Thổi đo nồng độ cồn có sợ bị lây nhiễm nCoV?
Chiều 30/1, tin từ Bộ Y tế cho biết đã có thêm 3 ca dương tính với nCoV là người Việt Nam từ Vũ Hán trở về, nâng tổng số người mắc nCoV tại Việt Nam lên 5 người.
Điều này khiến nhiều người dân lo lắng về các hình thức lây nhiễm nCoV, trong đó có việc thổi đo nồng độ cồn đang phổ biến hiện nay.
Về nguy cơ lây nhiễm nCoV qua việc thổi đo nồng độ cồn, tại cuộc họp về phòng chống dịch nCoV do Bộ Y tế tổ chức trước đó, PGS-TS Đỗ Duy Cường – Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai đã cho biết, nếu thực hiện thổi nồng độ cồn theo quy trình không đúng thì tất cả các bệnh truyền nhiễm đều có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp từ người này qua người khác chứ không chỉ riêng gì virus corona.
“Tuy nhiên, khi thiết kế ra ống thổi, các nhà sản xuất đã đưa ra khuyến cáo dùng ống thổi một lần và đã tính toán kỹ lưỡng để hạn chế lây lan bệnh truyền nhiễm. Do đó, nếu tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật mà nhà sản xuất đã khuyến cáo thì sẽ không có chuyện lây truyền bệnh truyền nhiễm. Người dân không nên hoang mang về điều này” – PGS Cường khẳng định.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra công tác chuẩn bị điều trị, thu dung các trường hợp nhiễm và nghi nhiễm nCoV tại Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, nCoV ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục.
Ở người, nCoV lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.
nCoV cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng khoa cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, nCoV là 1 virus thuộc nhóm coronavirus tương tự với bệnh SARS (gây dịch viêm đường hô hấp cấp năm 2003 khiến hơn 8.000 người mắc và gần 800 người tử vong) và MERS-CoV (bệnh viêm đường hô hấp cấp Trung Đông). Trên cơ sở những thông tin hiện tại, người ta nhận thấy nCoV cũng chỉ lây truyền hạn chế từ người sang người qua tiếp xúc gần tương tự với SARS và MERS-CoV.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nCoV chỉ gây tử vong khoảng 3-4% trong số các bệnh nhân nhập viện, trong khi tỷ lệ tử vong tương ứng với SARS là khoảng 9% và với MERS-CoV là 35,5%. Trên những cơ sở đó có thể cho rằng nCoV có độc lực thấp hơn SARS và MERS-CoV.
Khuyến cáo người dân phòng tránh nCoV của Bộ Y tế
“Để đề phòng bệnh, người dân cần tuân thủ tốt các hướng dẫn của Bộ Y tế bao gồm: Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi. Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Hạn chế tiếp xúc gần với các trang trại nuôi động vật hoặc động vật hoang dã.
Những người trở về từ vùng có dịch hoặc có tiếp xúc gần với người đã nghi ngờ có viêm phổi do n-CoV trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời” – bác sĩ Cấp khuyến cáo.
Tính đến 17h30 ngày 30/1, thế giới đã có 7822 ca mắc nCoV, 170 ca tử vong. Riêng Trung Quốc là 7711 ca mắc. Và 108 ca khác xuất hiện tại 19 quốc gia và vùng lãnh thổ khác. 170 ca tử vong đều ở Trung Quốc.
Tại Việt Nam, số người mắc bệnh là 05 trường hợp, trong đó 2 công dân Trung Quốc (1 người đã âm tính với virus cCoV); 3 ca mắc mới đều công dân Việt Nam đều từ Vũ Hán, Trung Quốc trở về. Hiện còn 29 ca khác nghi nhiễm nCoV đang được cách ly và chờ kết quả xét nghiệm.
Theo danviet.vn
Phòng chống dịch Corona: Tạm dừng thổi nồng độ cồn?
Văn phòng Chính phủ nắm bắt dư luận, đang yêu cầu kiểm tra, báo cáo về việc thổi kiểm tra nồng độ cồn có khả năng làm phát tán, lây lan dịch bệnh Corona không. Nếu có, Thủ tướng yêu cầu tạm dừng biện pháp kiểm tra này.
Chủ trì cuộc họp triển khai nhiệm vụ sau Tết và phòng chống dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Corona chiều nay (30/1), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã bày tỏ lo ngại về diễn biến nhanh, phức tạp của dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Corona từ Vũ Hán, Trung Quốc khi đến thời điểm này đã có 170 người chết, cả nghìn người đang trong tình trạng nguy kịch vì mắc bệnh; hàng chục quốc gia đã có người mắc bệnh.
