“Thổi” giá tàu thanh lý, 2 cựu tổng giám đốc bị điều tra
Ngày 20/8, VKSND Tối cao phê chuẩn khởi tố ông Vũ Quốc Hảo (nguyên tổng giám đốc Công ty Cho thuê Tài chính II, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn) về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn.
Cùng bị khởi tố với hành vi này còn có ông Nguyễn Văn Tài (nguyên phó tổng giám đốc), Phạm Xuân Nghị (nguyên trưởng Phòng), Nguyễn Văn Thọ; Đinh Nguyên Tý (nguyên phó phòng); Phạm Minh Tuấn (chủ tịch HĐQT Công ty CP Cát Long Hải), Vũ Đức Hòa (giám đốc), Lê Thị Minh Huệ (kế toán trưởng); Hoàng Lộc (tổng giám đốc Công ty CP Giám định thẩm định Việt Nam), Lê Phúc Đức (trưởng phòng Giám định kỹ thuật).
Theo tài liệu điều tra, ngày 31/7/2007, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng thanh lý tàu lặn Tinro 2 cho Công ty Cát Long Hải với giá 100 triệu đồng.
Nghi can Tuấn và Hảo được cho là đã nhờ Hoàng Lộc định giá khủng cho con tàu thanh lý trên thành 130 tỷ đồng (gấp 1.300 lần). Còn Hoàng Lộc chỉ đạo Đức lập khống các giấy tờ, hồ sơ thẩm định và ký giấy chứng nhận thẩm định giá trị tàu theo yêu cầu của Tuấn và Hảo.
Căn cứ vào kết quả thẩm định giả này, ông Hảo chỉ đạo bộ phận nghiệp vụ của Công ty Cho thuê Tài chính II ( ALC II) lập hồ sơ mua tàu Tinro2 và giải ngân số tiền cho bên bán.
Sau đó, ALC II ký hợp đồng cho thuê tài sản trên với Công ty Cát Long Hải với giá 130 tỷ đồng, lãi suất khoảng 1,17% một tháng, thời hạn 60 tháng. Đến nay, Công ty Cát Long Hải vẫn nợ và không có khả năng thanh toán.
Ngoài vụ án trên, ông Hảo còn là nghi can trong vụ án lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra ở ALC II, vừa kết thúc điều tra vào đầu tháng 8. Theo điều tra của cơ quan công an, trong 2 năm (2008-2009), ông Hảo cùng các đồng phạm đã ký 10 hợp đồng cho thuê tài chính khống rút gần 800 tỷ đồng sử dụng vào mục đích cá nhân, gây thiệt hại tài sản nhà nước hơn 500 tỷ đồng. Tổng giám đốc Hảo bị cáo buộc hưởng lợi gần 84 tỷ đồng trong số này.
Video đang HOT
Theo Vietbao
"Nhiêu khê" thanh lý xe vi phạm
Thủ tục để thanh lý xe vi phạm quá thời hạn tạm giữ, xe không rõ nguồn gốc bị bỏ lại... quá rườm rà, mất nhiều thời gian và thực sự không cần thiết
Theo thượng tá Trần Thanh Trà, Phó Trưởng Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TPHCM, hiện nay để thanh lý một xe vi phạm hết thời hạn tạm giữ phải trải qua 9 bước, mất trung bình 4 tháng. Nếu bị vướng một trong 9 bước trên thì kéo dài cả năm.
Tốn công sức, mất thời gian
Cụ thể: 1 - Xác minh địa chỉ, nơi cư trú của người vi phạm, gửi giấy mời người vi phạm 3 lần để làm rõ người sử dụng phương tiện. 2 - CSGT phối hợp với Phòng Kỹ thuật Hình sự Công an TP giám định số khung, số máy để xác định số khung số máy nguyên thủy và truy nguyên nguồn gốc của tang vật. 3 - Xác minh biển số xe để tìm chủ sở hữu hợp pháp. 4 - Gửi giấy mời chủ phương tiện để xác định quyền sở hữu. 5 - Đến nơi đăng ký phương tiện để tra cứu số khung, số máy sau khi phòng kỹ thuật có kết quả giám định. 6 - Tra cứu dữ liệu tại Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an TP để xác định có phải xe gian, xe liên quan đến án hình sự hay không. 7 - Đăng báo 2 lần để truy tìm chủ sở hữu. 8 - Niêm yết công khai số tang vật, phương tiện nói trên tại trụ sở để truy tìm chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp..., chờ đợi trong thời hạn 30 ngày, nếu vẫn không xác định được chủ sở hữu thì CSGT ra quyết định tịch thu phương tiện đó. 9 - Hội đồng thanh lý gồm đại diện nhiều cơ quan xác định giá trị xe.
Trung tá Nguyễn Văn Đúng, Đội trưởng Đội CSGT huyện Bình Chánh, ngán ngẩm cho biết rất nhiều xe vi phạm bị bỏ lại cũ kỹ, không còn giá trị nhưng vẫn phải tuân theo 9 bước trên, tốn rất nhiều công sức và tiền của, đến khi thanh lý, xe chỉ là... đống sắt vụn.
