Thời điểm dễ lên cơn đau tim
Tăng huyết áp, cholesterol cao, tiểu đường, hút thuốc lá… được biết đến là những tác nhân dẫn đến các cơn đau tim. Tuy nhiên theo trangExaminer, có một số thời khắc trong ngày, quả tim dễ gặp nguy hiểm mà người bệnh không lường trước được.
Ảnh: Shutterstock
Buổi sáng. Đây là thời điểm dễ lên cơn đau tim nhất. Theo một nghiên cứu mới đây, các cơn đau tim vào buổi sáng có thể nguy hiểm hơn những cơn đau xảy ra vào thời điểm khác trong ngày. Khi thức dậy, cơ thể thường tiết ra hormone adrenaline và các loại hormone căng thẳng khác làm tăng huyết áp và đòi hỏi nhiều ô xy hơn. Máu trong cơ thể lúc này đặc hơn, quá trình bơm máu cũng khó khăn hơn bởi cơ thể đã bị mất nước trong quá trình ngủ suốt cả đêm. Tất cả những yếu tố này khiến tim phải làm việc vất vả hơn. Các nhà nghiên cứu tại ĐH Harvard (Mỹ) kết luận rằng nguy cơ đau tim tăng 40% vào buổi sáng. Để ngăn chặn cơn đau bùng phát, nên thức dậy từ từ và làm vài động tác khởi động làm nóng cơ thể trước khi bắt đầu một ngày mới.
Sáng thứ hai. Ngày đầu tiên trong tuần thường khiến chúng ta cảm thấy căng thẳng và chán nản khi nghĩ đến viễn cảnh chuẩn bị đối mặt với hàng tá công việc đang chờ. Thống kê từ một số cuộc nghiên cứu cho thấy vào thời điểm này, nguy cơ đau tim tăng thêm 20% so với bình thường. Để ngăn chặn một cơn đau tim vào sáng thứ hai, hãy thư giãn vào chủ nhật, nhưng cố gắng hạn chế ngủ nướng. Nếu ngủ muộn vào thứ bảy và chủ nhật, huyết áp của bạn có thể tăng cao vào sáng thứ hai do nhịp sinh học bị rối loạn. Vì thế, cách tốt nhất nên duy trì thời gian ngủ – thức cố định trong suốt cả tuần.
Sau một bữa no nê. Đây cũng là thời khắc tim dễ gặp nguy hiểm. Nghiên cứu cho thấy tiêu thụ quá nhiều calo có thể gây ảnh hưởng xấu đến tim. Một bữa ăn có quá nhiều chất béo hoặc carbohydrate sẽ khiến mạch máu co lại, dễ dẫn tới tình trạng đông máu.
Khi đi vệ sinh. Điều này nghe có vẻ lạ tai, tuy nhiên thực tế là các cơn đau tim vẫn có thể xảy ra trong khi chúng ta đi vệ sinh bởi quá trình rặn làm tăng áp lực lên ngực và làm chậm quá trình chuyển máu ngược trở lại tim. Để tránh tình trạng này, nên uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ và hạn chế tối đa việc rặn quá mức.
Video đang HOT
Tập luyện quá sức. Cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone stress làm tăng huyết áp và nhịp tim nếu như những người có sẵn bệnh tim bỗng nhiên vận động quá sức trong khi cơ thể chưa quen với nhịp độ này. Khi hoạt động quá sức, động mạch vành bị co thắt bất thường và cơn đau tim sẽ xuất hiện ngay sau đó.
Theo Thanh niên
6 nhân khiến bạn thường bị stress vào thời điểm cuối năm
Cảm giác chán nản, stress trong mùa đông, nhất là những ngày cuối năm cũng được xem là bệnh lý và xuất phát từ các nguyên nhân sau.
