Thời điểm chưa “sạch virus” nhưng F0 không còn khả năng lây: Dù có xét nghiệm dương tính vẫn đề xuất cho xuất viện, ngưng cách ly

Theo dõi VGT trên

Bài viết dưới đây phân tích chính sách xuất viện và ngưng cách ly và đặt ra vấn đề liệu có nên loại bỏ xét nghiệm PCR ra khỏi bộ tiêu chuẩn hiện tại?

Thời điểm chưa sạch virus nhưng F0 không còn khả năng lây: Dù có xét nghiệm dương tính vẫn đề xuất cho xuất viện, ngưng cách ly - Hình 1

Bối cảnh Việt Nam hiện tại

Dịch bệnh COVID-19 đã và đang nóng hơn bao giờ hết, đặc biệt tại các tỉnh/thành phố phía Nam và nổi bật là TP HCM. Cho đến hiện tại, COVID-19 đã gây ra bốn đợt sóng dịch tại Việt Nam. Hai đợt sóng dịch đầu tiên gây ra bởi chủng vi-rút nguyên thuỷ (Vũ Hán, Trung Quốc), đợt thứ ba liên quan đến biến chủng Anh (B.1.1.7) và đợt hiện tại nổi bật là sự lây lan nhanh của biến chủng Delta (B.1.617.2).

Tính đến hết sóng dịch thứ ba (kết thúc vào 25/03/2021), mặc dù có đến gần 1.500 ca mắc tại cộng đồng, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia đi đầu về khả năng kiểm soát dịch COVID-19.

Tuy nhiên, khi sóng dịch thứ tư bắt đầu (từ ngày 27/04/2021) với sự xâm nhập của biến chủng Delta (B.1.617.2 hay biến chủng Ấn Độ), cũng là lúc tình thế đổi chiều và trở nên rất bất lợi. Sóng dịch lần thứ tư này được xem là phức tạp và nguy hiểm nhất cho đến nay, với tổng hơn 667.000 ca nhiễm và hơn 16.600 ca t.ử von.g (tính đến 18/09/2021), gấp nhiều lần so với cả ba đợt trước cộng lại.

Dữ liệu cho thấy biến thể Delta có khả năng lây lan nhanh hơn, nhiều hơn ở cả những người đã tiêm chủng; đồng thời có nguy cơ gây bệnh nặng hơn ở những ai chưa được tiêm. Hệ thống y tế đã quá tải. Nguồn lực y tế và từ cộng đồng cũng đang dần cạn kiệt.

Trước bối cảnh đó, việc tiết kiệm và sử dụng hợp lý nguồn lực là vô cùng cấp thiết. Trong bài viết này, chúng tôi tổng hợp hiểu biết hiện tại về vòng đời và giai đoạn lây nhiễm của vi-rút SARS-CoV-2, qua đó phân tích chính sách xuất viện và ngưng cách ly và đặt ra vấn đề liệu có nên loại bỏ xét nghiệm RT-PCR ra khỏi bộ tiêu chuẩn hiện tại?

Về vòng đời của vi-rút SARS-CoV-2 và giai đoạn lây nhiễm

Các tiêu chuẩn xuất viện/ngưng cách ly được đưa ra dựa trên vòng đời của vi-rút, khả năng lây nhiễm, mức độ nặng của bệnh và phù hợp với bối cảnh cũng như nguồn lực từng quốc gia.

Vi-rút SARS-CoV-2 bản chất chỉ là một “hạt” protein rất rất nhỏ mang vật chất di truyền (RNA). Vi-rút không phải là một vật thể sống. Hạt này chỉ “sống”, nhân lên và phát tán khi chui được vào trong tế bào cơ thể người. Một nhầm lẫn thường gặp trong cộng đồng là việc cho rằng “dương tính” nghĩa là “lây nhiễm”, dẫn đến hoang mang và lo lắng. Cần lưu ý, một người phải mang đủ nhiều “hạt vi-rút” mới có thể lây lan được cho người khác. Nói cách khác, họ chỉ lây lan trong một khoảng thời gian ngắn, lúc tải lượng vi-rút đủ cao (xem Hình 1) .

Thời điểm chưa sạch virus nhưng F0 không còn khả năng lây: Dù có xét nghiệm dương tính vẫn đề xuất cho xuất viện, ngưng cách ly - Hình 2

Giai đoạn lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 và các mốc thời gian liên quan (tính theo ngày).

