Thời điểm vàng để kiểm tra sức khỏe “cậu nhỏ”
Mùa hè là thời điểm vàng để kiểm tra sức khỏe “cậu nhỏ”, bảo vệ sức khỏe, duy trì giống nòi cho nam giới khi trưởng thành.
Nhiều bố mẹ “mù tịt” kiến thức chăm sóc “cậu nhỏ” cho bé trai
Chị Thanh Hoa (Hà Nội), chia sẻ, bé Bin nhà chị 3 tuổi, 2 ngày nay bé bị sưng đầu “cậu nhỏ” và ngứa. Bé đi tè kêu đau váng lên, khiến cô giáo phải gọi mẹ đến đưa về. Đưa đi khám bác sĩ bảo bé bị hẹp bao quy đầu và nong bằng tay cho bé, khiến bé đau khóc thét. Bác sĩ bảo về nhà mẹ phải nong cho bé, nhưng chị sợ con đau không dám làm, và cu Bin cũng vẫn kêu đau không cho sờ vào nữa.
Chị Vũ Thị Lượt (Hà Nam), thấy con trai 5 tuổi hay sờ và gãi “cậu nhỏ”, hỏi thì bé kêu bị ngứa nên làm như vậy. Năm bé 4 tuổi từng phẫu thuật tràn màng dịch tinh hoàn, nên chị rất lo lắng cho tương lai của bé sau này.
Chị Nguyễn Thị Hà (Hà Nội) chia sẻ về cậu con trai 6 tuổi tuy bao quy đầu đã lộn, nhưng mấy ngày nay bé kêu đau, lúc đầu lộn bao quy đầu của con ra thấy nổi hai mụn nhỏ màu đỏ. Chị rửa sạch cho con, nhưng 2 hôm sau lộn ra thấy mụn biến thành màu thâm đen, tuy không sưng, không cứng nhưng con lại kêu đau…
Ảnh minh họa.
Theo các bác sĩ, nhiều bé trai dương vật quá ngắn (độ dài từ xương mu đến đầu dương vật dưới 2 cm), thì chủ quan cho là bé quá béo, nhưng đó có thể do bất thường như rối loạn nội tiết tố, dương vật bị vùi… cần đưa đi khám ngay. Theo BS Nguyễn Thành Như, Trưởng đơn vị Nam khoa, Bệnh viện Bình Dân TP HCM), dương vật ngắn là vấn đề rất phức tạp, có bé thực ra không ngắn mà là bị vùi dương vật (da bìu tràn lên dương vật, hoặc bao quy đầu có vòng xơ dài gây bít hẹp, nhốt “chim” bé vào trong do bẩm sinh, hoặc do cắt da quy đầu không đúng, hay dương vật thụt hẳn vào bên trong cơ thể).
Vùi dương vật thường kèm theo hẹp da quy đầu – chiếm gần các bệnh lý bất thường về bộ phận sinh dục ở trẻ trai vào điều trị tại khoa. Bố mẹ có thể xác định để đưa bé đi khám bằng cách: Sờ bóp nhẹ, nếu bị vùi thì không chạm được thân dương vật hoặc chạm được rất ít, chỉ sờ được da quy đầu; da bìu có xu hướng chạy hướng lên trên dương vật, thì cần đưa con đi khám.
