Thời buổi tấc đất tấc vàng, ở đây dân vẫn hiến cả ngàn mét
Hưởng ứng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), những năm qua, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, người dân huyện Yên Châu (tỉnh Sơn La) đã tích cực tham gia hiến đất, góp ngày công cùng chính quyền địa phương xây nên những con đường bêtông khang trang, nhà văn hóa kiên cố.
Người nghèo cũng hiến đất
Xác định phát triển cơ sở hạ tầng, đường giao thông là động lực để XDNTM, thời gian qua, nhiều gia đình trên địa bàn huyện Yên Châu đã tự nguyện hiến hàng trăm m2 đất, đóng góp hàng chục nghìn ngày công để mở rộng, nâng cấp và làm mới nhiều tuyến đường giao thông liên bản, liên xã nên diện mạo nông thôn trên địa bàn ngày càng đổi thay và giàu đẹp.
Là nông dân, quanh năm chỉ quen với việc ruộng đồng, nương rẫy, hoàn cảnh còn nhiều khó khăn, nhưng khi nghe xã có chủ trương vận động người dân hiến đất mở đường, chị Lừ Thị Lan (bản Thàn, xã Chiềng Pằn) đã hiến gần 100m2 đất.
Trao đổi với chúng tôi, chị Lừ Thị Lan chia sẻ: “Làm đường giao thông cũng chính là để phục vụ cho việc đi lại của người dân trong bản, xã được thuận tiện hơn, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, vì vậy tôi tự nguyện hiến đất để làm đường”.
Nhiều tuyến đường giao thông nông thôn ở Yên Châu được mở rộng nhờ sự chung sức, đồng lòng của bà con. (ảnh H.H)
Các hộ gia đình khi hiểu được lợi ích thiết thực, lâu dài của việc làm đường giao thông nông thôn đều tự nguyện góp công sức, hiến một phần đất mà không hề tính toán thiệt hơn. Từ sự chung sức, đồng lòng của người dân, mạng lưới hạ tầng giao thông và cuộc sống sinh hoạt của người dân từng bước được cải thiện và nâng cao. Diện mạo nông thôn mới dần đổi thay.
Đó là kết quả của “ý Đảng, lòng dân”, của những người dân đang tích cực chung tay thực hiện chủ trương XDNTM, nông thôn kiểu mẫu, gia đình văn hóa.
Ông Nguyễn Văn Điện – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Yên Châu cho biết: “Để người dân hiểu rõ về ý nghĩa và lợi ích của NTM, chúng tôi đã tổ chức tập huấn đội ngũ cán bộ đảng viên, tuyên truyền, vận động đến bà con. Đồng thời lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của người dân, cái nào dễ thì làm trước, việc nào khó thì anh em tập trung ngồi lại bàn bạc để tìm cách tháo gỡ…
Chính vì vậy, người dân đã tin tưởng và đồng hành cùng chính quyền trong nhiều năm qua. Từ khi huyện bắt tay vào XDNTM, đã có hàng trăm hộ dân tự nguyện hiến hàng nghìn m2 đất để nâng cấp, cải tạo đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa, góp hàng chục nghìn ngày công chung tay cùng xã, huyện mà không đòi hỏi chi phí nhân công. Tôi cho rằng, đây là bước thành công to lớn trong xây dựng NTM của huyện”.
Video đang HOT
Tinh thần đoàn kết
Để có được niềm tin, sự chung sức, đồng lòng tham gia của người dân, một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công của huyện Yên Châu trong XDNTM đó chính là thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Hàng loạt các chủ trương, chính sách, giải pháp từ huyện đến xã đều được tổ chức thực hiện theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Qua đó giúp người dân nâng cao nhận thức, hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc XDNTM với việc phát triển kinh tế – xã hội, từ đó tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong nhân dân.
Ông Mè Văn Dùng (bản Kho Vàng, xã Viêng Lán) cho hay: “Trước đây, đường sá ở địa phương thường xuyên bị sình lầy, khiến việc đi lại của người dân gặp khó khăn. Tất cả người dân trong bản chỉ mong có con đường đi lại, để phát triển kinh tế, gia đình tôi cũng tự nguyện hiến vài cây ăn quả lâu năm và gần 100m2 đất để làm đường bêtông. Đến nay nhờ có đường đi lại thuận tiện, đời sống sinh hoạt của người dân trong bản ngày càng được nâng cao”.