Trong vòng vài ngày từ khi chúng ta tiếp xúc và hít phải “hạt vi-rút” (gọi là phơi nhiễm), cơ thể đi vào giai đoạn ủ bệnh . Sau đó, tải lượng vi-rút giảm khá nhanh do cơ thể sinh ra kháng thể để chống lại, và sau vài ngày thì hết lây nhiễm hoàn toàn.

Nên hay không việc loại bỏ xét nghiệm RT-PCR ra khỏi bộ tiêu chuẩn xuất viện/ngưng cách ly hiện nay?

Nhiều bằng chứng cho thấy tính từ khi có triệu chứng, thời gian lây nhiễm kéo dài tối đa 10 ngày ở hầu hết bệnh nhân . Nếu tính cả vài ngày lây nhiễm từ trước khi có triệu chứng, giai đoạn lây nhiễm kéo dài từ 12 đến 14 ngày (Hình 1). Ngoài 14 ngày này, bệnh nhân không còn khả năng lây bệnh cho người khác. Lúc đó, cơ thể họ vẫn chưa “sạch vi-rút”, nhưng tải lượng vi-rút cũng quá thấp để lây lan. Mặc dù hết khả năng lây nhiễm, bệnh nhân có thể vẫn còn triệu chứng, test RT-PCR hay thậm chí test nhanh có thể vẫn dương tính (xem hình 2).

Thời điểm chưa sạch virus nhưng F0 không còn khả năng lây: Dù có xét nghiệm dương tính vẫn đề xuất cho xuất viện, ngưng cách ly - Hình 3

Mối liên quan giữa kết quả dương tính của các test với tải lượng vi-rút (đường biểu diễn màu da cam), thời điểm phơi nhiễm và giai đoạn lây nhiễm (trục ngang là trục thời gian).

Hiện tại, tiêu chuẩn về xuất viện/ngưng cách ly đối với ca nhiễm COVID-19 tại Việt Nam đưa ra dựa trên hai yếu tố: lâm sàng và xét nghiệm. Nhiều tiêu chuẩn được đưa ra cụ thể cho từng đối tượng bệnh nhân khác nhau (nội dung cụ thể xin xem tại Công văn số 5152/BYT-MT ngày 27/06/2021, Quyết định 3416/QĐ-BYT và Công văn 5599/BYT-MT ngày 14/07/2021). Ở đây chúng tôi chỉ nêu tóm tắt.

Tựu trung lại, tiêu chuẩn xuất viện hiện tại gồm có:

Video đang HOT

Bệnh nhân không còn triệu chứng lâm sàng (ít nhất ba ngày, tính đến thời điểm xuất viện).

Sau ít nhất 10 đến 14 ngày (từ khi xét nghiệm dương tính).

Kết quả hai mẫu RT-PCR liên tiếp (cách nhau 24 giờ) âm tính hoặc nồng độ vi-rút thấp (Ct 30).

Tiêu chuẩn ngưng cách ly đối với bệnh nhân không triệu chứng cũng đòi hỏi hai mẫu RT-PCR âm tính hoặc nồng độ vi-rút thấp (Ct 30).

Tiêu chuẩn số 1 và số 2, dựa trên lâm sàng, rất phù hợp với hiểu biết hiện tại về thời gian lây nhiễm (tối đa 14 ngày). Tuy nhiên, tiêu chuẩn số về xét nghiệm RT-PCR dường như không có nhiều giá trị.

Thứ nhất, nếu kết quả RT-PCR âm tính thì hầu như không còn khả năng lây, nhưng không phải xét nghiệm dương tính nghĩa là vẫn còn lây nhiễm. Nhiều bệnh nhân hết thời gian lây lan nhưng trong cơ thể vẫn mang vi-rút, và test vẫn dương tính (xem hình 2).

Việc ông A dương tính với test RT-PCR không đồng nghĩa với khả năng ông A vẫn còn nguy cơ lây nhiễm. Áp dụng tiêu chuẩn PCR âm tính như vậy vô hình trung sẽ giữ lại rất nhiều bệnh nhân vốn không còn khả năng lây lan cho cộng đồng, tăng gánh nặng lên các bệnh viện và khu cách ly.

