Thời điểm siêu âm quan trọng khi mang thai các bà bầu nên biết
Siêu âm thai là một trong những cách theo dõi sự phát triển của thai nhi trong bụng đồng thời sớm nhận biết những dấu hiệu bất thường để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Thai 11-13 tuần 6 ngày, 21-25 tuần, 32-36 tuần là những thời điểm quan trọng cần siêu âm nhằm phát hiện dị tật thai nhi, tình trạng phát triển của thai nhi…
Trong suốt thai kỳ, tối thiểu cần siêu âm ở những thời điểm sau:
Khi phát hiện trễ kinh:
Siêu âm lúc này để xem có thai hay không, thai nằm trong hay ngoài tử cung, thai bình thường hay bệnh lý, số lượng thai. Đặc biệt, đối với những chị em quên ngày kinh chót hoặc ngày kinh không đều, bác sĩ có thể dựa vào siêu âm 3 tháng đầu để tính tuổi thai, từ đó, biết được ngày sinh với sai số là /- 3 ngày.
Tuổi thai từ 11-13 tuần 6 ngày:
Siêu âm đo độ mờ gáy thai nhi. Dựa vào đó, bác sĩ tiên lượng được nguy cơ hội chứng Down của thai kỳ. Nếu độ mờ gáy>3mm thì 30% là thai bị hội chứng Down. Khi đó, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và tư vấn cẩn thận cho bố mẹ.
Nếu vượt qua ngưỡng thời điểm này thì các chỉ số này không còn giá trị và độ chính xác nữa. Một số các dấu hiệu bất thường lớn nhất của thai có thể phát hiện tại lần siêu âm này như phân chia não trước, thai vô sợ, não lộn ngoài.
Tuổi thai 21-25 tuần:
Siêu âm khảo sát hình thái thai nhi. Thời điểm này có thể quan sát kỹ các phần của thai nhi. Từ đó, phát hiện được những dị tật bẩm sinh nếu có. Bên cạnh đó, khảo sát về bánh nhau, nước ối… hời điểm này các cơ quan bên trong thai nhi sẽ được hình thành đầy đủ nên việc siêu âm sẽ giúp bác sĩ xem xét các cơ quan này có phát triển bình thường không? Những trường hợp trẻ bị dị tật ở cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, thận, cánh tay, chân sẽ được nhìn thấy. Ngoài ra, những dị tật về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng cũng được phát hiện ở thời điểm này.
Đây là thời điểm siêu âm quan trọng vì nếu bác sĩ yêu cầu đình chỉ việc mang thai thì phải làm trước tuần thứ 28. Sau thời gian đó, bác sĩ sẽ áp dụng lựa chọn các biện pháp kích thích đẻ non hay tùy ý nhưng việc chuẩn đoán trước sinh sẽ không còn ý nghĩa nữa.
Video đang HOT
Tuổi thai 32-36 tuần:
Siêu âm đánh giá sự phát triển thai nhi có phù hợp với tuổi thai hay không, xác định ngôi thai, vị trí bánh nhau, lượng nước ối. Lần siêu âm thai này có thể thực hiện từ tuần thứ 30 đến 32 của thai kỳ nhằm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở động mạch, tim hay vùng cấu trúc của não. Siêu âm này cũng giúp nhận biết tình trạng chậm phát triển ở tử cung gây ra suy thai, ngạt sau đẻ.
Khi phát hiện ra những dị tật này, bác sĩ khó có thể can thiệp mà phải phối hợp cùng với gia đình thai phụ để tìm cách xử lý phù hợp sau sinh như chữa bệnh, cách chăm sóc hợp lí cho trẻ sau đó.
Ngoài 3 lần siêu âm quan trọng kể trên thì bất kỳ khi nào bà bầu cảm thấy có những dấu hiệu bất thường thì phải tới cơ sở y tế gần nhất để thực hiện khám và xử lý kịp thời.
Đến ngày sinh
Một lần nữa xác định tình trạng thai, ngôi thai, ước lượng cân nặng thai nhi, lượng nước ối, vị trí nhau, từ đó tiên lượng cho cuộc sinh dễ hay khó.
Theo www.phunutoday.vn
10 dấu hiệu bệnh ở "cô bé" mà chị em không hề hay biết
Vùng kín là khu vực nhạy cảm cần được nâng niu và bảo vệ. Đôi khi, "vùng kín" có những vấn đề bạn không biết hỏi cùng ai, từ ngứa ngáy, có mùi lạ đến đau đớn, chảy máu. Dưới đây là những dấu hiệu bất thường, tiềm ẩn nguy cơ bệnh ở vùng kín bạn hay gặp.