Thủ tướng trao đổi với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống dịch. Ảnh Dân trí
Thủ tướng sốt ruột nhắc, cần quán triệt tinh thần "chống dịch như chống giặc", không thể chủ quan, không để Việt Nam bị cuốn vào vòng xoáy dịch bệnh.
"Ai chủ quan không để trong Ban chỉ đạo chống dịch. Ai chủ quan để xảy ra bệnh dịch tại địa bàn sẽ bị xem xét trách nhiệm nghiêm khắc" - Thủ tướng nhấn mạnh.
Về việc ứng phó với dịch bệnh, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thông tin, cả nước đã thành lập 24 đội phản ứng nhanh để chống dịch viêm phổi cấp do vi rút Corona.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã có những chỉ đạo kịp thời, quyết liệt như không tổ chức các lễ hội xuân sau Tết tại các địa phương, thậm chí xem xét việc cho học sinh nghỉ học để phòng tránh khả năng lây lan dịch bệnh.
Văn phòng Chính phủ cũng nắm bắt dư luận, yêu cầu kiểm tra, báo cáo về việc thổi kiểm tra nồng độ cồn có khả năng làm phát tán, lây lan dịch bệnh không. Nếu có, Thủ tướng yêu cầu tạm dừng biện pháp kiểm tra này.
Báo cáo cập nhật tình hình, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, đến thời điểm này, toàn thế giới có 170 người tử vong với hơn 7.800 người nhiễm bệnh, trong đó hơn 7.000 người là ở Trung Quốc. So với ngày 29/1, đã có thêm hơn 30 người tử vong do virus Corona.
Sàng lọc đã phát hiện 3 người Việt Nam mắc bệnh, sau 2 biện pháp xét nghiệm đều cho kết quả dương tính. Hiện một bệnh nhân đang được điều trị tại Thanh Hoá, hai người điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, cơ sở 2. Cả 3 người này đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc ít ngày trước.
Trả lời câu hỏi về tính an toàn của việc thổi kiểm tra nồng độ cồn với tài xế, Phó Chủ tịch UB An toàn giao thông quốc gia Khuất Việt Hùng khẳng định trên Dân trí trong sáng 30/1, cán bộ của UB An toàn Giao thông quốc gia đã làm việc với các chuyên gia của WHO. Cơ quan này bác bỏ lo ngại thổi nồng độ cồn gây lây lan dịch bệnh.
Lý do được đưa ra là máy kiểm tra nồng độ cồn sử dụng ống thổi có van 1 chiều, chỉ có thể thổi hơi vào máy mà không thể hít ngược lại khí (nếu có) từ máy. Ngoài ra, mỗi người được kiểm tra nồng độ cồn đều được sử dụng một ống thổi riêng biệt, dùng một lần nên không có nguy cơ lây nhiễm bệnh trong quá trình kiểm tra.
Theo ông Hùng, Vấn đề là ngăn ngừa khả năng lây nhiễm cho lực lượng cán bộ, cảnh sát giao thông. Để đề phòng, tất cả các máy kiểm tra nồng độ cồn đều được sát trùng, sát khuẩn trước và sau mỗi ngày sử dụng.
Ông Hùng còn kiến nghị biện pháp bắt buộc tất cả các tài xế taxi, xe khách, xe buýt khi lên xe phải dùng khẩu trang để hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm bệnh cho khách đi xe.
Trước đó, ngày 29/1, Ban bí thư yêu cầu, trong trường hợp cần thiết, tạm dừng các hoạt động tập trung đông người, các lễ hội, hội nghị để ưu tiên cao nhất phòng, chống dịch viêm phổi.
Theo đó, người đứng đầu cấp ủy trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona (nCov) gây ra.
Các cấp, các ngành có trách nhiệm xây dựng kế hoạch; chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho việc dự phòng, cách ly, điều trị; chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, thuốc men y tế, trang bị phòng hộ cho nhân dân.
Tùy theo từng cấp độ lây lan dịch, các cơ quan xây dựng các phương án phòng, chống, tuân thủ biện pháp dự phòng, cách ly theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn.
Theo danviet.vn
Lập Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Corona Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Phó Trưởng Ban Chỉ đạo gồm: Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên (Phó Trưởng Ban thường trực...