Bên cạnh đó, con số Ct 30 có thể giúp tiên đoán khả năng lây lan thấp, nhưng không có nghĩa Ct

Nếu mẫu bệnh phẩm chứa tải lượng vi-rút cao, chỉ cần khuếch đại qua vài chu kỳ là có thể tìm thấy ngay (giá trị Ct thấp). Ngược lại, nếu tải lượng thấp, phải khuếch đại mẫu qua rất nhiều chu kỳ mới phát hiện được vật chất di truyền của vi-rút (Ct cao). Ngưỡng Ct 30 chỉ là một con số đại diện.

Không nên hiểu một cách cứng nhắc Ct = 29 là thấp, Ct = 31 là cao. Tại sao phải giữ rất nhiều bệnh nhân ở lại bệnh viện/nơi cách ly, đợi đến khi Ct 30 mới cho xuất viện trong khi hệ thống đang quá tải?

Thêm nữa, nếu xét riêng đối với Thành phố Hồ Chí Minh: Thời gian vừa qua, thành phố Hồ Chí Minh đã cho thí điểm mô hình F0 tự chăm sóc tại nhà. Hàng chục nghìn F0 tại nhà đã và đang tự cách ly và chăm sóc trong cộng đồng.

Nhiều F0 trong số này đang ở những giai đoạn lây lan mạnh nhất, cao hơn rất nhiều so với những F0 sau khi xuất viện/ngưng cách ly – những đối tượng vốn đã khoẻ mạnh và đã qua giai đoạn 10 ngày lây nhiễm. Liệu chính sách siết chặt tiêu chuẩn xuất viện/ngưng cách ly với RT-PCR có mâu thuẫn với chính sách chăm sóc F0 tại nhà như hiện tại?

Hiện tại hệ thống y tế của chúng ta đã quá tải. Nguồn lực y tế và từ cộng đồng cũng đang dần cạn kiệt. Nguồn nhân lực bị phân tán cho nhiều công việc: truy vết tiếp xúc, tư vấn F0 tại nhà, chăm sóc F0 tại bệnh viện, hồi sức cho những F0 nặng và xét nghiệm hàng chục nghìn mẫu hằng ngày. Cần lưu ý, nhân viên y tế vẫn phải khám bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhiều bệnh nhân khác không mắc COVID; như xử trí những ca ta.i nạ.n, cấp cứu hay quản lý những ca bệnh mạn tính (tăng huyết áp, đái tháo đường, hen phế quản,…). Việc cân nhắc loại bỏ những ca RT-PCR không cần thiết sẽ giúp giảm tải đáng kể, dành nguồn lực cho những khâu thiết yếu khác.

Cuối cùng, nếu chúng ta không loại bỏ mà vẫn quyết định giữ tiêu chuẩn xét nghiệm, thì thời điểm làm RT-PCR nên được xác định dựa theo lâm sàng (clinical-based), không phải theo thời điểm xét nghiệm dương tính (trừ những ca không có triệu chứng).

Thời điểm đó có thể được xác định là khi bệnh nhân đã hồi phục ít nhất ba ngày (hết sốt, không có triệu chứng khác và SpO 2 94% khi tự thở khí trời), và đủ 10 ngày từ khi khởi phát triệu chứng.

Cách đếm ngày như vậy mới đảm bảo bao phủ được hết giai đoạn lây nhiễm, bởi khoảng dương tính của xét nghiệm RT-PCR rộng hơn nhiều so với khoảng thời gian lây nhiễm (xem hình 1, hình 2).

Thời điểm xét nghiệm dương tính có thể trước cả thời điểm bắt đầu có khả năng lây lan. Việc đếm ngày thực hiện RT-PCR dựa vào thời điểm test dương tính lần đầu là chưa hợp lý. Phillipines là một trong những nước đưa ra khuyến cáo RT-PCR theo thời điểm khởi phát triệu chứng rất phù hợp, có cơ sở khoa học.

Tình hình chung: Thế giới đã và đang làm như thế nào?

Thời điểm chưa sạch virus nhưng F0 không còn khả năng lây: Dù có xét nghiệm dương tính vẫn đề xuất cho xuất viện, ngưng cách ly - Hình 4

Khuyến cáo phòng ngừa lây nhiễm hiện tại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Không bắt buộc phải có RT-PCR

Khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện nay về tiêu chuẩn xuất viện chủ yếu là dựa trên lâm sàng, tiêu chuẩn xét nghiệm không mang tính bắt buộc mà chỉ nên lựa chọn tuỳ theo tình hình quốc gia (Hình 3) .