Chủ tịch UBND huyện Yên Châu – ông Hà Như Huệ cho biết: Việc phát động phong trào nhân dân hiến đất để mở rộng đường giao thông không phải không có khó khăn. Lúc đầu, nhiều người dân cứ nghĩ đấy là việc của Nhà nước. Nhưng khi được trực tiếp thảo luận, bàn bạc, người dân mới hiểu ra XDNTM trước hết cần phát huy nội lực, tinh thần đoàn kết và nỗ lực của bà con nhân dân.
“Nhưng thời buổi “tấc đất, tấc vàng”, để vận động người dân hiến hàng chục, hàng trăm m2 đất không dễ. Với quyết tâm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, các thành viên Ban chỉ đạo đã phối hợp nhịp nhàng với các ban ngành, đoàn thể đến tuyên truyền vận động bà con hiến đất làm đường, nhà văn hóa. Nhiều hộ dân ban đầu chưa thông, kiên quyết không ủng hộ. Cán bộ dân vận phải kiên trì, vận động, giải thích thấu đáo để mọi người hiểu. Chính vì những bước làm hay và thiết thực, nhiều năm qua huyện đã đạt được kết quả tích cực, thực hiện tốt các mục tiêu đã đặt ra”-ông Huệ nói.
Quảng Nam: Nhiều hợp tác xã "lột xác", doanh thu hàng tỷ đồng/năm
Kinh tế hợp tác (KTHT) và hợp tác xã (HTX) được xem là "bà đỡ" của nông dân và trụ cột của các xã trong phát triển kinh tế - xã hội, cũng như thúc đẩy Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), vì vậy trong những năm qua tỉnh Quảng Nam rất quan tâm hỗ trợ để các lĩnh vực kinh tế này phát triển nhằm góp phần chuyển dịch lao động và tăng thu nhập cho bà con nông dân ở khu vực nông thôn.
Nhiều điểm sáng
Ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Nam cho biết, những năm qua, tại tỉnh Quảng Nam, hoạt động khu vực kinh tế tập thể (KTTT), HTX đã có những chuyển biến tích cực, số lượng HTX tăng lên, doanh thu và thu nhập của người lao động trong HTX được cải thiện, chất lượng thành viên HTX được nâng lên.
Đặc biệt, phát triển theo mô hình HTX kiểu mới, nhiều HTX ở Quảng Nam đã "lột xác" và "thay da đổi thịt" để vươn lên mạnh mẽ.
Theo số liệu báo cáo năm 2019 của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM tỉnh Quảng Nam, tính đến 31/12/2019, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 362 HTX đang hoạt động; trong đó có 288 HTX nông nghiệp.
Một trong những mô hình HTX hoạt động hiệu quả, tác động của HTX vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương phải kể đến HTX nông nghiệp Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Đây là một trong những đơn vị có nhiều giải pháp phát triển theo HTX kiểu mới hiệu quả nhất hiên nay tại tỉnh Quảng Nam.
Với nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả mà lợi nhuận của HTX nông nghiệp Ái Nghĩa tăng đều qua các năm.
Được thành lập tháng 9/1979, đã chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX năm 2012, HTX nông nghiệp Ái Nghĩa ngày càng có chuyển biến rõ rệt, mở ra nhiều ngành nghề kinh doanh có hiệu quả (sản xuất lúa giống, giết mổ gia súc, làm bánh tráng, dịch vụ vật tư nông nghiệp...), đáp ứng nhu cầu của thành viên và giải quyết được nguồn lao động tại địa phương.
"HTX đã tổ chức được nhiều dịch vụ phục vụ cho thành viên và người dân trên địa bàn như giết mổ tập trung, sấy lúa, thủy lợi, sản xuất lúa giống F1, thu mua lúa gạo, sản xuất và cung ứng bánh tráng... Với hoạt động hiệu quả nên lợi nhuận sản xuất, kinh doanh của HTX nông nghiệp Ái Nghĩa tăng đều qua các năm. Nếu như năm 2014 đạt 211 triệu đồng, năm 2015 là 241 triệu đồng và năm 2018 là 280 triệu đồng và năm 2019 tăng lên 300 triệu đồng...", ông Tấn chia sẻ.