1. Ít vận động
Không khí se lạnh trong mùa đông khiến chúng ta lười vận động hơn. Các số liệu nghiên cứu cho thấy con người có thể bị cảm giác trì trệ của khí hậu xung quanh tác động. Não chúng ta sẽ hướng các cơ bắp trong cơ thể đến việc nghỉ ngơi. Cũng chính vì vậy mà trong khoảng thời gian này việc duy trì lịch tập thể thao trở nên khó khăn hơn và bạn sẽ có cảm giác thiếu động lực cho việc đến phòng tập như thường lệ.
Thiếu vận động sẽ làm cho bạn dễ bị căng thẳng hơn khi đối mặt với áp lực từ công việc và cuộc sống gia đình.
2. Thiếu vitamin D
Thiếu vitamin D là đặc điểm chung của nhiều người trong cả mùa đông chứ không riêng gì ngày cuối năm. Vào mùa đông, ánh nắng mặt trời trở nên khan hiếm hơn khiến cho việc tổng hợp vitamin D dưới da cũng gặp nhiều khó khăn. Vấn đề đáng ngại là, vitamin D là một loại vitamin thiết yếu giúp chúng ta tăng sức đề kháng và tránh xa các triệu chứng của stress.
Việc thiết hụt loại vitamin này càng làm cho nguy cơ bị stress, thậm chí là trầm cảm trong mùa đông tăng cao.
3. Lo lắng về tài chính
Những ngày cuối năm thường gắn liền với lễ hội. Nếu như trẻ vui mừng vì tiệc tùng và các món quà thì đây lại là thời điểm người lớn phải tính toán chi tiêu nhiều nhất. Các món nợ cần trả, những mục tiêu chính cần phải chi, các khoản phí tiêu dùng cho mùa cuối năm thật sự là nguyên nhân gây bùng nổ stress tại nhiều gia đình.
Ảnh minh họa
4. Ăn uống thiếu khoa học
Những món ăn trong mùa đông, nhất là trong những ngày cuối năm có nhiều bữa tiệc thường là các món chứa nhiều chất béo và đường bột vì thói quen tiệc tùng và dự trữ thức ăn vào mùa cuối năm. Chính thói quen này cùng với quan niệm ăn uống thoái mái trong mùa lễ hội đã khiến cơ thể thiếu các vitamin và khoáng chất hết sức quan trọng.
Việc thiếu chất và dư thừa chất béo làm cho các hormon gây stress tiết ra nhiều hơn, dẫn đến cảm xúc thất thường và cuối cùng là cảm giác buồn chán, dễ nổi cáu đối.
5. Có cảm giác bị bỏ rơi
Một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây stress và chứng trầm cảm vào mùa đông là cảm giác bị bỏ rơi. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng càng có nhiều người thân và bạn bè đi du lịch vào mùa đông, cũng là mùa cuối năm thì bạn càng có nguy cơ bị stress cao do tâm lý cảm thấy mình bị bỏ lại.
Chính vì vậy, các chuyên gia tâm lý khuyên nếu không có điều kiện tự thưởng cho mình một kỳ nghỉ cuối năm, bạn có thể bắt đầu một khóa học cấp tốc để giảm bớt cảm giác buồn chán.
6. Giải quyết công việc tồn đọng
Thời điểm bận rộn nhất trong năm luôn rơi vào dịp cuối năm, cũng là khi sang đông. Rất nhiều công việc tồn đọng cần giải quyết trước khi đón năm mới. Đây là nguyên nhân khiến cho nhiều người buộc phải làm thêm giờ, thời gian nghỉ ngơi đột nhiên bị thu hẹp lại.
Chính khối lượng công việc đồ sộ cần hoàn thành trong thời gian ngắn là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bạn bị stress vào thời gian này.
Theo VNE
Bảo vệ trái tim Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở hầu hết các nước trên thế giới. Học cách bảo vệ sức khỏe của tim là điều quan trọng nhằm tránh những hệ lụy đáng tiếc xảy ra. Đời sống hạnh phúc là liều thuốc rất tốt cho trái tim - Ảnh: Shutterstock Ngủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày. Những người...