“Thời bình mà hoạt động như Vũ “nhôm” là làm tình báo hay làm gì?”
“Những người lãnh đạo trực tiếp của Vũ “nhôm”, Út “trọc” là ai mà để xảy ra sai phạm như vậy? Thời bình mà không biết họ làm vậy để hoạt động tình báo hay làm gì? Cơ chế để chống những bình phong cho các hành vi lợi dụng thế này cần đánh giá sao?” – đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa băn khoăn.
Tham gia ý kiến thảo luận tại phiên họp toàn thể của UB Tư pháp để thẩm tra báo cáo công tác của các cơ quan tư pháp Trung ương trong năm 2018, đại biểu Nguyễn Văn Chiến (Hà Nội) trích lại nội dung báo cáo của Chính phủ về vấn đề sai phạm phát hiện trong một số cơ quan phòng chống tội phạm như vụ đường dây đánh bạc có liên quan đến các lãnh đạo tại Tổng Cục cảnh sát – Bộ Công an, sai phạm tại các cơ quan quản lý nhà nước trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua…
Theo ông Chiến, tội phạm xảy ra là khách quan và việc xác định các loại tội phạm vừa qua được làm rất tốt nhưng trong các vụ án này rõ ràng có trách nhiệm của các cơ quan hữu quan. Việc xử lý các tội phạm này cần đánh giá được nguyên nhân để có biện pháp khắc phục, chỉ ra được gốc rễ từ đâu để phòng ngừa, xử lý.
Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga ghi nhận, việc phá nhiều vụ án lớn vừa qua, tiêu biểu như vụ đường dây đánh bạc có liên quan đến các quan chức tại C50 – Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao (Bộ Công an) cho thấy sự đấu tranh kiên quyết để đưa các hành vi phạm pháp ra ánh sáng, cho thấy rõ cuộc đấu tranh chống tham nhũng không có vùng cấm, không có ngoại lệ.
Tuy nhiên, bà Nga cũng yêu cầu có đánh giá, định lượng cụ thể hơn về vấn đề ngay trong các cơ quan có chức năng chống tham nhũng và tội phạm cũng xảy ra ngay trong nội bộ các cơ quan có chức năng phòng chống tội phạm vì vấn đề này có tác động tới niềm tin của người dân.
Vũ “nhôm” bao thầu Đà Nẵng từ… chục năm trước!
Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa phân tích những đặc điểm của tội phạm bộc lộ thời gian qua
Cùng quan điểm, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) nhận xét, hiện các cơ quan quản lý nhà nước, hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực này có hiện tượng đi chậm, đi sau tội phạm. Nhiều hành vi phạm tội công khai, kéo dài, quy mô lớn, như hiện tượng cát tặc hoành hành, không phải là ăn cắp trong một đêm là xong mà kéo dài ròng rã hàng chục năm, những vụ án liên ngân hàng cũng diễn ra liên tục 5 -7 năm, những dự án có vấn đề đắp chiếu, trùm mền cũng tồn tại cả chục năm có lẻ… Trong khi, chức năng của nhà nước “không phải là chờ án giết người xảy ra rồi đi bắt tội phạm” mà mục tiêu cao nhất phải là phòng ngừa để hành vi phạm tội không xảy ra.
“Những nhân vật như Vũ “nhôm” hay Út “trọc” hoạt động lũng đoạn đã hàng chục năm, dư luận đã đồn đại rất nhiều rồi. Nhiều nhà đầu tư thậm chí còn phản ánh, đến Đà Nẵng không làm gì được vì có “ông đó” bao thầu, chi phối hết rồi mà các cơ quan kiểm soát của nhà nước không làm gì được” – ông Nghĩa dẫn chứng cụ thể.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đặt vấn đề, việc kiểm soát những hoạt động khi lực lượng vũ trang tham gia làm kinh tế như trong vụ Vũ “nhôm”, Út “trọc”… là thế nào đây? Ông Nghĩa phân tích, Vũ “nhôm”, Út “trọc” là những Thượng tá, Đại tá, nếu chưa bị phát giác, không chừng ít năm sau tiếp tục lên tá, lên tướng, thăng tiến khó hãm.