Khoảng 2.000 xe máy vi phạm đang được lưu giữ tại bãi xe tầng hầm Công viên 23-9. Ảnh: TẤN THẠNH
Nếu TP có quy định niên hạn xe máy, khi đó xe thanh lý mà hết niên hạn thì không cần xác minh chủ sở hữu... Cũng theo ông Đúng, xe không biển số, không xác định được số khung, số máy nên tịch thu luôn, không cần phải qua Phòng Kỹ thuật Hình sự Công an TP giám định gây lãng phí thời gian và công sức của CSGT trong khi lực lượng mỏng, cần tập trung nhiệm vụ tuần tra, bảo đảm an toàn giao thông.
Một CSGT thuộc Phòng CSGT Đường bộ từng nhiều lần xác minh xe vi phạm hết hạn phải thanh lý, lắc đầu nói: "Làm cật lực thì 3 - 4 tháng xác minh xong, nếu vướng lại, nhiều hồ sơ đến 1 năm mới hoàn tất.
Nhất là xác minh địa chỉ của chủ phương tiện phải phối hợp với công an khu vực tại địa phương đó. Trường hợp ở TPHCM thì tương đối ổn, nếu ở tỉnh rất vất vả, có khi gửi thư 2 - 3 lần nhờ phối hợp xác minh nguồn gốc xe mà không nhận được hồi âm. Chưa kể, xe qua nhiều đời chủ thì thật "trần ai", CSGT phải chạy lòng vòng để xác minh".
Lãng phí tiền tỉ
Trong khi TP thiếu rất nhiều bãi giữ xe phục vụ nhu cầu người dân thì rất nhiều kho bãi được CSGT các quận, huyện bỏ tiền thuê lại để giữ xe vi phạm, trong đó có hàng ngàn xe phải thanh lý.
Theo trung tá Nguyễn Văn Đúng, trung bình mỗi năm, huyện phải trích kinh phí từ nguồn xử phạt vi phạm giao thông hơn 600 triệu đồng để thuê kho bãi (hơn 1.000 m2) tại thị trấn Tân Túc để giữ xe vi phạm với hơn 1.000 chiếc, trong đó hơn 500 xe buộc phải thanh lý.
Do bãi này quá tải, CSGT huyện phải tận dụng luôn khoảng sân giữa khuôn viên công an huyện để giữ gần 500 xe vi phạm và xe thanh lý. Ngoài ra, Công an huyện Bình Chánh phải nhận luôn xe vi phạm, xe không rõ nguồn gốc từ 16 xã, thị trấn chuyển lên.
Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt hiện lưu giữ khoảng 2.000 phương tiện cần thanh lý và được TP bố trí 2 kho bãi ở quận 9 và Tân Phú. Theo thượng tá Trần Thanh Trà, trước đây do thiếu kho bãi và thiếu kinh phí, đành để phương tiện phơi sương, phơi nắng. Hiện toàn bộ phương tiện vi phạm đã giao cho lực lượng thanh niên xung phong (TNXP) tạm giữ trong nhà kho có mái che.
Ông Trần Quang Long, Trưởng Ban Kế hoạch Tổng hợp Xí nghiệp Dịch vụ công cộng thuộc Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích TNXP, cho biết theo hợp đồng được ký kết từ năm 2007, TNXP sẽ giữ toàn bộ xe vi phạm của Phòng CSGT Đường bộ chuyển qua tại bãi xe tầng hầm Công viên 23-9 (TP cho mượn) sức chứa khoảng 3.500 xe và hiện tạm giữ khoảng 2.000 xe với mức phí 6.000 đồng/ngày/xe.
Theo đó, TNXP chỉ tạm giữ xe theo thời hạn quy định từ 10 - 15 ngày, nếu hết thời hạn sẽ chuyển giao cho Phòng CSGT Đường bộ đưa về 2 bãi xe tại quận 9 và Tân Phú để tiến hành thanh lý.
Theo ông Long, đến nay có hàng ngàn lượt xe được TNXP tạm giữ nhưng không có người đến nhận, với tổng số tiền hơn 3 tỉ đồng mà không được chi trả lại. Do đó, TNXP kiến nghị Phòng CSGT sau khi thanh lý số phương tiện trên, hỗ trợ một phần kinh phí mà họ đã bỏ ra.
Sẽ bỏ một số bước
Tại kỳ giám sát của Đoàn Giám sát Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cuối tháng 7 vừa qua, Công an TPHCM đã kiến nghị các bộ, ngành sớm xem xét rút ngắn quy trình thanh lý xe, giảm tình trạng quá tải, lãng phí tài sản và kho bãi như hiện nay.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, sắp tới các bộ sẽ nghiên cứu lại quy trình này, xem xét bỏ đi một số bước không phù hợp thực tế.
Theo NLD
Xe "khủng" nhập lậu được hợp thức hóa như thế nào? Bằng cách giả vờ phát hiện hàng vô chủ rồi tổ chức tịch thu, thanh lý với giá rẻ, 13 cán bộ thuộc các ngành công an, kiểm sát, tài chính, nguyên chủ tịch UBND huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, đã giúp hợp thức hóa nguồn gốc cho 50 chiếc xe mô-tô phân khối lớn nhập lậu. Thanh lý siêu xe rẻ...