Nghiên cứu cho thấy ở một số rất ít những người bị COVID-19 nặng, gồm cả những người bị suy giảm miễn dịch, cơ thể mất nhiều thời gian hơn để đào thải vi-rút. Giai đoạn lây nhiễm cũng có thể kéo dài hơn, nhưng không vượt quá 20 ngày. Ở những trường hợp này, chỉ nên đưa ra quyết định xuất viện/ngưng cách ly khi lâm sàng phục hồi tốt và nên được xác nhận lại với xét nghiệm RT-PCR.

CDC Châu Âu (ECDC) cũng khuyến nghị rằng: “Để bảo vệ năng lực của hệ thống chăm sóc sức khỏe, trong bối cảnh dịch bệnh đã lây truyền rộng rãi trong cộng đồng và năng lực xét nghiệm còn hạn chế, các tiêu chí lâm sàng nên được ưu tiên” .

Thời điểm chưa sạch virus nhưng F0 không còn khả năng lây: Dù có xét nghiệm dương tính vẫn đề xuất cho xuất viện, ngưng cách ly - Hình 5

Khuyến cáo phòng ngừa lây nhiễm hiện tại của CDC Hoa Kỳ: Chủ yếu dựa vào lâm sàng.

Để dự phòng và đối phó với dịch bệnh, Chính phủ luôn cố gắng đưa ra những chính sách khẩn trương, phù hợp tình thế; phải thay đổi/cập nhật liên tục và căn bản dựa trên cơ sở khoa học. Tốc độ thay đổi/cập nhật của chính sách luôn phải nhanh hơn, sớm hơn tốc độ lây lan và đột biến mới của vi-rút. Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay, cân nhắc loại bỏ những mẫu RT-PCR không cần thiết sẽ giúp giảm tải đáng kể cho cả hệ thống, dành lại nguồn lực cho những vấn đề quan trọng hơn.

Nhóm tác giả thực hiện: Nguyễn Khởi Quân, Nguyễn Thanh An, Nguyễn Tiến Huy

Tài liệu tham khảo

1. Pan Y ZD, Yang P, Poon LLM, Wang Q. Viral load of SARS-CoV-2 in clinical samples. Lancet Infect Dis 2020 Apr;20(4):411-2.

2. Miyamae Y HT, Yonezawa H, Fujihara J, Matsumoto Y, Ito T, Tsubota T, Ishii K. Duration of viral shedding in asymptomatic or mild cases of novel coronavirus disease 2019 (COVID-19) from a cruise ship: A single-hospital experience in Tokyo, Japan. Int J Infect Dis 2020 Aug;97:293-5.

3. Liu Y NZ, Chen Y, Guo M, Liu Y, Gali NK, Sun L, Duan Y, Cai J, Westerdahl D, Liu X, Xu K, Ho KF, Kan H, Fu Q, Lan K. Aerodynamic analysis of SARS-CoV-2 in two Wuhan hospitals. Nature. 2020 Jun;582(7813):557-60.

4. Lauer SA GK, Bi Q, Jones FK, Zheng Q, Meredith HR, Azman AS, Reich NG, Lessler J. The Incubation Period of Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) From Publicly Reported Confirmed Cases: Estimation and Application. Ann Intern Med. 2020 May 5;172(9):577-82.

5. Kraemer MUG YC, Gutierrez B, Wu CH, Klein B, Pigott DM; Open COVID-19 Data Working Group, du Plessis L, Faria NR, Li R, Hanage WP, Brownstein JS, Layan M, Vespignani A, Tian H, Dye C, Pybus OG, Scarpino SV. The effect of human mobility and control measures on the COVID-19 epidemic in China. Science. 2020 May 1;368(6490):493-7.

6. Dhouib W MJ, Ayouni I, Zammit N, Ghammem R, Fredj SB, Ghannem H. The incubation period during the pandemic of COVID-19: a systematic review and meta-analysis. Syst Rev. 2021 Apr 8;10(1):101.

7. Chu DK AE, Duda S, Solo K, Yaacoub S, Schnemann HJ; COVID-19 Systematic Urgent Review Group Effort (SURGE) study authors. Physical distancing, face masks, and eye protection to prevent person-to-person transmission of SARS-CoV-2 and COVID-19: a systematic review and meta-analysis. Lancet. 2020 Jun 27;395(10242):1973-87.

