Thời điểm nào cần thay lốp ô tô?
Sau nhiều năm sử dụng, dù lốp còn mới nhưng vẫn phải thay mới để đảm bảo an toàn cho quá trình vận hành.
Sau khoảng 5 năm sử dụng thì lốp phải được kiểm tra kỹ thuật hằng năm tiếp theo – Ảnh minh hoạ.
Lốp xe, bộ phận chịu tác động lớn từ bên ngoài và bị ăn mòn tự nhiên nhanh nhất, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn cuả chiếc xe và người sử dụng trong quá trình vận hành.
Mặc dù các nhà sản xuất lốp xe đều thể hiện những chỉ số quy chuẩn trên từng chiếc lốp nhằm hướng dẫn cách sử dụng và thay thế, nhưng để đọc thông số và nhận biết lốp đã đến thời điểm phải thay mới hay chưa vẫn là câu hỏi mà không phải người dùng nào cũng hiểu hết.
Kiểm tra và bảo dưỡng lốp xe thường xuyên, không chỉ giúp tăng tuổi thọ của lốp mà còn hạn chế được những nguy cơ tiềm ẩn tai nạn tạo ra từ bộ phận này. Nếu quan tâm đến lốp xe, không khó để hiểu những thông tin rất đơn giản nhưng lại hết sức quý giá ghi trên thành lốp, để khắc phục đúng lúc theo chỉ dẫn mà nhà sản xuất cảnh báo.
Tất cả các loại lốp xe đều có những biểu tượng và chỉ số hướng dẫn người sử dụng thời điểm phải thay thế mới trong trường hợp không gặp phải sự cố bất thường nào trong quá trình sử dụng.
Trên mỗi chiếc lốp, nhà sản xuất thường đánh dấu bằng một gờ nhỏ tại đáy của các rãnh giữa gai lốp để cảnh báo độ mòn của lốp xe nằm trong giới hạn an toàn. Nếu lốp mòn đến gờ cao su đó, thì nên thay mới bởi lốp đã bị suy giảm khả năng bám đường và dễ dẫn đến hiện tượng văng trượt khi xe di chuyển trên những cung đường ướt.
Khi chiếc xe có cường độ hoạt động ở mức cao và liên tục, bề mặt lốp xe rất dễ xuất hiện những biểu hiện bất thường mà người dùng ít kinh nghiệm khó có thể dự đoán được. Trong trường hợp này, nên đưa xe đi kiểm tra lại bề mặt lốp, áp suất, độ rung và tiếng ồn của xe khi vận hành, để đảm bảo chắc chắn độ an toàn của xe.
Ngược lại, khi xe ít lưu hành, đồng nghĩa với lốp ít bị mài mòn, nhưng không phải vì thế mà chúng vẫn làm việc tốt sau một thời gian dài. Sau khoảng 5 năm sử dụng thì lốp phải được kiểm tra kỹ thuật hằng năm tiếp theo đó. Và tối đa sau 10 năm thì nên thay lốp mới, cho dù lốp cũ chưa mòn đến chỉ số mài mòn và bề mặt nhìn vẫn có cảm giác an toàn.
Video đang HOT
Trong quá trình vận hành, lốp xe hoàn toàn có thể bị va chạm với vật cứng hoặc bị đâm vào đinh. Nếu bị hỏng nặng thì buộc phải thay mới còn không thì có thể vá lại lốp để tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên, với những chiếc lốp đã bị vá nhiều lần thì việc kiểm tra, đặc biệt là áp suất lốp, phải được thực hiện thường xuyên hơn.
Khi thay lốp mới, có thể lựa chọn lốp mới theo điều kiện sử dụng hay môi trường hoạt động thường xuyên của chiếc xe, để làm tăng độ bền và mức độ an toàn khi vận hành.
MINH QUANG
6 bước để khử trùng ô tô, đảm bảo an toàn trước nguy cơ COVID-19 lây lan
Khi mối đe dọa mang tên COVID-19 tăng lên, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa cơ bản trở nên cần thiết hơn. Hãy khử trùng xe của bạn đúng cách để giảm thiểu nguy cơ lây lan cho bản thân và những người xung quanh.
Vệ sinh, khử trùng thường xuyên cho ô tô của bạn để phòng chống lây lan virus
Sự bùng phát của coronavirus đã trở thành một mối lo ngại toàn cầu trong vài tháng qua. Điều này yêu cầu mỗi cá nhân phải tự ý thức được việc bảo vệ bản thân và những người xung quanh từ những điều nhỏ nhặt nhất như đeo khẩu trang, giữ vệ sinh chung, hạn chế tiếp xúc,...
Giống như việc duy trì một môi trường sạch sẽ ở nhà và tại nơi làm việc, hãy bắt đầu bằng việc đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ trong xe của bạn. Dưới đây là sáu bước bạn có thể làm để ngăn chặn mối đe dọa mang tên COVID-19 trong khi di chuyển trong không gian cá nhân của chúng ta.
Vệ sinh cá nhân thường xuyên, đúng cách
Đây là biện pháp thô sơ nhất nhưng lại quan trọng nhất. Bạn hãy luôn giữ vệ sinh cá nhân, kể cả trong xe của mình. Hãy chuẩn bị nước rửa tay khô, trước và sau khi lái xe để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm từ xe ô tô cho bạn lẫn những người khác.