HTX nông nghiệp Điện Ngọc I, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam kinh doanh đa ngành nghề nên đã trở thành một trong những đơn vị có nhiều giải pháp phát triển theo HTX kiểu mới hiệu quả tại tỉnh Quảng Nam.
Trong khi đó, HTX nông nghiệp Bình Đào (Thăng Bình, Quảng Nam) là đơn vị tiên phong trong tích tụ rộng đất, thành công bước đầu của HTX nông nghiệp Bình Đào là đã triển khai được mô hình tích tụ ruộng đất, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm là cơ sở tiền đề để phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, ổn định đầu ra cho nông sản địa phương.
Tổng hợp từ báo cáo của các địa phương, đến nay toàn tỉnh Quảng Nam có 138 xã đạt tiêu chí tổ chức sản xuất, chiếm 67,65% (tăng 17 xã so với năm 2018).
Ông Võ Tấn Sanh - Giám đốc HTX nông nghiệp Bình Đào cho biết, ngoài việc là đơn vị chủ lực thực hiện xây dựng thành công Chương trình OCOP cho địa phương, HTX còn quản lý các khâu dịch vụ nước sạch, lúa giống, thủy lợi, xây dựng, liên kết sản xuất... để phục vụ cho sản xuất và đời sống dân sinh của nhân dân. Hoạt động của HTX có hiệu quả và đang mở rộng các ngành nghề dịch vụ khác.
"Hiện này, HTX có 18 thành viên tham gia sản xuất, năm 2019 doanh thu của HTX đạt hơn 4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 165 triệu đồng, điều đáng mừng là lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. Từ đầu năm đến nay, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng nhờ HTX kinh doanh nhiều dịch vụ nên hoạt động HTX vẫn ổn định...", ông Sanh cho hay.
Tăng cả số lượng và chất lượng
Theo số liệu báo cáo năm 2019 của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM tỉnh Quảng Nam, tính đến 31/12/2019, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 362 HTX đang hoạt động; trong đó có 288 HTX nông nghiệp, 16 HTX Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, 14 HTX Giao thông vận tải, 3 Quỹ tín dụng nhân dân, 16 HTX Thương mại dịch vụ và 25 HTX thuộc các lĩnh vực khác.
Đến nay, toàn tỉnh có 138 xã đạt tiêu chí tổ chức sản xuất, chiếm 67,65% (tăng 17 xã so với năm 2018)...
Hiện nay, doanh thu bình quân của HTX tại Quảng Nam đạt khoảng 2.750 triệu đồng, lãi bình quân của HTX khoảng 98 triệu đồng.
Ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT, Chánh văn phòng Điều phối NTM tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện nay, doanh thu bình quân của HTX khoảng 2.750 triệu đồng, lãi bình quân của HTX khoảng 98 triệu đồng. Tổng số thành viên của HTX là 112.962 người, tổng số lao động làm việc thường xuyên đồng thời là thành viên trong HTX là 3.800 người. Thu nhập trung bình của lao động làm việc thường xuyên trong HTX 35 triệu đồng/người/năm...
Nhiều HTX đã liên kết sản xuất lúa giống với các doanh nghiệp đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho bà con nông dân.
Được biết, tại Quảng Nam, nhiều HTX hoạt động theo Luật HTX mới đã chủ động ổn định ngành nghề và mở rộng sản xuất, kinh doanh nên đem lại hiệu quả lớn. Tiêu biểu phải kể đến HTX nông nghiệp Điện Quang, HTX nông nghiệp Đại Hiệp, HTX nông nghiệp Điện Ngọc I...
Theo ông Tấn, HTX là "linh hồn" của các xã trong phát triển kinh tế - xã hội, cũng như thúc đẩy Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), vì vậy trong những năm qua tỉnh Quảng Nam rất quan tâm hỗ trợ để các THT, HTX phát triển để góp phần chuyển dịch lao động và tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Nơi heo hút, nông dân nuôi cả trăm con lợn, bán giá cao, lãi đậm Giá heo hơi duy trì ở mức cao, thậm chí rất cao trong thời gian dài khiến nhiều hộ chăn nuôi lợn như ông Lò Văn Thịnh, bản Sao Và, xã Mường Khiêng, huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) có thu nhập tốt, tỷ suất lợi nhuận cao. Trong chuyến công tác đến với xã Mường Khiêng, phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN...