Thời Covid, cầu thủ Việt sống bằng gì?
Những cuộc tranh luận về đá hay dừng giải vẫn tiếp diễn ngay cả khi tình hình dịch bệnh đang dần được kiểm soát.
Người tranh vô địch thì muốn duy trì sân chơi. Đội có nguy cơ xuống hạng thì dịch bệnh lại là cái cớ hoàn hảo để thoái lui an toàn. Thế nhưng, các cầu thủ dù có ở nhóm trên hay nhóm dưới thì họ vẫn mong bóng đá diễn ra.
Tại Khánh Hòa, lương của cầu thủ bị cắt giảm và điều trớ trêu họ đang đối diện với tương lai mịt mờ. Đầu giải, khi hay tin nhà tài trợ muốn thoái lui, dù lương chậm, thưởng mờ mịt nhưng họ vẫn cắn răng thi đấu với hy vọng, thành tích sẽ thay đổi tương lai. Đến giờ thì Sanna.KH vẫn phải sống trong sự thấp thỏm. Các cầu thủ hạng Nhất vốn có chế độ đãi ngộ thấp nhưng vẫn bị cắt giảm. Điều họ mong muốn nhất lúc này là giải đấu diễn ra để mức lương, mức lót tay khiêm tốn ấy được duy trì hòng nuôi sống gia đình.
Người ta bảo, bóng đá mang lại sự giầu sang cho rất nhiều người. Điều đó không sai, một chia sẻ trên trang cá nhân của các cầu thủ thuộc diện sao số ở ĐTQG có giá hàng chục triệu đồng. Và dù hưởng mức lương hàng chục ngàn USD/tháng, nhưng ông Park Hang Seo có thu nhập lớn hơn từ các hợp đồng quảng cáo. Bóng đá giúp nhiều người đổi đời nhưng đó không phải là tất cả. Nhiều cầu thủ trẻ ở Nam Định, Nghệ An, Đồng Tháp, thậm chí cả HAGL nhận mức lương khiêm tốn. Nếu bóng đá không diễn ra, hoặc giải đấu bị hủy thì khoản thu nhập ít ỏi đó sẽ tiếp tục bị cắt giảm.
Video đang HOT
Có vị Chủ tịch CLB lập luận rằng, nếu hủy giải, đội bóng của ông sẽ bớt được tiền lót tay, tiền lương và nhiều khoản chi khác cho cầu thủ. Đội bóng vì thế mà bớt gánh nặng. Nên nhớ, một vị chủ tịch sống bằng lương từ ông bầu, việc giải có diễn ra hay không chẳng ảnh hưởng đến thu nhập. Thế nhưng, cầu thủ và gia đình của họ lại trông cả vào giải đấu.
Họ muốn được nhận lương, họ muốn có tiền lót tay và thưởng cho từng trận đấu. Và không phải cầu thủ nào cũng nhận được lời đề nghị quảng cáo trên trang cá nhân. Họ mưu sinh bằng bóng đá. Họ chỉ có nguồn thu duy nhất từ bóng đá. Họ đánh đổi cả tuổi thanh xuân cho sân chơi này với hy vọng đổi đời. Đội bóng và giới chủ có thể khó khăn nhưng thay vì lựa chọn giải pháp an toàn, dễ nhất cho mình, họ nên nghĩ đến việc cân bằng các mối quan hệ, thực hiện đối với những người đã trao gửi niềm tin cho mình.
Hai CLB Việt Nam 'phân thân' đá V-League và AFC Cup cùng một ngày?
Ban tổ chức gửi thông báo tới các CLB về việc V-League thi đấu trở lại vào ngày 26-9, song đây cũng là ngày dự kiến diễn ra vòng bảng AFC Cup có Than Quảng Ninh và TP.HCM tham dự.
Mới đây, Công ty VPF - đơn vị tổ chức các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam - gửi thông báo tới 26 CLB về kế hoạch nối lại các giải đấu.
Theo đó, V-League dự kiến đá tiếp vòng 12 vào ngày 26-9. Còn Cúp quốc gia lăn bóng từ 11-9, giải hạng Nhất là ngày 25-9.
VPF vội chốt V-League trở lại cùng ngày thi đấu với AFC Cup
Thông báo trên khiến nhiều đội bóng bất ngờ, bởi V-League thi đấu đúng vào ngày dự kiến diễn ra lượt trận áp chót vòng bảng AFC Cup 2020 mà Than Quảng Ninh và TP.HCM là hai đại diện của Việt Nam góp mặt.
Cụ thể theo thông báo từ AFC Cup hồi cuối tháng 7, ba lượt trận cuối của bảng F (bảng đấu có CLB TP.HCM) và bảng G (có CLB Than Quảng Ninh) của AFC Cup sẽ tổ chức thi đấu từ ngày 23-9 đến 29-9, với mật độ 3 ngày/trận.
Căn cứ theo lịch này, ngày 26-9, CLB TP.HCM (7 điểm, tạm đầu bảng) sẽ gặp đội nhì bảng cùng điểm số là Yangon United, còn CLB Than Quảng Ninh tiếp Bali United.
Tính tới hết ngày 29-8, Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) chưa có thông báo nào về việc thay đổi lịch thi đấu trên. Phó Chủ tịch thường trực VFF đồng thời là Trưởng ban Thi đấu AFC - ông Trần Quốc Tuấn cũng cho biết chưa nhận được bất cứ thông báo nào về việc này.
Tại cuộc họp trực tuyến mới đây, các lãnh đạo AFC bỏ ngỏ khả năng kế hoạch tổ chức ba lượt trận cuối AFC Cup từ 23-9 đến 29-9 khó thực hiện. Tuy nhiên khi AFC Cup chưa có quyết định chính thức mà VPF đã ấn định lịch thi đấu V-League trùng với lịch AFC Cup là không nên.
Bởi từ trước tới nay, lịch thi đấu quốc tế của các đội tuyển quốc gia cũng như các CLB luôn được ưu tiên hàng đầu. Việc xếp lịch các giải trong nước đều phải lựa theo lịch giải quốc tế có đại diện Việt Nam tham dự.
Bản thân VPF ở những lần lên kế hoạch trước đó đều đưa ra các phương án xếp lịch trong trường hợp vòng loại World Cup, AFF Cup hay AFC Cup hoãn hoặc đá như dự kiến. Song lần này lại sớm chốt lịch V-League khi AFC Cup vẫn chưa đổi lịch.
V-League phải chờ TP.HCM và Than Quảng Ninh
Trường hợp không thể tổ chức AFC Cup như kế hoạch, AFC sẽ phải đưa ra thông báo, dự kiến là trong tuần tới. Nếu giải này không hoãn thì V-League buộc phải thay đổi lịch để Than Quảng Ninh và TP.HCM làm nhiệm vụ quốc tế ngày 26-9. Ban tổ chức cũng không thể xếp 2 CLB đá vòng 12 V-League muộn hơn 5 cặp đấu khác, vì theo điều lệ giải, 7 cặp đấu của hai vòng 12 và 13 phải đá cùng ngày giờ để xác định nhóm 8 đội vào tranh vô địch và nhóm 6 đội tranh suất trụ hạng ở giai đoạn 2.
Các CLB V-League cho biết đang chờ thông báo chính thức từ AFC lẫn VFF về lịch AFC Cup 2020 để có kế hoạch chuẩn bị.
Cúp Quốc gia chạy đà cho V-League trở lại Ban điều hành các giải đấu chuyên nghiệp quyết định tổ chức các trận tứ kết Cúp Quốc gia từ ngày 11-9 cho tám CLB là một động thái chạy đà cho giải hạng Nhất, V-League tái xuất ngày 25-9. Sau hai tháng ngưng nghỉ do dịch bệnh COVID-19, những nhà tổ chức cho khởi động lại các giải chuyên nghiệp quốc gia,...