Coronavirus chủ yếu lây lan qua các giọt hô hấp, vì vậy hãy che miệng đúng cách trong khi ho hoặc hắt hơi. Hãy giữ thêm một hộp khăn giấy trong xe và một túi rác để xử lý an toàn.
Làm sạch cabin triệt để
Các giọt hô hấp từ người bị nhiễm bệnh mang theo virus có thể làm nhiễm bẩn các bề mặt xe và tồn tại trong vài ngày ở đó, vì vậy khâu làm sạch là không thể bỏ qua. Trước khi bắt đầu khử trùng, bạn cần lưu ý là các hóa chất chỉ có hiệu quả hoàn toàn khi bề mặt không có bụi bẩn. Hãy hút bụi và làm sạch các bề mặt dễ bám bụi bao gồm bảng điều khiển, đệm cửa và ghế ngồi. Đừng quên làm sạch bụi bẩn từ tất cả các ngóc ngách trong xe.
Khử trùng bề mặt thường xuyên chạm
Sau khi làm sạch, hãy khử trùng cho xe của bạn. Bắt đầu từ các bề mặt thường xuyên chạm tay vào như tay nắm cửa bên ngoài và bên trong, vô lăng, cần số, phanh tay, tấm che nắng, tay nắm, cần điều chỉnh ghế, khóa dây an toàn, bảng điều khiển, màn hình cảm ứng và tất cả các nút bấm và núm trong cabin. Đừng quên chìa khóa ô tô, nó cũng là một nguồn tiếp xúc thường xuyên của bạn.
Để ngăn ngừa hư hại cho các vật liệu trong cabin và thiết bị điện tử, chất khử trùng nên được lựa chọn cẩn thận. Không phải tất cả các chất tẩy rửa như nước lau sàn, nước rửa bát đều phù hợp để sử dụng. Các sản phẩm tẩy trắng, hydro peroxide và ammonia sẽ tàn phá không thương tiếc nội thất của xe và thường không được khuyến khích. Hãy tham khảo những hóa chất thân thiện và thích hợp với từng loại vật liệu bên trong cabin xe.
Về cách khử trùng, hãy làm ẩm một miếng vải với một ít dung dịch tẩy rửa chuyên dụng lau lên bề mặt các khu vực như bảng điều khiển và tay nắm cửa, chà sạch rồi lau lại bằng một miếng vải khô mềm. Hãy hết sức thận trọng để không làm hỏng bất kỳ thiết bị điện tử nào.
Một chất khử trùng hiệu quả khác bạn có thể tham khảo là cồn. Dung dịch có ít nhất 70 phần trăm nồng độ cồn isopropyl thường được coi là an toàn cho vật liệu cabin. Hãy dùng một miếng vải và lau xuống các bề mặt thường xuyên chạm vào. Bạn cũng có thể tham khảo các loại thuốc xịt khử trùng có sẵn tại các cửa hàng y tế để tẩy trùng cho không gian bên trong xe của bạn.
Làm sạch các bề mặt được bọc da, vải, nỉ
Tựa đầu, túi ngồi, tựa lưng và tay vịn là những nơi được bọc khác cũng nên được làm sạch. Hãy tiếp tục dùng cồn hoặc nước xà phòng, dung dịch sát khuẩn phù hợp để khử trùng cho các loại bề mặt bọc khác nhau, từ da và giả da (vinyl) đến vải.
Trong trường hợp bọc da, sử dụng nhiều lần rượu hoặc chà mạnh bằng xà phòng có thể dẫn đến biến màu, vì vậy nên tham khảo các hóa chất không gây hại cho da.
Với những bộ phận bọc vải, quá nhiều nước xà phòng sẽ làm cho vấn đề tồi tệ hơn. Hãy chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ đủ để làm ẩm, cho vào một miếng vải để lau ghế là vừa.
Nếu bạn vẫn còn cảm thấy e ngại, hãy nhớ tới cách làm sạch bằng hơi nước hoặc giặt khô tại các cửa hàng chuyên nghiệp.
Bảo dưỡng hệ thống điều hòa
Nếu bạn chọn phương pháp tự xử lý ở nhà, hãy nhớ làm sạch bộ lọc không khí và phun các lỗ thông hơi (bao gồm cả lỗ thông hơi AC phía sau) bằng các chất tẩy rửa chuyên dụng được cung cấp bởi các thương hiệu chăm sóc xe hơi.
Hạn chế tiếp xúc
Hạn chế tiếp xúc với bên ngoài có lẽ là cách hiệu quả nhất để hạn chế sự lây lan của bệnh và điều tương tự cũng có thể được mở rộng cho việc sử dụng phương tiện của bạn. Hãy tránh bàn giao xe của bạn cho người phục vụ. Tại các trạm nhiên liệu, duy trì khoảng cách an toàn với nhân viên bơm, hãy nghĩ đến việc thanh toán bằng ví điện tử nếu có thể.
Nguyên Đỗ
Những sai lầm chết người khi đổ nhiên liệu cho ô tô Dưới đây là một số lưu ý dành cho các tài xế khi bơm xăng, dầu cho xe ô tô để đảm bảo an toàn và không gây ra những sự cố đáng tiếc. Nghe điện thoại khi đổ xăng, dầu sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại Không sử dụng điện thoại khi đổ xăng Đã có những quy định cấm...