“Vậy những người lãnh đạo trực tiếp của những người này là ai mà để xảy ra như vậy. Cơ chế để chống những bình phong cho các hành vi lợi dụng thế này cần đánh giá sao? Việc làm kinh tế của lực lượng vũ trang như vậy thì mục đích chính là để làm giàu hay là để phục vụ người dân? Thời bình rồi mà không biết họ làm như thế là để làm tình báo hay làm gì vậy? Những câu hỏi này khiến người dân không lý giải được, hết sức băn khoăn” – ông Nghĩa nêu một loạt câu hỏi.
Thêm một lần lên tiếng, Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga bình luận: “Cán bộ lấy vỏ bọc kinh tế để hoạt động nghiệp vụ hay ngược lại, lấy hoạt động nghiệp vụ làm vỏ bọc để hoạt động kinh tế – phiên trả lời chất vấn vừa qua, Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã nêu rõ, đây là những bài học rất đau xót của ngành”.
Video đang HOT
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cũng đề cập hạn chế khác trong công tác tư pháp là khả năng hội nhập, hợp tác quốc tế. Ông phân tích, có nhiều trường hợp người phạm tội vừa thực hiện hành vi vừa chuẩn bị cho đường lui từ nhiều năm trước, từ việc mua nhà cửa ở nước ngoài, tích luỹ tài sản, đưa con cái đi thoát ly, lo giấy tờ để thoát ra ngoài, hưởng cuộc sống nhởn nhơ. Điều này gây nên những bất công rất lớn trong khi các cơ quan bảo vệ pháp luật lại rất vướng về quyền hạn, hoạt động khi truy tìm tội phạm, dấu vết của hoạt động tội phạm ở nước ngoài.
Ông Nghĩa cảnh báo: “Tại sao những khoản tiền, tài sản lớn như vậy lại chuyển đi được. Không cẩn thận thì hiện tượng di tản hợp pháp sẽ còn rộ lên, người ta cứ âm thầm chuẩn bị cho con cái, gia đình thoát đi, ảnh hưởng lớn đến đầu tư nước ngoài cũng như niềm tin của người dân trong nước”.
P.Thảo
Theo Dantri
"Không ít cán bộ kiểm toán, thanh tra 'ngã giá' với đối tượng bị thanh tra"
Góp ý về dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi chiều 31/5, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) nêu thực tế, không ít cán bộ kiểm toán, thanh tra lại đi "ngã giá" với đối tượng thanh tra. "Ra kết luận thanh tra phác thảo rồi đưa cho đối tượng bị thanh tra coi để muốn thêm bớt gì phải có điều kiện"- ông Nghĩa bức xúc.
Trái ngược quan điểm truy thu thuế phần tài sản không giải trình được
Đại biểu Lê Thị Thuỷ (Hải Dương) - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương phân tích, thực tế có thể thấy các nguồn tài sản bất minh thường được hình thành từ việc không công khai minh bạch, từ tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ, tiêu cực trong quá trình thực thi công vụ của công chức, nhất là công chức phụ trách các lĩnh vực làm việc trực tiếp với doanh nghiệp và người dân. Việc cải cách hành chính gần đây có hiệu quả khiến cho thực trạng này giảm hẳn.
"Giờ xuống địa phương sẽ thấy các lãnh đạo làm việc khác hẳn so với trước. Họ cũng tự thấy trách nhiệm của mình đến đâu, phải làm đến đó, còn nếu vượt quá thẩm quyền, trách nhiệm thì có khi nghỉ cũng không yên" - bà Thuỷ nói.
Tuy nhiên, bà Thuỷ cũng xác nhận, dù sao, tình trạng tiêu cực, bất minh cũng vẫn còn. Vậy mà dự thảo luật chưa hướng nhiều đến giải pháp này.
Đại biểu Lê Thị Thuỷ- Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
Bà Thuỷ chỉ rõ, cơ quan kiểm tra, kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ lâu nay đã có nhưng thời gian vừa qua làm chưa hiệu quả, cần phải có sự điều chỉnh. Dự thảo quy định "mở", giao Thanh tra Chính phủ nhiệm vụ kiểm tra tài sản, thu nhập của cán bộ đến cấp Giám đốc Sở và tương đương, liệu có làm nổi không?
"Với lực lượng như hiện nay mà yêu cầu Thanh tra Chính phủ vươn đến tận các Giám đốc sở, tôi nghĩ không thể làm được, đặc biệt vào những thời điểm có bầu bán, bổ nhiệm diễn ra đồng loạt thì người đâu, lực lượng đâu mà làm?" - bà Thuỷ lo lắng.
Từng giữ chức vụ Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, đại biểu Lê Thị Thuỷ lấy ví dụ: Cục Chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ có 40 người mà tính riêng số lượng cán bộ trong khối Chính phủ thuộc thẩm quyền Thủ tướng quyết định đã quá nhiều rồi mà phải làm tới các sở thì khó làm xuể hết việc.
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chia sẻ, thanh, kiểm tra tài sản là việc rất khó, rất nhạy cảm, nếu không cẩn thận, trong quá trình làm để lộ các thông tin, tài liệu sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ không lường được. Trong điều kiện hiện nay do cơ chế chế chưa đồng bộ, chưa kiểm soát được toàn bộ thu nhập, năng lực quản trị còn hạn chế thì áp dụng việc thu thuế hay phạt tiền với phần tài sản không giải trình được là phù hợp. Chỉ khi nào quản trị tốt, truy xuất được nguồn gốc tài sản thì mới xử lý triệt để.
"Ở các nước người ta sử dụng qua tài khoản nên người ta chứng minh được dòng tiền nơi đi, nơi đến, nguồn gốc ra sao nên việc xử lý rất dễ. Còn chúng ta chưa thực hiện được điều này nên việc áp dụng phương án thu thuế hoặc phạt tiền cũng có tác dụng nhất định và vẫn thu được cho nhà nước 45%. Phải thực hiện từng bước thôi chứ không thể làm dứt điểm ngay một lúc được" - bà Thuỷ nói.
Ngược lại, đại biểu Dương Ngọc Hải - Viện trưởng VKSND TPHCM cho rằng ngoài lương, cán bộ, công chức, viên chức còn có những tài sản khác như người khác cho, tiền tiết kiệm, thừa kế,...
"Nếu không giải trình được nguồn gốc tài sản tăng thêm thì cũng không thể nói đây là tài sản tham nhũng. Có thể đây là tài sản vi phạm mà có, như buôn lậu chẳng hạn, nhưng không phải do tham nhũng. Bây giờ xử lý tài sản này, trong khi đó nghĩa vụ chứng minh theo luật hình sự là của nhà nước thì không ổn, ảnh hưởng tới quyền sở hữu tài sản của người khác"- ông Hải phân tích.
Ông Hải đánh giá cả 2 phương án mà Chính phủ đưa ra đều không ổn. "Vì sao lại đánh thuế 45% đối với tài sản không giải trình được nguồn gốc thì không lý giải được. Cho dù đóng thuế 45% thì có phải đã hợp thức hoá 55% còn lại?. Tôi e người tham nhũng thực sự muốn như vậy"- ông Hải nêu quan điểm.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM).
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa nêu thực tế đáng báo động hiện nay là có không ít cán bộ kiểm toán, thanh tra lại trở thành những người tham nhũng.
"Người đi chống tham nhũng lại tham nhũng, chuyện này không phải không có, như vậy là vô hiệu hoá hoạt động chống tham nhũng. Chính những anh kiểm toán, thanh tra này lại đi ngã giá với đối tượng thanh tra. Ra kết luận thanh tra phác thảo rồi đưa cho đối tượng bị thanh tra coi, muốn thêm bớt gì phải "có điều kiện" này kia" -ông Nghĩa bức xúc.
"Cha mẹ, vợ con, anh em nhận quà thì lại không bị làm sao?"
Tại tổ Hà Nội, đại biểu Đào Thanh Hải - Phó giám đốc Công an TP Hà Nội đánh giá việc mở rộng phạm vi phòng, chống tham nhũng ra ngoài khu vực nhà nước để phù hợp, tương thích với các quy định tại Bộ luật Hình sự 2015. Tuy nhiên mở rộng đến đâu phải cân nhắc thận trọng, đảm bảo tính khả thi.
"Rộng thì bao giờ cũng loãng"- ông Hải nói và đề nghị chỉ nên tập trung vào các lĩnh vực, đối tượng dễ phát sinh ra tham nhũng, để từ đó khoanh vùng đối tượng mở rộng cho hợp lý. Có như vậy mới đảm bảo được hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng nhưng cũng đảm bảo hiệu quả hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp.
"Có nhiều ý kiến cho rằng nếu mở rộng đối tượng quá, có nhiều đoàn thanh tra ra, vào cũng sẽ ảnh hưởng sản sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp"- vị đại biểu Hà Nội bày tỏ .
Đại tá Đào Thanh Hải- Phó giám đốc Công an TP Hà Nội (Ảnh: QH).
Về mở rộng đối tượng, phạm vi kê khai tài sản, thu nhập, ông Hải cho rằng nếu mở rộng đối tượng sẽ khó khả thi, mang tính hình thức. "Tất cả cùng kê khai, sau đó cũng không có khả năng để kiểm tra, kiểm soát được. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả, không nên mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập một cách quá rộng như dự thảo. Thay vào đó nên thu hẹp, tập trung vào một nhóm đối tượng giữ vị trí quan trọng ở trung ương và địa phương và các lĩnh vực dễ phát sinh ra tội phạm tham nhũng"- ông Hải đề nghị.
Về quy định tặng quà và nhận quà tặng, đại biểu Nguyễn Hữu Chính- Chánh án TAND TP Hà Nội đề nghị phải có chế tài nhằm ngăn chặn người thân của họ nhận quà.
Theo khoản 1, Điều 22, "cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức không được nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình".
"Vậy nếu người đó không trực tiếp nhận quà tặng, nhưng thông qua người thân thích của mình, như cha, mẹ, vợ, con, anh em ruột thịt để nhận quà thì lại không bị làm sao. Đây là kẽ hở mà trong thực tế đã xảy ra: người có chức vụ, quyền hạn không trực tiếp nhận tiền, nhưng thông qua người thân để nhận tiền. Hay tôi có chức vụ, quyền hạn, tôi không liên quan đến công việc hay phạm vi quản lý, nhưng tôi nhận tiền để tác động, vậy có bị cấm không?"- ông Chính băn khoăn và đề nghị phải bịt kẽ hở này, nếu không sẽ bị lợi dụng.
Bộ trưởng GTVT đề xuất xây dựng kho dữ liệu về tài sản cán bộ
Đại biểu Nguyễn Văn Thể - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đồng tình mở rộng đối tượng cán bộ kê khai tài sản: "Hôm nay anh là một cán bộ bình thường nhưng có thể 5 năm, 10 năm hoặc 20 năm sau lại là cán bộ lãnh đạo. Do đó, theo dõi tài sản cán bộ phải theo dõi ngay từ đầu để sau này có cơ sở xử lý cán bộ nếu cán bộ đó vi phạm"
Với sự phát triển của công nghệ thông tin, toàn bộ các dữ liệu đều có thể lưu trữ một cách dễ dàng. Nếu có được một dữ liệu lớn như vậy thì công tác phòng chống tham nhũng những năm sau này sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
"Khi có một dữ liệu lớn như vậy thì các cơ quan phòng chống tham nhũng có thể căn cứ vào một số đố tượng có tài sản tăng bất thường hoặc có dư luận để tiến hành xem xét lại tài sản của cán bộ đó. Nếu đợi đến lúc bổ nhiệm mới bắt phải kê khai thì rõ ràng sẽ có một khoảng trống rất lớn và như thế thì việc kiểm soát tài sản của một cán bộ rất khó"-ông Thể nói.
T.Kha - P.Thảo - Q.Phong
Theo Dantri
Bị dân kiện, nhiều Chủ tịch tỉnh chây ì thi hành án Đây là kết luận khái quát thể hiện trong dự thảo báo cáo giám sát việc chấp hành pháp luật về tố tụng hành chính trong giải quyết các vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch tỉnh, UBND tỉnh, được UB Tư pháp của Quốc hội đưa ra thảo luận tại phiên họp...