8. Bullard J DK, Funk D, Strong JE, Alexander D, Garnett L, Boodman C, Bello A, Hedley A, Schiffman Z, Doan K, Bastien N, Li Y, Van Caeseele PG, Poliquin G. Predicting Infectious Severe Acute Respiratory Syndrome Coronavirus 2 From Diagnostic Samples. Clin Infect Dis. 2020 Dec 17;71(10):2663-6.

9. Institute of Clinical Epidemiology N, UP Manila. 14-Day Symptom-Based Test – Evidence Summary Philippine Society for Microbiology and Infectious DiseaseMar 06, 2021 [Available from: https://www.psmid.org/14-day-symptom-based-test-evidence-summary/ .

10. WHO. Criteria for releasing COVID-19 patients from isolation https://www.who.int/ : World Health Organization; 2020 [Available from: https://www.who.int/news-room/commentaries/detail/criteria-for-releasing-covid-19-patients-from-isolation .

11. CDC. Interim Infection Prevention and Control Recommendations for Healthcare Personnel During the Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) Pandemic https://www.cdc.gov/ : Center for Diseases Control and Prevention; Sep 10, 2021 [Available from: https://www.cdc.gov/coronavirus/2019- ncov/hcp/infection-control-recommendations.html .

12. ECDC. Guidance for discharge and ending of isolation of people with COVID-19: European Centre for Disease Prevention and Control; Oct 16 2020 [Available from: https://www.ecdc.europa.eu/sites/default/files/documents/Guidance-for-discharge-and-ending-of-isolation-of-people-with-COVID-19.pdf .

13. Welfare IMoHF. Revised guidelines for Home Isolation of mild /asymptomatic COVID-19 cases: India Ministry of Health & Family Welfare; Apr 28, 2021 [Available from: https://www.mohfw.gov.in/pdf/RevisedguidelinesforHomeIsolationofmildasymptomaticCOVID19cases.pdf .

14. Malaysia M. Garis Panduan Kementerian Kesihatan Malaysia – Annex 2: Management of Suspected, Probable and Confirmed COVID-19: Ministry of Health Malaysia; Sep 03, 2021 [Available from: https://covid-19.moh.gov.my/garis-panduan/garis-panduan-kkm .

15. Singapore M. Revised Discharge Criteria for COVID-19 Patients: Ministry of Health Singapore; May 28, 2020 [Available from: https://www.moh.gov.sg/news-highlights/details/revised-discharge-criteria-for-covid-19-patients .

16. WHO. Lao PDR, Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) Situation Report #30: World Health Organization; 11 May, 2021 [Available from: https://www.who.int/docs/default-source/wpro—documents/countries/lao-peoples-democratic-republic/covid-19/covid_19_wco-moh_sitrep_30-20210511.pdf .

Nhóm nghiên cứu Online Research Club, Nagasaki, Nhật Bản

Phương pháp xét nghiệm nhanh Covid-19 có độ chính xác 70%

Giáo sư Lê Thị Quỳnh Mai cho biết người có xét nghiệm nhanh dương tính sẽ được đưa đi bệnh viện ngay lập tức vì độ chính xác của phương pháp này là 70%.

Chia sẻ sau cuộc họp khẩn với Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn chiều 25/5, GS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (Hà Nội), nhận định virus SARS-CoV-2 đợt này có độ phát tán rất nhanh.

"Bình thường trong phòng thí nghiệm, khoảng 3-4 ngày mới mọc virus, nhưng lần này, ngày thứ 2, virus đã mọc rất nhiều nên độ phát tán mầm bệnh rất nhanh. Vì thế, với chủng khác còn nghi ngờ, nhưng chủng lần này nếu chậm là muộn", bà Mai nói.

Nữ chuyên gia cho biết do đã có thông báo cách ly, việc thực hiện test nhanh theo từng cụm gia đình có thể được áp dụng.

Phương pháp xét nghiệm nhanh Covid-19 có độ chính xác 70% - Hình 1

GS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, chỉ đạo công tác xét nghiệm tại Bắc Giang. Ảnh: Bộ Y tế.

"Có thể lấy mẫu bình thường và trộn theo môi trường để làm xét nghiệm gộp, môi trường nào dương tính thì xét nghiệm kỹ. Những trường hợp test nhanh cho kết quả âm tính, vẫn làm mẫu gộp và đem về xét nghiệm rRT-PCR. Như vậy, trong một ngày, chúng ta sẽ làm được rất nhiều xét nghiệm", bà nói.

Tuy nhiên, theo GS Mai, vấn đề là phải huy động thế nào, cách bố trí tổ chức để công tác thực hiện hiệu quả và an toàn.

"Tôi nhận thấy, 2 đội lấy mẫu và đội xét nghiệm nên hợp tác đi cùng nhau. Như hiện nay, ai ở đâu là ở nguyên đấy rồi nên như một hình thức đi 'test dạo'. Hiện tại, chúng ta chưa thể nhận định được điều gì vì phải bắt tay làm mới nói tiếp được hiệu quả của test nhanh", Giáo sư Mai nói thêm.

Ngày 26/5, cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang bắt đầu triển khai phương pháp xét nghiệm này ở Núi Hiểu, Trung Đồng, Tam Tầng.

Tại những khu vực này, người dân không tập trung mà được lấy mẫu theo đơn vị nhỏ. Mỗi đơn vị được phát trước phiếu điền thông tin, sau đó, cán bộ tới lấy mẫu từng nhà. Kết quả được trả sau 15 phút. Khi đó, gia đình nào có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 sẽ được đưa đi bệnh viện ngay lập tức vì độ chính xác test nhanh là 70%.

Ngoài ra, bà Mai nhấn mạnh việc hướng dẫn một số nhóm người dân thử nghiệm tự lấy mẫu nếu triển khai tốt, ngành y tế cần nhân rộng.

"Video hướng dẫn lấy mẫu test nhanh đã có nhưng vẫn còn khá nhiều còn bất cập. Tôi muốn video phải có tiếng, hiện nay chỉ là chạy chữ. Video như thế chưa đáp ứng được yêu cầu", GS Mai cho hay.

Trong đêm 25/5, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chỉ đạo Bắc Giang khẩn trương thí điểm việc hướng dẫn cho 100-200 công nhân tự lấy mẫu xét nghiệm nhanh Covid-19.

Cụ thể, ngành y tế chọn 100-200 công nhân tập trung tại khu nhà trọ (đảm bảo giãn cách) và xem video hướng dẫn test nhanh để tự lấy mẫu. Ông chỉ đạo kiểm tra 40.000 công nhân ở 3 khu trong 3 ngày gần đây. Trường hợp đã xét nghiệm tạm thời không kiểm tra lại để ưu tiên người khác.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tác dụng của củ nghệ với một số bệnh ngoài da thường gặp
17:26:46 30/09/2024
Bệnh nhân khổ sở với viên sỏi thận gần 700g
21:20:36 01/10/2024
Uống trà hoa tam thất giúp tăng cường bản lĩnh đàn ông?
10:23:45 01/10/2024
TP Hồ Chí Minh: Gia tăng ba loại dịch bệnh truyền nhiễm ở trẻ
20:25:09 01/10/2024
Nước ép trái cây so với trái cây nguyên quả: loại nào tốt hơn cho sức khỏe?
22:00:22 01/10/2024
Triển khai thành công kỹ thuật chụp động mạch vành qua da
22:02:04 01/10/2024
Hồng vào mùa ngon ngọt khó cưỡng, chớ dại ăn nếu chưa biết những 'đại kỵ' này
09:50:01 01/10/2024
Tận dụng các gia vị sẵn có để chữa đau khớp tại nhà
10:17:04 01/10/2024

Tin đang nóng

Bị cáo Trương Mỹ Lan đồng ý bán một số dự án cổ phần để khắc phục
10:11:32 02/10/2024
Ngày ăn hỏi, mẹ chồng tái mặt khi thấy vết bớt trên cánh tay con dâu: Kết quả ADN khiến 2 nhà điếng người
12:40:41 02/10/2024
Cách những bữa tiệc trắng của Sean "Diddy" Combs trở thành huyền thoại ở Hollywood
11:09:30 02/10/2024
Negav chính thức lên tiếng: Thừa nhận lỗi lầm quá khứ, tiết lộ tình trạng hiện tại
09:19:46 02/10/2024
Vụ phụ huynh xông vào lớp đán.h học sinh: Kỷ luật 3 học sinh, phụ huynh nhận lỗi
12:43:28 02/10/2024
Người xui xẻo nhất trong scandal của Negav
10:31:38 02/10/2024
Tìm thấy th.i th.ể thứ 5 trong vụ sạt lở tại quốc lộ 2 qua Hà Giang
10:47:24 02/10/2024
Vụ sập sân khấu Hoa hậu tại TP.HCM: Đơn vị thi công lên tiếng xin lỗi, hé lộ nguyên nhân ta.i nạ.n
11:06:00 02/10/2024