Nhiều bé trai bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục vì không được vệ sinh hàng ngày, hoặc vệ sinh không đúng nên bao quy đầu cặn trắng đọng lại, có mùi hôi, viêm nhiễm. Có bé cặn đã chuyển sang vàng, đóng hòn, đóng cục, dịch như bã đậu. Có bé bị nhiễm khuẩn nặng, nhưng bố mẹ không biết, khi “cậu nhỏ” sưng to, đi khám bác sĩ phát hiện bao quy đầu chưa lộn, bít kín khiến vệ sinh không sạch, nước tiểu đọng lại bên trong gây viêm nhiễm…
Có bé ngứa thì gãi, cấu “cậu nhỏ” gây tổn thương, viêm nhiễm càng nặng… có bé nặng tới mức vào cấp cứu thì “cậu nhỏ” đã nhiễm trùng nặng, sưng vù, đau đớn. Không ít mẹ được bác sĩ hướng dẫn nong bao quy đầu cho con làm không đúng khiến “chim” bé bị sưng vù, nhiễm trùng… Có những bé bị hẹp bao quy đầu nặng đã bị đau đớn khi đi tiểu, bí tiểu, nhiễm khuẩn đường niệu và nhiễm khuẩn vùng da dương vật… Nếu không được điều trị thì tới tuổi trưởng thành nguy cơ ung thư dương vật sẽ cao hơn người bình thường.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Thời điểm vàng để kiểm tra sức khỏe cậu nhỏ
Các bác sĩ khuyến cáo việc khám bộ phận sinh dục cho trẻ cần được tiến hành 6 tháng một lần, bác sĩ có thể kiểm tra mức độ bị nhiễm khuẩn dưới bao quy đầu. Một số trường hợp viêm nhiễm nặng có thể sẽ tiến hành cắt bao quy đầu, ưu tiên là bóc tách và nong bao quy đầu để tránh các chấn thương tâm lý và biến chứng nhiễm trùng cho bé trai.
Các bố mẹ không nên kéo bao quy đầu với lực mạnh, vì có thể làm xuất huyết hoặc tổn thương, thậm chí gây ra sẹo – sẽ gây ra sự khó khăn khi kéo bao quy đầu xuống và khó giữ vệ sinh bên trong, cũng như có thể gây đau cho trẻ khi quan hệ ở tuổi trưởng thành.
Bố mẹ đưa con đi khám “cậu nhỏ” khi nào?
Hiện đang là mùa hè – thời điểm vàng để bố mẹ đưa con đi kiểm tra sức khỏe “cậu nhỏ” cho bé trai. “Cậu nhỏ” là khu vực nhạy cảm nhất của bé trai, nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào khác thường (màu sắc, kích thước, đau ngứa, cảm giác gì đó khác thường…) cần chủ động theo dõi và đưa bé trai đi khám sớm.
Khi thấy “cậu nhỏ” của bé trai gặp các vấn đề sau thì bố mẹ đừng chần chừ mà phải đưa con đi khám ngay:
- Có vết thương hay dấu hiệu lạ ở đầu dương vật mà không thấy đau.
- Đau hay sưng ở bìu.
- Đi tiểu nhiều và cảm thấy nóng, rát.
- Tiết ra nhiều dịch bất thường ở đầu “cậu bé”.
- Da quy đầu đau và sưng.
- Đi tiểu khó, có cảm giác đau, nước tiểu không mạnh.
Tất cả những triệu chứng trên đều có tác động nhất định tới tâm lý, khả năng sinh sản duy trì nòi giống của nam giới sau này. Vì vậy cần đưa bé tới các bệnh viện chuyên khoa nam khoa uy tín khi phát hiện những biểu hiện khác thường nào trong số các biểu hiện kể trên để được chẩn đoán và điều trị kịp thời (nhất là các bệnh lý nam khoa hay mắc như hẹp bao quy đầu, thoát vị bẹn, tinh hoàn ẩn, viêm nhiễm đường sinh dục, bất thường và chấn thương hệ sinh sản…). Việc chữa trị phải được tiến hành sớm để tránh mặc cảm cho trẻ.
Chương trình “Nam khoa học đường” áp dụng 100% miễn phí khám, tư vấn và siêu âm kèm theo là hỗ trợ 20% chi phí cận lâm sàng, 10% chi phí tiểu phẫu, trung phẫu.
Thời gian áp dụng: từ nay tới 31/8/2019
Đối tượng: Nam từ 03 tuổi đến 18 tuổi.
Hotline: 1900 56 56 01 để được tư vấn hoặc đăng ký khám trực tiếp tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội (431 Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội).
Uyển Hương
Theo giadinh.net
Đây là căn bệnh phổ biến vào mùa đông nhưng hè này cũng có không ít người trẻ mắc phải và lời cảnh báo của bác sĩ
Nhiều người lầm tưởng bệnh cúm chỉ xảy ra vào mùa đông, nhưng thực tế mùa hè cũng là thời điểm bạn có thể mắc bệnh.
Tiểu Lý (22 tuổi) sống tại Đài Loan. Dạo gần đây, khi Tiểu Lý sắp thi cuối kỳ thì có triệu chứng sốt cao, chảy nước mũi, đau nhức và mỏi cơ. Tiểu Lý lo lắng bệnh tình sẽ ảnh hưởng đến kết quả thi cuối kỳ nên lập tức đến bệnh viện khám.
Bác sĩ Trương Vi Thạc, khoa truyền nhiễm, bệnh viện Asia University Hospital cho biết: "Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh cúm A/H1N1 lây truyền từ người bố, bởi bố của bệnh nhân đã mắc bệnh cảm cúm và tuần trước. Bệnh nhân sắp thi cuối kỳ nên đã tiếp nhận điều trị bằng liều tiêm tĩnh mạch để kháng virus cúm và triệu chứng đã cải thiện".
Nói về khả năng mắc bệnh cúm vào mùa hè, bác sĩ Trương Vi Thạc cho biết thêm: " Bệnh cúm thường bắt đầu vào tháng 11; tháng 12 đến tháng 2 là thời điểm dịch cúm bùng phát mạnh nhất và giảm dần vào tháng 3. Đó là nguyên nhân nhiều người lầm tưởng bệnh cúm chỉ xảy ra vào mùa đông, nhưng thực tế mùa hè cũng là thời điểm bạn có thể mắc bệnh.
Khác biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm là virus cúm gây ra triệu chứng sốt, đau nhức và mỏi cơ nghiêm trọng hơn so với cảm lạnh. Bệnh cúm có khả năng lây lan nhanh, triệu chứng xuất hiện đột ngột, khả năng hồi phục kéo dài nên dễ dẫn đến bệnh viêm cơ tim, viêm phổi, viêm não.
Tiêm phòng vaccine là cách tốt nhất giảm nguy cơ mắc bệnh cúm. Khi bạn xuất hiện triệu chứng ho, chảy nước mũi, viêm họng, hô hấp khó khăn, đau nhức, mỏi cơ thì cần đến ngay bệnh viện khám.
Người già và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu nên dễ trở thành nhóm đối tượng bị lây nhiễm bệnh cúm. Khi người bên cạnh xuất hiện dấu hiệu cảm cúm thì bạn cần đeo khẩu trang, và đứng cách xa tối thiểu 1m để ngăn ngừa bệnh cúm lây lan và cũng là cách tự bảo vệ bản thân".
Nhận biết các triệu chứng cảm cúm
Khi mắc cảm cúm bệnh nhân thường có những triệu chứng như:
- Khó chịu ở họng, khởi đầu là cảm giác vướng họng, khô họng, rát họng, sau đó là đau họng. Các dấu hiệu này thường kéo dài khoảng vài ngày thì tự hết. Nếu bội nhiễm vi trùng, đau họng ngày càng tăng, khi nuốt đau nhói lan lên tai.
- Thân nhiệt không ổn định,
- Có cảm giác ớn lạnh hoặc rét run,
- Nhức đầu, ù tai,
- Chóng mặt, hoa mắt,
- Hắt hơi, xổ mũi, ho, khàn tiếng...
Bệnh cảm cúm nguy hiểm thế nào?
Nhiều người chủ quan với bệnh cúm vì nghĩ rằng đó là bệnh thông thường. Nhưng trên thực tế, nếu điều trị muộn, để các triệu chứng trở nên nghiêm trọng thì bệnh sẽ gây biến chứng nguy hiểm dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp. Bệnh trở nên đặc biệt nguy hiểm đối với những người có sức đề kháng kém như phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh tim, phổi mạn tính, mắc bệnh suy giảm miễn dịch...
Theo Health/afamily
Trẻ suýt tử vong vì đuối nước khi đi bơi: Cảnh báo tai nạn ngày hè Mùa hè thời tiết nóng bức, trẻ sẽ hứng thú hơn khi trẻ được ba mẹ cho đi bơi. Tuy nhiên, nếu không được thầy cô, cha mẹ trông chừng cẩn thận thì nguy cơ trẻ tử vong vì đuối nước khi bơi là rất lớn. Mới đây tại bệnh viện Nhi đồng 2 đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi nguy...