“Thời điểm này chưa thể hình sự hóa tội làm giàu bất chính”
Đó là quan điểm ông Phạm Anh Tuấn – Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương – đưa ra tại hội thảo “Thu hồi tài sản tham nhũng – Thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế” do Ban Nội chính Trung ương tổ chức ngày 13/3.
Ông Phạm Anh Tuấn- Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương – trả lời báo chí bên lề hội thảo.
Bên lề hội thảo, ông Phạm Anh Tuấn – Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương – trả lời một số câu hỏi của PV xung quanh việc thu hồi tài sản tham nhũng, xác minh phản ánh về những khối tài sản của quan chức…
Ông có thể cho biết vì sao việc thu hồi tài sản tham nhũng thời gian qua vẫn chưa đạt được hiệu quả cao, như nghiên cứu của Ban Nội chính Trung ương cũng đã nói tới?
Ngoài những nguyên nhân đã được đề cập trong nghiên cứu của Ban Nội chính Trung ương, tôi quan tâm đến một số cái chúng ta đang vướng. Cái vướng đầu tiên đó là quy định về thu hồi tài sản tham nhũng hiện nay của ta đang tản mát, chưa tập trung. Thứ hai, chúng ta cũng nên chăng có một cơ quan hay tổ chức nào đó chịu trách nhiệm đầu mối chính trong việc thu hồi tài sản tham nhũng. Thứ ba, các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan chức năng phát hiện xử lý các hành vi tham nhũng quan tâm các hình phạt, áp dụng các chế tài thì cũng cần quan tâm đúng mức hơn nữa đến việc thu thồi tài sản tham nhũng. Thậm chí là cho phép phong toả, kê biên tài khoản, tài sản mà có dấu hiệu tham nhũng để đảm bảo việc thu hồi có hiệu quả.
Ngoài ra, một nội dung nữa tôi cho rằng chúng ta đang “mắc” hiện nay, đó là các hiệp định tương trợ tư pháp hình sự liên quan đến việc thu hồi tài sản tham nhũng của chúng ta chưa có nhiều và chính cái này làm cho việc thu hồi tài sản tham nhũng hiện nay của ta bị hạn chế.
Ông đánh giá thế nào về ý kiến của TS Phạm Quý Tỵ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp – về việc thời điểm hiện nay chưa thể hình sự hoá tội làm giàu bất chính?
Thời điểm hiện nay chưa thể hình sự hoá hành vi làm giàu bất chính bởi tội này còn liên quan đến nhiều quy định, chứ không chỉ quy định trong mỗi Bộ luật Hình sự được.
Liên quan đến nội dung này, hiện nay đã có Đề án cơ chế kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn đang được Đảng và Chính phủ hoàn thiện sớm. Trên cơ sở đó thì ta mới có thể chứng minh, xác minh được đâu là tài sản làm giàu bất chính. Đối với những tài sản không chứng minh được nguồn gốc có thể coi đấy là tài sản tham nhũng giống như một số nước hiện vẫn đang áp dụng.
Video đang HOT
Vì vậy, cá nhân tôi cho rằng chúng ta cần hoàn thiện một số quy định mang tính hệ thống để có thể hình sự hoá hành vi làm giàu bất chính.
Trước Đại hội Đảng, Ban Nội chính Trung ương có tiếp nhận nhiều đơn thư tố giác về những khối tài sản bất thường của quan chức và các ông đã xử lý thông tin đó như thế nào?
Hiện nay thông tin tiếp nhận của chúng tôi là tương đối nhiều. Chúng ta biết rằng có nhiều thông tin trên mạng xã hội hiện nay, nếu mới đọc chúng ta rất dễ cảm thấy đây là sự thật. Tuy nhiên, để xác định nó có đúng hay không thì ta phải có quy trình xác minh làm rõ bởi một mặt ta phải tích cực phát hiện hành vi tham nhũng, nhưng một mặt ta vẫn phải bảo đảm tự do, danh dự và cũng phải bảo vệ cho những đối tượng trên mạng xã hội nêu. Chúng ta cũng không loại trừ khả năng những thông tin này có động cơ gì đó, vì vậy, việc xác định có hay không phải có quy trình rất chặt chẽ.
Thủ tướng Chính phủ vừa qua có nói rằng các cơ quan nhà nước phải chủ động cung cấp thông tin chính thống, chính xác để phản ánh lại các nội dung mà mạng xã hội đã nêu. Vậy ý kiến của ông thế nào khi thời gian qua mạng xã hội có nêu khá nhiều những thông tin về khối tài sản khổng lồ của người này, người kia và Ban Nội chính Trung ương đã xem xét vấn đề này thế nào?
Đối với những thông tin đó phải có quy trình rất chặt chẽ bởi nó liên quan đến danh dự, uy tín của một số đồng chí lãnh đạo. Như chúng ta đã biết có không ít lần trên mạng xã hội thông tin không chính xác nhưng lại không có bất cứ thông tin nào phản hồi cũng như không ai chịu trách nhiệm về cái đó. Chúng ta cần cố gắng làm sao để công tác phòng chống tham nhũng vẫn giữ được uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân.
Trong báo cáo của nhóm nghiên cứu “Thu hồi tài sản tham nhũng – Thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế” đã đề xuất nếu người vi phạm nộp tài sản và hoàn lại tài sản tham nhũng thì sẽ được miễn giảm trách nhiệm hình sự, chuyển sang xử lý hành chính. Xin hỏi ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?
Thực ra đối với hành vi tham nhũng, tội phạm tham nhũng thì cái hướng tới đều là tài sản. Nếu nói về công bằng, chúng ta phải tìm mọi cách hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu, thì xem như là hoà, coi như là xong.
Tuy nhiên, ở Việt Nam chúng ta cũng như trên thế giới, cũng có ý kiến cho rằng hãy xác định đây là tội phạm kinh tế, nếu khắc phục được hậu quả thì có thể xem xét, miễn trách nhiệm hình sự và đề cao việc khắc phục hậu quả.
Điều này thì không sai, nhưng ở đây nếu chúng ta loại bỏ hình phạt và chúng ta chỉ nhằm đến việc nếu cứ tham nhũng, nếu phát hiện thì thu hồi về, thế là xong, là hoà thì tôi nghĩ tính răn đe sẽ rất thấp, không đủ sức răn đe. Vì vậy, bên cạnh việc tiếp tục chứng minh và áp dụng biện pháp xử lý nghiêm khắc với hành vi tham nhũng, cần phải có những biện pháp thu hồi ở mức cao nhất tài sản tham nhũng chứ không thể lấy việc thu hồi hay tự nguyện nộp tài sản để thay thế cho hình phạt, bởi như thế ở Việt Nam là chưa phù hợp.
Xin cảm ơn ông!
Thế Kha
Theo Dantri
Ban Nội chính Trung ương mở rộng phối hợp trong phòng chống tham nhũng
Sau khi ký kết với Ngân hàng Nhà nước, Ban Nội chính Trung ương tiếp tục ký kết các quy chế phối hợp với Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Chính phủ trong công tác nội chính và phòng chống tham nhũng.
Ông Phan Đình Trạc và Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh ký quy chế phối hợp.
Lễ ký kết Quy chế phối hợp trong công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng giữa Ban Nội chính Trung ương và Thanh tra Chính phủ diễn ra vào ngày 12/3.
Quy chế này gồm 5 điều, đề cập toàn diện, đầy đủ về phạm vi, nguyên tắc, nội dung, trách nhiệm, phương pháp phối hợp và phân công cụ thể trách nhiệm trong tổ chức thực hiện.
Theo đó, Ban Nội chính Trung ương và Thanh tra Chính phủ sẽ phối hợp tham mưu, đê xuât vơi Bô Chinh tri, Ban Bi thư, Ban Chi đao Trung ương vê phong, chông tham nhung nhưng chu trương, chinh sach, quan điêm, đinh hương lơn cua Đang vê công tac nội chính (thanh tra, tiêp công dân, giai quyêt khiêu nai, tô cao; tô chưc va hoat đông cua nganh thanh tra...) va công tác phong, chông tham nhung thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của 2 cơ quan hoặc khi được cơ quan có thẩm quyền giao.