Tin mới nhất

Ăn mì 2 bữa mỗi ngày, 6 tháng sau nhận kết quả khám khiến bác sĩ khen ngợi

09:31:17 02/10/2024
Ngoài ra, người đàn ông này cũng đã hình thành thói quen nhai chậm, không chỉ giúp nếm được hương vị thơm ngon của thức ăn mà còn hỗ trợ tiêu hóa và giảm gánh nặng cho dạ dày.

Sữa ong chúa: siêu thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe sinh sản

09:27:27 02/10/2024
Các chất chống oxy hóa trong sữa ong chúa ủng hộ quá trình oxy hóa chất béo, giúp ngăn ngừa chất béo tích tụ trong tế bào gan và gây ra chất béo trong gan.

Mộng thịt ở mắt có nguy hiểm không?

09:21:24 02/10/2024
Việc sử dụng thuố.c nhỏ hay thuố.c mỡ bôi mắt giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh. Phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất có thể loại bỏ mộng thịt.

Viêm đại tràng mạn tính có nguy hiểm không?

09:18:25 02/10/2024
Khi mắc viêm đại tràng mạn tính không được điều trị đúng có thể dẫn đến biến chứng, nhất là những bệnh nhân càng cao tuổ.i, bệnh càng diễn tiến lâu dài thì nguy cơ dẫn tới biến chứng nguy hiểm càng cao.

Bệnh teo não ở người già có chữa được không?

22:01:27 01/10/2024
Bên cạnh đó, tuổ.i thọ của bệnh nhân teo não có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng co rút não. Những người bị teo não do mắc bệnh Alzheimer sống trung bình từ 4 đến 8 năm sau khi được chẩn đoán.

Thái Bình trong giai đoạn cao điểm của dịch sốt xuất huyết

20:59:11 01/10/2024
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình, hiện đang là giai đoạn cao điểm của dịch sốt xuất huyết.

Phương pháp giảm đau dạ dày tại nhà ai cũng có thể áp dụng

10:10:34 01/10/2024
Thảo dược từ lâu đã được sử dụng trong dân gian để giảm đau và hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày. Để điều trị đau dạ dày, Đông y sẽ tùy từng chứng bệnh mà có phép điều trị riêng và bài thuố.c thích hợp.

Lưu ý khi bổ sung vitamin và khoáng chất cho người bị đau đầu

10:05:49 01/10/2024
Một nghiên cứu trên hơn 10.000 người trưởng thành cho thấy, những phụ nữ có chế độ ăn uống chứa nhiều magie nhất có nguy cơ mắc chứng đau nửa đầu thấp hơn so với những người có lượng magie ăn vào thấp nhất.

Ăn cá thường xuyên có thể bảo vệ chống lại chứng mất trí nhớ, bệnh Alzheimer

12:21:15 30/09/2024
Hơn nữa, việc ăn cá thường xuyên đã được chứng minh là hỗ trợ chức năng não nói chung và có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh.

Chuyên gia chỉ cách nhận biết, phòng bệnh do não mô cầu

11:04:45 30/09/2024
"Bệnh do não mô cầu lây truyền qua đường hô hấp, chủ yếu qua việc tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh do hít phải dịch tiết mũi, hầu, họng bắ.n ra và dễ gây thành dịch lớn.

4 điều cha mẹ cần biết về bệnh thủy đậu

11:02:23 30/09/2024
Vaccine thủy đậu có tính an toàn, hiệu quả cao. Tr.ẻ e.m cần được tiêm một liều vaccine, người lớn được tiêm hai liều. Một số trường hợp có thể mắc thủy đậu sau tiêm phòng.

Thêm 7 trường hợp mắc sởi tại Hà Nội

11:00:25 30/09/2024
Trước đó, sau khi công bố dịch sởi trên địa bàn, thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi cho trẻ vào cuối tháng 8-2024 với mục đích nâng cao miễn dịch cộng đồng, ngăn chặn dịch sởi.

Có thể bạn quan tâm

Trong 5 phút, lũ quét mang 1,6 triệu m³ nước và đất đá gây thảm họa Làng Nủ

Tin nổi bật

15:28:05 02/10/2024
Sáng 2/10, Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức hội thảo khoa học "Thảm họa Làng Nủ - Nguyên nhân và giải pháp phòng tránh".

Chỉ với 1$, sở hữu ngay hai bom tấn tên tuổ.i, từng làm mưa làm gió làng game thế giới

Mọt game

15:27:05 02/10/2024
Các tựa game được gắn mác AAA có mức giá duy trì khoảng 70$, và đó là chưa tính các phiên bản nâng cấp hơn của nó. Dẫu vậy, trong thời đại đắt đỏ như hiện nay, đôi khi vẫn xuất hiện các deal siêu hời cho game thủ.

Hoa sữa về trong gió - Tập 25: Hoàn tiếp tục bịa chuyện Linh ngoạ.i tìn.h

Phim việt

15:22:58 02/10/2024
Hiếu (NSƯT Bá Anh) mặc dù hôm trước vẫn nói tin tưởng vợ trước mặt Hoàn nhưng thực ra ông vẫn suy nghĩ rất nhiều và bán tín bán nghi về chuyện vợ ngoạ.i tìn.h.

Nhan sắc Lisa (BLACKPINK) - Lưu Diệc Phi dưới ống kính "hung thần" Getty Image

Sao châu á

15:19:53 02/10/2024
Lisa xuất hiện với tạo hình được nhận xét là cool ngầu với bộ đồ da từ đầu tới chân. Không những vậy, em út BLACKPINK còn khiến người hâm mộ xuýt xoa với nhan sắc ngày càng lên hương.

Phan Đạt rút khỏi showbiz hậu "bó.c phố.t" chấn động, một nam diễn viên lập tức khóa trang cá nhân

Sao việt

15:09:26 02/10/2024
Rạng sáng 1/10, trên trang cá nhân, diễn viên Phan Đạt bất ngờ đăng tải bài viết dài, đồng thời nhắc thẳng 3 cái tên trong lùm xùm ở sân khấu kịch.

HIEUTHUHAI: Rapper tài năng nhất là Sơn Tùng M-TP!

Nhạc việt

14:56:56 02/10/2024
Trong hậu trường 2 Ngày 1 Đêm, HIEUTHUHAI cũng không giấu chuyện Sơn Tùng M-TP chính là thần tượng và nguồn cảm hứng khiến anh theo đuổi con đường âm nhạc chuyên nghiệp.

Người đàn ông Hải Phòng đâ.m thương vong 3 mẹ con hàng xóm

Pháp luật

14:38:34 02/10/2024
Đào Văn Hùng (37 tuổ.i, ở Tiên Lãng, Hải Phòng) cầm dao đâ.m t.ử von.g bà M.T.T. (hàng xóm) và đâ.m bị thương 2 người con của bà T.

Công nghệ đột phá giúp tên lửa sử dụng bất kỳ kim loại nào làm nhiên liệu

Thế giới

14:35:41 02/10/2024
Công nghệ mới mở ra bước ngoặt cho lĩnh vực khám phá không gian, khi tên lửa không cần quay trở lại Trái Đất để tiếp nhiên liệu.

Sau khoảng thời gian cảm thấy lạc lõng, thành viên gầy nhất BLACKPINK sẽ ra album solo hẳn 12 bài!

Nhạc quốc tế

14:32:06 02/10/2024
Đúng 22h ngày 1/10 (giờ Việt Nam), Rosé (BLACKPINK) đã khiến người hâm mộ trong nước và quốc tế đứng ngồi không yên khi chính thức thả thính full album phòng thu đầu tay trong sự nghiệp.

Lý do bất ngờ khiến Man Utd từ chối mua Ronaldo, Bale thời đỉnh cao

Sao thể thao

13:18:25 02/10/2024
Cả Cristiano Ronaldo và Gareth Bale cùng đồng ý gia nhập Man Utd nhưng bị đội bóng này từ chối chiêu mộ 2 ngôi sao đắt giá nhất lịch sử ở thời điểm đó.

6 sản phẩm đang "biến mất" dần trong phòng khách

Sáng tạo

13:16:49 02/10/2024
Nếu bạn vẫn nghĩ việc trang trí phòng khách theo lối suy nghĩ cũ thì chắc chắn nó sẽ không phù hợp với thói quen và nhịp sống sinh hoạt hiện nay.