1. Có mùi
Khi âm đạo bị viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc trùng roi trichomoniasis, cô bé của chị em sẽ có những mùi khó chịu, bất thường. Trong trường hợp này, cách giải quyết tốt nhất mà nhiều bác sĩ khuyên dùng đó chính là uống thuốc kháng sinh.
2. Khô hạn
Khô âm đạo không chỉ gặp ở phụ nữ lớn tuổi, mà còn là dấu hiệu xuất hiện ở những cô nàng trẻ tuổi khi mang thai hay đang dùng các loại thuốc như thuốc kháng histamine hay thuốc chống trầm cảm.
3. Đau rát cô bé khi đi tiểu
Những cơn đau rát bất thường khi bạn đi tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng hoặc một bệnh nào đó. Vậy nên, khi phát hiện thấy cơ thể có dấu hiệu này thì bạn nên theo dõi thêm từ 1 - 2 ngày. Sau đó, cơn đau rát vẫn tiếp tục xuất hiện thì bạn nên đi khám sớm để biết rõ hơn về tình trạng sức khoẻ hiện tại.
4. Ngứa "cô bé"
Dấu hiệu ngứa ở cô bé có thể là một biểu hiện của bệnh nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn âm đạo. Đôi khi, có thể là do phản ứng của da khi tiếp xúc với xà phòng hoặc một loại hoá chất nào đó trong các sản phẩm vệ sinh mà bạn thường dùng. Tốt nhất, bạn nên đi khám hoặc thay đổi sản phẩm vệ sinh đang dùng sang một loại khác để cải thiện vấn đề này.
5. Vùng kín nổi mụn
Mụn nổi lên ở cô bé có thể là do u nang bã nhờn hoặc còn có thể là do dị ứng, hay viêm nhiễm. Nếu gặp phải trường hợp này thì bạn nên vệ sinh vùng kín bằng nước ấm và dùng thuốc bôi theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, hãy đi khám phụ khoa sớm để biết rõ về tình trạng bệnh, nhiều trường hợp có thể là do vùng kín đang bị nhiễm trùng.
6. Dịch âm đạo tiết ra nhiều
Bạn nên chú ý rằng, dấu hiệu dịch âm đạo thường tiết ra là trong những ngày rụng trứng. Do đó, nếu không phải đang trong ngày rụng trứng mà dịch âm đạo vẫn tiết ra thì có thể là bạn đang bị rối loạn nội tiết tố. Thêm nữa, dịch âm đạo còn tiết ra màu lạ như vàng, xanh... chứ không trong như mỗi chu kỳ, kèm theo mùi khó chịu là dấu hiệu vùng kín báo hiệu đang bị viêm nhiễm.
7. Đau bên trong
Đau sâu trong "cô bé", đặc biệt trong lúc quan hệ có thể là dấu hiệu của chứng viêm màng dạ con hoặc u nang buồng trứng. Bác sĩ có thể khám phụ khoa hoặc siêu âm để tìm ra nguyên nhân cho bạn.
8. Đau sâu
Đau sâu trong "cô bé", đặc biệt trong lúc quan hệ có thể là dấu hiệu của chứng viêm màng dạ con hoặc u nang buồng trứng. Bác sĩ có thể khám phụ khoa hoặc siêu âm để tìm ra nguyên nhân cho bạn.
9. Chảy máu ngoài kinh nguyệt
Nếu bị chảy máu ngoài kỳ kinh nguyệt, điều đầu tiên bạn nên nghĩ đến là sự mất cân bằng nội tiết tố do thuốc tránh thai. Nếu chảy máu dai dẳng, bạn phải đến ngay bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng, có thai hoặc có polyp ở cổ tử cung.
Nếu chảy máu sau khi làm "chuyện ấy" hoặc đi vệ sinh, có thể bạn đã mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu tình trạng kéo dài, bạn cần đến bác sĩ kiểm tra xem liệu mình có mắc bệnh lậu hoặc chlamydia không, bác sĩ Dweck khuyên.
10. Khí hư bất thường
Khí hư có thể đi kèm hàng tá vấn đề khác nhau. Tuy nhiên, đừng hoảng sợ nếu điều này diễn ra hằng tháng vì đây là hiện tượng sinh lý thông thường của phụ nữ, bác sĩ Dweck nói. Tuy nhiên, nếu bạn thấy khí hư của mình có màu, mùi khác lạ, hãy đến bác sĩ.
Theo www.phunutoday.vn
Bà bầu khi uống nước mía cần lưu ý những gì? Việc uống nước mía trong thời kì mang bầu không chỉ giúp các mẹ có đủ năng lượng chăm sóc thai nhi mà còn làm đẹp da và chống lại các hiện tượng lão hóa trên da và tóc. Tuy nhiên, khi uông nươc mia me cung phai lưu y nhưng điêu sau. Lơi ich cua nươc mia đôi vơi me bâu Trong...