Thời điểm Châu Á chìm trong bóng tối hưởng ứng Giờ Trái đất
Các tòa nhà và công trình biểu tượng trên khắp châu Á đều đồng loạt chìm trong bóng tối một tiếng để hưởng ứng Giờ Trái đất 2013.
Chiến dịch Giờ Trái đất được Quỹ Bảo vệ thiên nhiên hoang dã (WWF) sáng lập năm 2007, nhằm kêu gọi tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu.
Những nhà tổ chức sự kiện cho biết hàng trăm triệu người trên khoảng 150 nước sẽ tắt đèn trong 60 phút vào 8h30 tối (giờ địa phương) ngày hôm nay 23/3, trong hành động mang tính biểu tượng nhằm ủng hộ cho trái đất.
Năm ngoái hơn 150 nước đã tham gia sự kiện này, với một số biểu tượng nổi tiếng nhất thế giới được tắt đèn và năm nay sự kiện này lan tới cả Palestine, Tunisia, Suriname và Rwanda.
Tòa Thị chính Seoul trước và trong khi tắt đèn.
Cậu bé đang thích thú huởng ứng Giờ Trái đất tại Tokyo.
Video đang HOT
Đặc khu hành chính Hong Kong trong sự kiện tắt đèn chống biến đổi khí hậu năm nay.
Các sinh viên Seoul đang giương cao chữ Giờ Trái đất ghép từ các bảng đèn LED.
Tại Thượng Hải, Trung Quốc, các tòa nhà chọc trời đồng loạt tắt các bóng
điện, còn người dân thì tập trung trên phố và thắp nến để hưởng ứng sự
kiện môi trường này.
Tháp Tokyo chọc trời hòa trong bóng tối cạnh chùa Zozoji trong suốt thời gian hưởng ứng Giờ Trái đất.
Tòa nhà Đài Bắc 101 cao 508 m ở Đài Loan.
Sydney, Australia.
Theop soha
Cuộc sống tại các "làng ung thư" ở TQ
Các ngôi làng với nhiều người dân mắc bệnh ung thư có liên quan tới nguồn nước bị ô nhiễm đã xuất hiện trên khắp Trung Quốc, một kết cục của sự thờ ơ với vấn đề bảo vệ môi trường trong ba thập kỷ phát triển kinh tế ồ ạt tại quốc gia này, tuần báo Xinmin có trụ sở tại Thượng Hải cho hay.
Một nông dân cầm hai bình đựng nước ô nhiễm lấy từ ao cá của gia đình.
Tuần báo đã trích dẫn ví dụ từ hai ngôi làng nằm gần các khu công nghiệp tại tỉnh Chiết Giang, phía đông Trung Quốc. Ngôi làng Wuli tại Xiaoshan và Sanjiang tại Thiệu Hưng.
Làng Wuli nằm gần Khu Phát triển Công nghệ-Kinh tế Nanyang, nơi tập trung nhiều xưởng in và nhuộm cũng như các nhà máy dược. Những nhà máy này đã thải ra một lượng lớn chất thải công nghiệp xuống sông Qiantang, một tuyến đường thương mại chính trong khu vực.
Nguồn nước bị ô nhiễm tại ngôi làng Zisiqiao, Chiết Giang sử dụng để rửa thực phẩm
Căn bệnh ung thư bắt đầu phổ biến sau khi khu công nghiệp đi vào hoạt động. Từ năm 1992 tới năm 2005, căn bệnh này đã cướp sinh mạng của gần 60 dân làng nhưng con số này vẫn tiếp tục tăng với trung bình 7-8 ca tử vong một năm.
Nguồn nước tới từ các giếng khơi trong khu vực đã bị nhiễm bẩn và không khí có mùi khó chịu tới nỗi các cư dân không thể mở cửa sổ sau 9 giờ tối, Xinmin cho biết.
Người dân tại làng Sunying, tỉnh Sơn Đông buộc phải sống dựa vào nguồn nước bị nhiễm độc này.
Làng Sangjiang đã trở thành một ví dụ điển hình về tác dụng phụ của việc sống trong khu vực có hơn 9.000 nhà máy dệt. Khoảng 5.000 người đang phải chống chọi với căn bệnh ung thư sau khi Khu Công nghiệp Binhai, Thiệu Hưng gần đó mở cửa.
Khu công nghiệp này được coi là lớn nhất trong tỉnh và đã góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế địa phương , nhưng ngôi làng Sanjiang đã phải trả một cái giá quá đắt, Xinmin cho hay.
Một con sông bị ô nhiễm tại thị trấn Zhugao, tỉnh Tứ Xuyên.
Tỉnh Hồ Nam tại miền trung Trung Quốc được biết tới với nhiều "ngôi làng ung thư" như vậy, đặc biệt là dọc theo sông Hong.
Khoảng 80% nước ngầm tại các thành phố ở Trung Quốc bị nhiễm độc nghiêm trọng.
Theo soha
Chùm ảnh: 1 giờ tắt đèn trên khắp thế giới Các thành phố lớn trên thế giới đã lần lượt tắt điện trong 1 giờ vào tối hôm qua (23/3), để hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất. Sự kiện này bắt đầu tại thành phố Sydney của Australia vào năm 2007 và hiện đã thu hút được hơn 150 nước trên thế giới tham gia. Dưới đây là một số hình ảnh...