân chẳng còn đủ sức bận tâm tới những chuyện như vậy. Những người cần kiểm tra y tế khi ho hoặc sốt phải xếp hàng dài dằng dặc để đăng ký, gặp bác sĩ và chờ kê đơn, chủ yếu là thuốc truyền.
Trái với những đường phố vắng vẻ, có cách bệnh viện lúc nào cũng đông đúc. Các bệnh nhân, chủ yếu là người già, vây kín đặc xung quanh các bác sĩ mặc bộ đồ bảo hộ toàn thân.
“Chúng tôi nghe nói về những người trong khu phố đột nhiên chết vì viêm phổi. Mọi người đều ho một cách đáng sợ”, Xia Xiaoping, một người nghỉ hưu 60 tuổi, nói. Bà đã đến khám bệnh nhưng phải bỏ cuộc, lo lắng rằng sẽ quá muộn để đi bộ về nhà. “Nhưng thời gian chờ đợi ở bệnh viện cũng thật khủng khiếp. Giờ tôi phải làm gì?”.
Một trung tâm thương mại gần như bị bỏ hoang. Ảnh: Getty Images.
Tâm điểm dịch Vũ Hán hoang vắng giữa những ngày bị phong tỏa
Cảnh quay trên không vào ngày 4/2 cho thấy hình ảnh yên tĩnh và hoang vắng của Vũ Hán, Trung Quốc. Đây là trung tâm của dịch virus corona đã bị phong tỏa kể từ ngày 23/1.
Theo news.zing.vn
Dân mạng trắng đêm cầu phép màu cho bác sĩ Vũ Hán chết vì virus corona
Nhiều người Trung Quốc đã thức cả đêm để chờ đợi "phép màu" xảy ra với bác sĩ Lý Văn Lượng. Anh được xem là người hùng vì lên tiếng cảnh báo về dịch bệnh ở Vũ Hán ngay từ đầu.
Ngày 30/12, bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng gửi một tin chấn động vào nhóm bạn học cũ trường y trên WeChat - ứng dụng nhắn tin phổ biến ở Trung Quốc: bảy bệnh nhân, từ một chợ hải sản địa phương, đã được chẩn đoán mắc bệnh giống SARS và đang bị cách ly trong bệnh viện.
Bác sĩ Lý cho biết theo một xét nghiệm mà anh nhìn thấy, tác nhân gây bệnh là một chủng virus corona - họ virus lớn bao gồm virus gây ra Hội chứng Hô hấp Cấp tính Nặng (SARS).
Ký ức về SARS lan rộng ở Trung Quốc, nơi đại dịch đã giết chết hàng trăm người vào năm 2003. "Tôi chỉ muốn nhắc nhở các bạn cùng lớp đại học của mình cẩn thận", anh từng nói, theo CNN.
Bác sĩ Lý, sống tại Vũ Hán, là một trong những người đầu tiên hé lộ về dịch bệnh xuất phát từ thành phố của anh. Tin nhắn của anh đã lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội Trung Quốc chỉ vài giờ sau khi được gửi đi - với kết quả là anh bị công an triệu tập giữa đêm và bị cáo buộc "phao tin đồn nhảm".
Đến nay, "tin đồn" đó đã được chứng minh là sự thật, một thực tế gây lo lắng trên toàn cầu khi ít nhất 636 người tại Trung Quốc đã tử vong vì virus corona chủng mới, còn được gọi là virus Vũ Hán.
Bác sĩ Lý, đến rạng sáng 7/2, cũng đã trở thành một trong người ra đi.
Bác sĩ Lỹ Văn Lượng trước và sau khi nhập viện. Ảnh: Weibo.
Không bao giờ quên
Bác sĩ Lý "không may bị nhiễm bệnh trong cuộc chiến chống lại dịch viêm phổi do virus corona chủng mới gây ra và những nỗ lực cứu chữa anh đã thất bại", Bệnh viện Trung ương Vũ Hán nói trên mạng xã hội Weibo. "Chúng tôi bày tỏ sự tiếc thương sâu sắc và xin được gửi lời chia buồn".
Ngay cả trước khi qua đời, bác sĩ Lý đã trở thành anh hùng đối với nhiều người Trung Quốc, sau khi có tin anh cùng 7 người khác bị công an triệu tập vì nói về "căn bệnh bí ẩn" ở Vũ Hán. Tin tức về cái chết của anh đã dẫn đến những phản ứng thậm chí dữ dội hơn.
"Chúng tôi sẽ không quên vị bác sĩ đã lên tiếng về một căn bệnh bị cho là tin đồn", một người bình luận dưới thông báo của bệnh viện. "Chúng tôi có thể làm gì khác nữa chứ? Điều duy nhất (có thể làm) là không được quên".
Bác sĩ Lý, 34 tuổi, đang chờ đón đứa con thứ hai, là bác sĩ nhãn khoa không mấy tên tuổi ở Vũ Hán, tỉnh lỵ tỉnh Hồ Bắc và là tâm điểm của dịch virus corona. Song trong những tuần qua, anh đã trở thành một biểu tượng mạnh mẽ đối với những người Trung Quốc tức giận vì ổ dịch tại Vũ Hán đã bùng phát một cách không kiểm soát thành một cuộc khủng hoảng toàn diện, và những tiếng nói cảnh báo đầu tiên đã bị ngăn chặn.