Đồng thời tham mưu, đê xuât vơi Bô Chinh tri, Ban Bi thư, Ban Chi đao Trung ương về phòng, chống tham nhũng chu trương, đinh hương xư ly môt sô vu viêc vi pham phap luât nghiêm trong (co dâu hiêu tham nhung, gây thiêt hai lơn vê kinh tê, dư luân xa hôi quan tâm...) đươc Thanh tra Chính phủ phat hiên qua thanh tra, tiêp công dân, giai quyêt khiêu nai, tô cao va phong chông tham nhũng; hướng dẫn, theo doi, đôn đôc, kiêm tra, giam sat cac câp uy, tô chưc đang trong viêc thưc hiên chu trương, nghi quyêt, chi thi cua Đang, chinh sach, phap luât cua Nha nươc vê công tác nội chính, thanh tra, phòng chống tham nhũng.
Hai cơ quan phối hợp trên nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; tuân thủ các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan; tích cực, chủ động trên tinh thần hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ.
Ngoài ra, chiều 11/3, Ban Nội chính Trung ương và Kiểm toán Nhà nước đã ký kết Quy chế phối hợp trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương và Kiểm toán Nhà nước ký kết quy chế phối hợp.
Theo đó, hai cơ quan sẽ theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực phòng, chống tham nhũng; tham mưu, đề xuất với Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội các chủ trương, chính sách về phòng, chống tham nhũng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền, tài sản Nhà nước; tham gia ý kiến về các đề án thuộc lĩnh vực phòng, chống tham nhũng hoặc liên quan đến lĩnh vực phòng, chống tham nhũng trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội. Đồng thời phòng ngừa, phát hiện, xử lý các vụ, việc có dấu hiệu tham nhũng trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền, tài sản Nhà nước; nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về công tác phòng, chống tham nhũng và công tác kiểm toán phục vụ phòng, chống tham nhũng.
Ban Nội chính Trung ương và Kiểm toán Nhà nước sẽ phối hợp với nhau trên nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Đảng; thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để mỗi cơ quan hoàn thành tốt nhiệm vụ; thông tin trao đổi phải đảm bảo chính xác, đầy đủ, sử dụng đúng mục đích và được bảo mật theo quy định.
Ông Phan Đình Trạc - Phó trưởng ban thường trực Ban Nội chính Trung ương.
Ông Phan Đình Trạc - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban thường trực Ban Nội chính Trung ương - cho biết, việc chuẩn bị các văn kiện để ký kết giữa Ban Nội chính Trung ương với cơ quan thuộc Quốc hội (Kiểm toán Nhà nước) và Chính phủ (Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra Chính phủ) được triển khai kỹ lưỡng từ đầu năm 2014. Việc ký kết giữa các cơ quan dựa trên nguyên tắc bao đam sư lanh đao, chi đao tâp trung, thông nhât cua Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; tuân thu cac quy đinh cua Đang, phap luât cua Nha nươc va trên cơ sơ chưc năng, nhiêm vu, quyên han cua môi cơ quan; tich cưc, chu đông trên tinh thân hơp tac, tao điêu kiên thuân lơi, hô trơ nhau hoan thanh nhiêm vu.
Sau lễ ký, Ban Nội chính Trung ương và các cơ quan ký kết chỉ đạo các vụ, đơn vị liên quan triển khai thực hiện tốt các quy chế ký kết nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng.
Thế Kha
Theo Dantri
Chỉ thu hồi tài sản tham nhũng thì hối lộ tình dục xử thế nào? Đó là băn khoăn mà GS. Lê Hồng Hạnh - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) đặt ra tại hội thảo "Thu hồi tài sản tham nhũng - Thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế" do Ban Nội chính Trung ương tổ chức sáng 13/3. Trình bày tóm tắt dự thảo báo cáo kết quả nghiên...