Rạng sáng 31/12, cơ quan y tế Vũ Hán đã tổ chức họp khẩn cấp để thảo luận về dịch bệnh. Sau đó, bác sĩ Lý bị lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Vũ Hán, nơi anh đang làm việc, gọi lên để giải thích làm thế nào anh biết về các ca nhiễm, theo báo Beijing Youth Daily.
Trong ngày hôm đó, cơ quan chức năng Vũ Hán công bố dịch và thông báo cho Tổ chức Y tế thế giới. Song rắc rối của bác sĩ Lý không dừng ở đó.
Ngày 3/1, anh bị công an địa phương triệu tập và cảnh cáo vì "phao tin đồn nhảm trên mạng", "gây rối trật tự xã hội" vì tin nhắn anh gửi trên WeChat. Anh bị bắt ký vào một văn bản trong đó nói anh sẽ không bao giờ "tái phạm", và được rời đồn công an sau một tiếng.
Anh quay về làm việc tại bệnh viện. Đến ngày 10/1, sau khi điều trị cho một bệnh nhân đã nhiễm virus, anh Lý bắt đầu ho và phát sốt trong ngày hôm sau. Anh nhập viện ngày 12/1 và được đưa vào khu chăm sóc tích cực (ICU). Anh được xét nghiệm và cho kết quả dương tính với chủng virus corona mới vào ngày 1/2.
Một trung tâm triển lãm ở Vũ Hán được chuyển đổi thành bệnh viện dã chiến để điều trị cho các bệnh nhân nhiễm virus corona có triệu chứng nhẹ. Ảnh: AFP.
Phép màu không xuất hiện
Sự ra đi của bác sĩ Lý được bệnh viện xác nhận sau một đêm xuất hiện nhiều suy đoán về số phận của anh. Mạng xã hội ngập tràn những lời tiếc thương sau khi các báo chính thống Trung Quốc, bao gồm Global Times, cũng như các hãng thông tấn quốc tế loan tin anh đã qua đời trước nửa đêm.
Chỉ vài giờ trước khi xác nhận rằng anh không qua khỏi, Bệnh viện Trung ương Vũ Hán nói trên Weibo rằng họ vẫn đang chiến đấu để cứu anh.
"Không ngủ!!! Lên mạng chờ đợi một phép màu", một người bình luận dưới bài đăng của bệnh viện trên Weibo. "Chúng tôi không cần ngủ đêm nay, nhưng Lý Văn Lượng phải tỉnh dậy".
Ngay sau khi cái chết của bác sĩ Lý được công bố, Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc đã gửi lời chia buồn ngắn gọn, và các cơ quan y tế của thành phố Vũ Hán cũng làm tương tự. Global Times, trang tiếng Anh của Hoàn Cầu Thời báo, phụ san của Nhân Dân Nhật báo, kêu gọi độc giả ủng hộ cuộc chiến của chính phủ chống lại dịch bệnh.
"Việc anh Lý Văn Lượng không thể giữ được mạng sống cho thấy đây là một trận chiến gian khổ và phức tạp", một bài viết trên Global Times nói. "Tại thời điểm quan trọng này, tất cả chúng ta phải đoàn kết".
Bênh viện dã chiến Hoa Thần Sơn ở Vũ Hán, được xây dựng trong 10 ngày, đã bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân hôm 4/2. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Dù vậy, cái chết của vị bác sĩ đặt ra một vấn đề cực kỳ tế nhị đối với chính phủ Trung Quốc. Ngay cả khi các quan chức đang chiến đấu với dịch bệnh, họ cũng cố gắng dập tắt những chỉ trích rộng rãi rằng họ đã phản ứng sai trước tình hình ban đầu ở Vũ Hán, thành phố có 11 triệu dân, theo New York Times.
Cái chết của bác sĩ Lý cũng phơi bày một khía cạnh đáng lo ngại của dịch bệnh không được đề cập trong thống kê chính thức: số lượng bác sĩ, y tá và nhân viên y tế bị nhiễm virus. Một số hình ảnh chưa được xác minh về những gì dường như là dữ liệu của chính phủ đã chỉ ra rằng hàng trăm nhân viên bệnh viện có thể đã bị nhiễm bệnh ở Vũ Hán.
Trong thời gian điều trị, bác sĩ Lý vẫn tiếp tục lên tiếng. "Tôi nghĩ rằng một xã hội lành mạnh không nên chỉ có một tiếng nói", anh từng nói với tạp chí Caixin.
Anh cũng tỏ ra hy vọng về việc vượt qua bệnh tình và trở lại làm việc. "Sau khi tôi bình phục, tôi vẫn muốn quay trở lại tiền tuyến", anh nói với báo Southern Metropolis Daily. "Dịch bệnh vẫn đang lan rộng và tôi không muốn trở thành kẻ đào ngũ".
Theo news.zing.vn
Chủ tịch Tập Cận Bình phát động 'chiến tranh nhân dân' chống dịch corona Trong bối cảnh số người chết vì dịch viêm phổi cấp vẫn tiếp tục tăng, Chủ tịch Tập Cận Bình trấn an người Trung Quốc và thế giới rằng Bắc Kinh có thể đánh bại virus corona. "Cả đất nước đang dùng mọi sức mạnh để ứng phó bằng các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát chặt chẽ và nghiêm ngặt nhất, khởi...